Thiên nhiên mơ màng, huyền bí

Một phần của tài liệu chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 57 - 70)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2.Thiên nhiên mơ màng, huyền bí

Bên cạnh những cảnh sắc tươi vui, thơ mộng của núi rừng trong những tiếng chim ca, suối chảy, trong màu sắc rực rỡ của những đóa hoa rừng, trong sắc trời khi bình minh lên, lúc chiều xuống,… bức tranh thiên nhiên miền sơn cước dưới ngòi bút của Lan Khai còn mang vẻ đẹp của sự mơ màng, huyền bí khi đêm xuống, trăng lên, lúc sương mù bao phủ với những âm thanh huyền

ảo. Bức tranh thiên nhiên huyền bí, mơ màng của núi rừng hiện lên đậm nét trong các Truyện đường rừng như: Con thuồng luồng nhà họ Ma, Con bò dười thủy tề, Khảm khắc, Dưới miệng hùm, Rừng khuya, Suối Đàn, Dấu ngựa trên sương, Người lạ, Người hóa beo, Gò Thần, Mũi tên dẹp loạn…

Đọc Dấu ngựa trên sương của Lan Khai ta sẽ thấy với những người Mèo trên núi cao nói riêng và với những người con của núi rừng nói chung thì

“Đêm tức là giờ cả Sơn lâm thức dậy, rình mò, xạo xục, cắn xé, giết chóc và đực cái để rồi, hôm sau, khi mặt trời mọc, đâu đó lại im thin thít nhu mì và nhiều khi lại xinh đẹp nữa”[31, 528]. Đây chính là vẻ đẹp mơ màng, huyền bí của chốn rừng thiêng khi màn đêm xuống.

Mở đầu Suối Đàn là âm thanh huyền bí của sơn lâm khiến “Tôi nằm im thin thít, cố thở rất khẽ để lắng nghe… cái tiếng đàn không nhất định từ một nơi nào trong cùng thẳm bí mật của đêm rừng cứ thoắt gần thoắt xa, nhiều lúc bẵng hẳn để sau chợt lại phảng phất trong hơi gió.

"Tang á ta…ang tình "…[31, 632].

Nhân vật "tôi" trong tác phẩm chính là Khải bạn học cùng trường Bưởi của Sẩu - một người có gốc gác ở vùng sơn lâm này. Vốn không phải là người vùng này nên âm thanh "Tang á ta…ang tình" vang trong đêm tối kia gợi trong anh rất nhiều cảm xúc, suy nghĩ. Âm thanh ấy có lúc đã khiến anh "rùng mình", "sởn gai ốc", gieo vào lòng anh nhiều cảm giác nặng nề, làm anh nhớ đến "những chuyện ma cà rồng, hùm tinh, phi thống nó lúc nhúc bên trong cái màu xanh tươi nham hiểm của núi rừng"[31, 633]. Và Khải hiểu được rằng mình đã bị tiếng đàn tấn công : "tiếng đàn nó biểu diễn một niềm tâm sự tối tăm kia nhất định tìm một con đường vào hẳn lòng tôi. Tôi bị ép uổng phải chú ý, phải băn khoăn, phải thấu hiểu nữa chưa biết chừng !"[31, 633]. Và quả thực Khải đã phải dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ, tìm hiểu về tiếng đàn ấy mà anh vẫn không sao giải thích nổi. Chỉ đến khi nhờ Sẩu giải

