Tổng quan về trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 33 - 35)

Khi đi vào tìm hiếu thơ Tố Hữu, chúng tôi thấy gió không phải là trường nghĩa duy nhất đóng vai trò quan trọng trong các sáng tác chặng đường 1937 - 1992. Bên cạnh trường nghĩa này, còn có các trường nghĩa cơ bản hết sức đặc sắc như: xuân, lửa, hoa, nắng, xuân... Trong mối tương quan với các trường

nghĩa ấy, giỏ vẫn khẳng định được sự độc đáo, lớn mạnh của mình.

Khảo sát trường nghĩa giỏ trong giới hạn, chúng tôi tìm được kho ngữ liệu

tương đối phong phú, đa dạng. Các ngữ liệu này đều trích từ cuốn Thơ Tố Hữu,

Nhà xuất bản Hội nhà văn, năm 2008 và đã trình bày trong hệ thống ở phần Phụ lục. Cách thức tiến hành sắp xếp, phân lập chúng tương tự như cách sắp xếp,

phân lập các từ ngữ ở chương 1. Đe thuận tiện cho việc thống kê, thứ tự các dòng thơ được chúng tôi trình bày lần lượt theo bài. Những dòng có chứa bao nhiêu từ ngữ thuộc trường nghĩa giỏ thì tính là bấy nhiêu đơn vị.

Hoàn thành thao tác khảo sát, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Tổng số dòng thơ khảo sát được là 269 đơn vị (đv) (100%). Trong đó, 74 đv (27,51%) chứa các từ ngữ là biến thể của gió, bao gồm: 11 đv (4,09%) chứa các BTTV của giỏ; 14 đv (5.2%) chứa các BTKH của gió; 49 đv (18,22%) chứa

các BTQH của giỏ.

195 đv (72,5%) chứa các từ ngữ thuộc trường biểu vật của gió được chia thành 5 tiểu trường nhỏ: 23 đv (8,8%) chứa các từ ngữ chỉ dạng thức tồn tại của

gió; 73 đv (27,4%) chứa các từ ngữ chỉ hoạt động của giỏ và tác động, tác hại của gió; 64 đv (23,7%) chứa các từ ngữ chỉ tính chất, trạng thái, âm thanh của

giỏ; 10 đv (3,72%) chứa các từ ngữ chi' hoạt động tạo gió và chống lại tác động, tác hại của gió; 25 đv (9,29%) chứa các từ ngữ chỉ đồ dùng tạo ra giỏ, chống lại tác động của gió và hoạt động dưới tác dụng của gió.

Bước đầu nhìn nhận về mặt ngữ nghĩa, chúng tôi thấy phần lớn các từ ngữ

thuộc trường nghĩa gió trong các đơn vị đã tìm đều được bổ sung nét nghĩa hoặc

dùng theo nghĩa chuyển, dùng để liên tưởng. Sự bổ sung, chuyển nghĩa ấy bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm thẩm mĩ ở người nghệ sĩ. Nó đánh dấu bước phát triển của trường về bình diện ý nghĩa khi đi vào ngữ cảnh sử dụng.

Đáng lưu ý là trong 269 dòng thơ đã thống kê có tới 189 lần xuất hiện từ

gió. Ý nghĩa sử dụng của gió trong mỗi lần xuất hiện rất đa dạng, có khi là nghĩa chính, có khi là nghĩa chuyển, khi lại truyền tải nghĩa liên tưởng. Xuất phát từ tính đa dạng về ngữ nghĩa ấy mà giỏ là đơn vị trung tâm thể hiện hiệu quả sử dụng của trường trong hoạt động giao tiếp. Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng của

trường nghĩa gió không chỉ được thể hiện trực tiếp trong những câu chứa từ gió

mà còn thể hiện gián tiếp qua những câu có các biến thể từ vựng của gió hoặc có

từ ngữ chỉ dạng thức, hoạt động, tính chất, trạng thái... của gió. Việc nhận định, đánh giá chung về hiệu quả sử dụng của trường nghĩa này do đó sẽ được tổng họp trên những câu thơ chứa từ gió tức là trực tiếp nói về gió và những câu thơ gián tiếp thể hiện gió hay không chứa từ gió. Đặc biệt hơn, xem xét sơ bộ về trường nghĩa giỏ, chúng tôi nhận ra nó có sự vận động không ngừng dưới tác động của hoàn cảnh lịch sử. Sự vận động ấy nằm trong xu hướng chung của thơ ca Tố Hữu là bám sát những chuyển biến của lịch sử cách mạng.

Trong hệ thống ngữ liệu đã tìm được, ngoài những đơn vị điển hình còn có những đon vị kém điển hình. Đe việc phân tích phù họp với khuôn khổ đề tài và đảm bảo tính thống nhất, chúng tôi chỉ xét những trường họp điển hình, mang nhiều đặc điểm chung, những trường hợp kém điển hình dù đã được thống kê hay chưa sẽ được đề cập ở phạm vi khác.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 33 - 35)