thích anh mới hiểu được cái tiếng tình tang kia "là tiếng nước một con suối đổ chầm chậm xuống lòng khe", là bản tình ca bất tận mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Nhưng bí ẩn này vừa được giải đáp thì bí ẩn khác lại mở ra khi Sẩu nói với Khải rằng : "- Do con suối ấy, thôn này còn có một tục kể cũng ngộ…Hễ cô con gái nào đẹp nhất xóm là phải làm cô then rồi sau mới được lấy chồng"[31, 638]. Và cái tên Ẻn - cô Then hiện thời của thôn Suối Đàn đã gợi trong Khải nhiều suy nghĩ, tò mò khi Sẩu nói : " – Giá anh được nghe con Ẻn nó vừa đàn vừa hát thì anh chắc phải chịu rằng người ta quả đã thu được tất cả những cái gì là xa xôi, lơ lửng, lạnh lẽo và bí mật mà ta nhận thấy ở trong tiếng tình tang như thực như hư nọ"[31, 638]. Cũng từ đây câu chuyện của Sẩu, Khải và cô Then đã dẫn dắt người đọc bước vào một thế giới sơn lâm đầy mơ màng, huyền bí với những điều bí ẩn không sao giải thích nổi. Vẻ đẹp của Ẻn cùng với tiếng đàn, tiếng hát của cô và tiếng suối tang tình kia đã tạo nên một thế giới sơn lâm vừa đẹp, vừa huyền bí với biết bao nhiêu bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng chính là điều hấp dẫn người đọc khi bước vào thế giới sơn lâm.

Vẻ huyền bí của rừng xanh trong Suối Đàn không chỉ hấp dẫn người đọc ở tiếng suối tang tình vang lên trong đêm tối, trong giọng hát, tiếng đàn, vẻ đẹp của cô Then mà còn trong cả cảnh rừng khuya khi "Gió đã tạnh hẳn. Từng dải

mù trắng giăng nối nhau trên nền trời lam biếc. Mặt trăng rụt rè hiện bên kia một chòm cây croỏng và ở tít chân mây xa, dịu lên một thứ ánh bạc lờ mờ làm cho cái khối rừng âm u càng thêm bí hiểm. Một con chó đâu đây sủa gióng một ; rồi nhiều con khác đua nhau lên tiếng. Ngoài ra, tịnh không chút vang bóng nào khác nữa của cái xóm nhỏ mơ màng"[31, 642]. Cái vẻ đẹp huyền bí của rừng xanh càng thêm phần mơ màng khi màn đêm buông xuống. Và đây là một cảnh đẹp khác của thôn Suối Đàn khi trăng lên : "Lớp sương tỏa lan trên mặt ruộng trở nên mờ mờ như bụi phấn. Dòng suối biến thành một dòng

thủy ngân, chạy lấp loáng qua khe lá lau sậy, vừa đi vừa rì rầm ca khúc ca bằng phẳng và tối nghĩa của nó"[31, 670]. Trong khung cảnh mơ màng, tịch mịch không một tiếng động ấy bỗng vang lên những tiếng suối tình tang thật gợi cho người ta những tưởng tượng mơ hồ, những bâng khuâng não nùng. Bằng nghệ thuật so sánh giàu hình ảnh, bức tranh thiên nhiên miền sơn cước với vẻ mơ màng, huyền ảo hiện ra trước mắt người đọc đầy sống động với đầy đủ màu sắc, đường nét. Đây chính là một cách nhìn, một cách thể hiện đậm chất hội họa của Lan Khai trong những trang Truyện đường rừng.

Trong truyện ngắn Đôi con vịt, Lan Khai đặc biệt miêu tả vẻ đẹp mơ

màng, huyền bí của mặt trăng, dòng sông trong một đêm rằm tháng tám :

"Đêm rằm tháng tám.

Qua những đám mây xốp trắng, mặt trăng tròn vành vạnh như một cái đĩa ngọc dạ quang treo lơ lửng giữa vòm trời xám nhạt. Ánh sáng trong và mát dịu soi xuống mặt sông chảy như một dòng thiếc lỏng, in lên mặt đường trắng lốp và những mái nhà tranh âm thầm. Chân trời sáng trưng lên. Những chòm cây lẻ loi đằng xa thu bóng đứng cù rù"[32, 553]. Và khi đêm đã về khuya, lúc mà Hằng Nga đã trở về với cung Quảng thì "Ánh trăng thiêm thiếp ngủ

trên cái lặng lẽ đêm sâu"[32, 555], toàn cảnh núi rừng lúc này mang một vẻ đẹp bình yên, nên thơ.

Nếu trong Đôi con vịt ánh trăng soi xuống mặt sông làm cho dòng sông đẹp như một dòng thiếc đang chảy khiến cảnh vật thêm lung linh, huyền ảo thì trong Khảm khắc vào một đêm thu lạnh "ánh trăng khuya pha cùng sương

trắng" lại "nhuộm sự vật một vẻ mơ màng như cảnh mộng"[32, 569]. Thêm vào không gian mơ màng, huyền ảo đó của núi rừng trong đêm thu lạnh là tiếng chim khảm khắc véo von : "tiếng nhẹ như đường tơ, tiếng gắt như dòng suối, một bản đàn bi thảm giữa cảnh vô cùng tận dáng hòa nhịp với đêm trường”[32, 572]. Cách so sánh, ví von độc đáo này của Lan Khai về tiếng

chim khảm khắc trong đêm như gợi trong ta một trường liên tưởng âm thanh mới lạ.

Vẫn là ánh trăng khuya giữa rừng nhưng Dưới miệng hùm thì ánh trăng ấy không chỉ mang vẻ huyền bí, mơ màng mà còn là sự hãi hùng khi "Mặt trăng đã mọc khá cao, ẩn hiện sau lớp mây đen loang loáng. Cảnh vật khi mờ khi tỏ, bí mật hãi hùng"[32, 574]. Cùng với đó là những âm thanh huyền ảo của "tiếng suối đổ sườn non, tiếng thông reo kẽ đá, tiếng gió thở dài trên ngọn cây, tiếng hoẵng âm thầm trong quãng tối, trăm nghìn thanh âm gở lạ cùng xôn xao và cùng hòa hợp thành cái lặng lẽ ghê gớm của đêm rừng"[32, 574]. Trong cái lặng lẽ, tịch mịch của bóng đêm, khi mà cảnh vật đang lặng yên thì "Một tiếng nổ tan cái tịch mịch đêm trường" làm "ánh trăng như rùng mình trên ngọn cỏ…"[32, 575]. Dường như tất cả những chuyển động tinh tế của thiên nhiên đều được tâm hồn nhạy cảm của người nghệ sĩ nắm bắt và truyền lại cho người đọc qua những từ ngữ giàu hình ảnh. Phải yêu và gắn bó với thiên nhiên, cây cỏ miền sơn cước đến nhường nào Lan Khai mới có thể nghe được cái "lặng lẽ" của đêm rừng, cảm nhận được cái "rùng mình" của ánh trăng trong đêm khuya. Gán cho cảnh vật những tính từ miêu tả trạng thái cảm xúc của con người, Lan Khai đã làm cho bức tranh thiên nhiên của mình thêm phần gợi cảm và có hồn hơn.

Đến với Người lạngười đọc như được bước vào thế giới của những câu chuyện Liêu Trai. Dưới lời kể của ông Hội Cảnh trong không khí "Bên ngoài sương vẫn gieo nặng trên mặt đất, gió vẫn rền rĩ đầu cành cây"[31, 540] thì "Tôi bỗng thấy sởn thịt, tâm hồn giá ngắt lại…Thì ra, tự ngoài đêm tối, mấy tiếng cú kêu thảm đạm làm tôi hãi hùng…"[32, 540]. Và trong cái không khí

huyền bí ấy, câu chuyện của ông Hội Cảnh về "người lạ" bắt đầu mở ra. Vào một buổi trưa hè nên thơ khi "cảnh vật ngủ li bì dưới ánh nắng" và "suối đổ mơ hồ điểm thêm một đôi tiếng cúc cu của con chim cu gáy ẩn hình nào

đó"[32, 540], ông Hội Cảnh ngồi một mình thơ thẩn trên chòi canh thì bỗng ông cảm thấy "sau lưng thoáng có hơi lạnh, rồi chân lông trong mình sởn

lên… Tôi ngồi bật dậy… Bên mình tôi, một cô gái lạ mặt đang chăm chú nhìn tôi, miệng cười chúm chím"[32, 541]. Sự xuất hiện của cô gái lạ cùng với vẻ đẹp "dị thường", hai hàm răng "nhọn hoắt như răng mèo", tiếng nói "líu ríu như tiếng chim", "đi lửng lơ ở không trung, như người đi lên một cái thang vô hình"[32, 542] làm không gian xung quanh thêm huyền bí, ma quái còn ông Hội Cảnh thì cảm thấy "run bắn người lên. Hai hàm răng tôi đánh vào nhau chan chát. Những giọt mồ hôi chán lạnh như băng"[32, 542] bởi người ông nhìn thấy đích thị là ma chứ không phải là cái gì khác. Mọi vật giữa núi rừng lúc này dường như đều chìm đắm trong sự huyền bí hãi hùng, trong cái tịch mịch của đêm đông và trong cái dị thường ma quái của người lạ. Có lẽ chốn sơn lâm với những câu chuyện huyền bí về những điều không thể giải thích đã trở thành vẻ đẹp, sự lôi cuốn với những ai ưa mạo hiểm và thích khám phá. Bước vào thế giới của Tiền mất lực người đọc lại có một cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái trước vẻ đẹp mơ màng, nên thơ của cảnh núi rừng khác hẳn với cái cảm giác hồi hộp, lo sợ khi đọc "Người lạ". Trong cảm nhận của Tsi Tô Đay vẻ đẹp của núi rừng bên một sườn đồi hẻo lánh đẹp mơ màng như trong cõi mộng :“Trên cành cây con họa mi cất tiếng hót vang.

Tsi Tô Đay lắng tai nghe, mắt nhìn vẩn vơ những màu hoa sắc lá thắm tươi. (…)

Bông hoa phô nhị giữa rừng Thấy hoa mà chẳng thấy đường tìm hoa

Một bầu xuân khí bao la

Cũng có khi trong vẻ đẹp của “ánh trăng khuya pha cùng sương trắng”[32, 569] lại nhuộm sự vật một vẻ đẹp mơ màng, huyền bí như “cảnh mộng”.

Trong Truyện đường rừng của Lan Khai, dường như ở khoảng thời gian nào thì núi rừng cũng bao phủ một vẻ đẹp của sự mơ màng, huyền ảo và chứa đầy bí mật. Khi ánh sáng của bình minh đang lấn dần đêm tối, lúc mà “Sương mù hơi ngớt, nhưng mặt trời vẫn chưa được rõ ràng”[31, 612] thì cả núi rừng như “chìm đắm trong sự mập mờ ẩm lạnh…”[31, 612]. Lúc giông tố cả khu rừng chìm đắm trong bóng tối với những âm thanh hãi hùng: “mây đen

tỏa khắp trời che khuất các vì sao, cỏ cây vật vã. Bóng tối dựng đứng lên, một tiếng gầm gừ trên cao tung xuống, chớp như lưỡi gươm rạch ngang trời. Sét nổ khúc đê trên không vỡ nước đổ xuống ầm ầm”[31, 715].

Khác với vẻ hung dữ, hãi hùng khi giông tố kéo đến thì lúc chiều xuống núi rừng lại khoác lên mình một vẻ đẹp bình yên, mơ màng. Bước vào thế giới của Suối Đàn, ta sẽ cảm nhận rõ hơn cái vẻ đẹp mơ màng, huyền bí này của sơn lâm khi chiều xuống. Dưới cảm nhận của một tâm hồn đang yêu như Khải thì buổi chiều thu đang xuống chầm chậm thật gợi cảm với những gam màu mà không một thứ phẩm họa nào có thể vẽ được: “Từ góc trời phía tây, qua những rèm mây vàng hoặc da cam, ánh nắng vàng còn để vương lại trên sự vật những màu rất mong manh, những màu phấn kim nhũ pha màu tím mỗi lúc một phai, một tắt dần. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên cao, hơi thoảng gió làm cho những ngọn dừa rung động rì rào tựa hồ kể lể cùng nhau những niềm tưởng nhớ xa xôi.

Bên kia những cánh rừng thấp nhòa bụi phấn sương, một vài chỏm núi in hình trên nền mây rực rỡ, như những bóng tương tư thiên vạn cổ.

Khắp mặt đồng phủ kín lớp hơi lam trong đó nổi lập lờ những mùi hương không tên những mùi hương gợi nhớ nhiều nỗi u hoài vơ vẩn”[31, 653].

Bức tranh buổi chiều thu trong thôn Suối Đàn giống như một bức họa phẩm với những gam màu mong manh, huyền ảo dưới lớp sương bảng lảng cùng những mùi hương gợi trong lòng người những cảm xúc mơ hồ, khó tả trước vẻ đẹp mơ màng của cảnh sơn lâm.

Vẻ đẹp mơ màng của cảnh rừng nơi Suối Đàn còn là khi cảnh vật “chìm đắm trong cái màu vàng úa của hoàng hôn.

Gió đã im hơi trước đêm đương từ từ tiến lại. Mấy gian nhà trống của Sẩu trở nên lạnh lùng, tư lự…

Đồi ruộng rừng cây đầy những tịch mịch và phảng phất một cái buồn mơ hồ. Những chỏm rừng xa càng lên đường chân mây đỏ những mảng ren màu úa thẫm”[31, 663]. Trước cái cảnh mơ hồ buồn này, Khải mang trong mình một mối tương tư sâu lắng. Anh tha thiết muốn gặp lại Ẻn bởi “trong cái thơ mộng của thời cảnh” anh đã nhận ra nàng không thể thiếu cho cuộc đời

anh được nữa và lòng anh bồi hồi “rung mạnh theo tiếng hót của một con họa mi ẩn mình đâu đó”[31, 663]. Cái cảnh sắc thiên nhiên mơ màng, nên thơ ấy thật dễ gợi trong lòng người những rung động, thổn thức và khát khao yêu thương. Cũng có khi chiều xuống là lúc “sắc trời vàng rực tuy ánh sáng đã phai tàn. Không khí đã đầm đìa hơi lạnh, sương chiều rắc lên cảnh vật một lớp bụi mờ”[31, 498]. Đây cũng là dấu hiệu báo một ngày sinh hoạt của con người và chim thú chuẩn bị ngưng lại nhường chỗ cho bóng đêm: “Cuộc sinh hoạt của hàng ngày của người ta và của chim thú như dòng nước từ từ chảy vào chỗ đọng. Những tiếng mõ trâu rung, tiếng cháy loóng gạo, tiếng gà vịt lên chuồng, tiếng chim hôm về tổ, hết thảy đều hòa tan trong cái hiu quạnh chiều hôm”[31, 498]. Dường như trước cái thời khắc của ngày tàn, vạn vật

đều nhanh chóng kết thúc công việc thường ngày của mình để nhường chỗ cho bóng đêm và cho những điều bí ẩn của sơn lâm.

Nếu chiều xuống bao phủ chốn sơn lâm một một vẻ đẹp mơ màng, bình yên thì khi màn đêm buông xuống núi rừng lại trở nên huyền bí chứa đầy bí mật nhưng cũng rất nên thơ với những “tiếng tắc kè kêu ba tiếng đều đặn như giọt nước lạnh giỏ thánh thót trong lòng hang sâu. Trời cao thăm thẳm…rừng nổi từng đám đen bí mật như đang thầm tính chuyện gì… từ đó vẳng ra tiếng suối đổ mơ hồ”[31, 640]. Những tiếng cuốc kêu, suối đổ trong đêm tối như càng gợi cái vẻ hoang vắng, huyền bí của của núi rừng trong đêm tối. Không khí phải yên lặng đến dường nào người ta mới có thể cảm nhận

Một phần của tài liệu chất thơ trong truyện đường rừng của lan khai (Trang 57 - 70)