Bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau khi Bác mất. Ngay từ nhan đề, nó đã thể hiện sự hồi tưởng về cuộc đời và tâm nguyện hành động theo lý tưởng của vị lãnh tụ vĩ đại. Xuyên suốt 175 dòng thơ là hình ảnh Bác giản dị trong cuộc sống riêng, kiên trì, nhẫn lại, nhiệt huyết với sự nghiệp chung. Mười sáu lần xuất hiện của các từ ngữ thuộc trường nghĩa giỏ góp phần không nhỏ bồi đắp hình tượng người anh hùng giải phóng dân tộc và thể hiện chủ đề tác phẩm.
Để tái hiện cuộc đời Bác, Tố Hữu lần lượt tìm về các chặng đường mà Người đã đi qua. Khởi đầu là những gian nan khi tìm đường cứu nước, tiếp đến là sự kiên trì, bền bỉ trong lãnh đạo cách mạng. Suốt hành trình ấy, hình ảnh Bác không chỉ gắn liền với chiến trận, với biên cương mà còn rất đỗi thân thương, bình dị. Các từ ngữ thuộc trường nghĩa gió có mặt trong hầu hết các khía cạnh này. Xin dẫn ra một vài chi tiết tiêu biểu sau:
Đầu tiên, gió góp phần khắc họa những gian nan, vất vả của Bác khi ra đi tìm đường cứu nước:
Cuộc đời sóng 2ỈÓ. Trong than bụi Tay đốt lò, lau chảo, thải rau.
Sóng gió đây không đơn thuần là nguy khốn rình rập chốn biển khơi, là nỗi nhọc nhằn trong công việc phụ bếp mà còn là những khó khăn chờ đợi người trai trẻ đã nếm trải và ý thức sâu sắc về nỗi đau mất nước. Những khó khăn ấy mới chỉ bắt đầu bởi để cứu một cá nhân đã khó, cứu một dân tộc, cứu bao nhiêu thế hệ thì khó biết nhường nào. Khó khăn, gian khổ càng lớn, hình tượng Bác càng kỳ vĩ. Lịch sử chưa khi nào nói hết sự kỳ vĩ của Hồ Chí Minh, chúng tôi sẽ tiếp tục viết về điều đó với hình ảnh Người như một nhà thủy thủ tài ba chèo lái
con thuyền cách mạng vượt phong ba bão táp cập bến bờ tự do:
Nghe phonz ba gào thét đả ghềnh Vững tay lái. Ôi người thủy thủ Đã từng quen bốn biến lênh đênh.
Người trông gió, bỏ buồm chọn lúc Nước cờ hay, xoay vạn kiêu binh.
Ở đây gió vẫn khắc họa những hiểm nguy trên con đường cách mạng. Những hiểm nguy ấy tồn tại với vai trò khách thể nhưng không thoát khỏi tầm nhìn xa trông rộng của vị tổng chỉ huy tinh anh. Phong ba bão táp dữ tợn thật
đấy nhưng Bác vẫn nghe được, gió siêu hình nhưng Người luôn nhìn thấu. Hiệu
quả sử dụng của gió đến đây không phải chỉ là thể hiện khó khăn, gian khổ, thể hiện tinh thần thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước, không chịu làm nô ỉệ
mà còn khẳng định tầm trí tuệ sáng ngời, khả năng lãnh đạo thiên tài của Bác. Thật khó để kết luận về sự phi thường của phẩm chất Hồ Chí Minh. Neu như nhà thơ Viễn Phương từng ngợi ca phẩm chất ấy như mặt trời soi chiếu cả non sông: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lãng - Thấy một mặt trời trong lăng rất đ ỏ ” (Viếng lăng Bác) thì Tố Hữu cảm nhận nó như ngọn gió mang đến sự hồi sinh cho vạn vật:
Bác đi... đâu cũng nghe chân bước Như gió xuân về, đất nở hoa.
Giỏ trong tương quan với vẻ đẹp của người anh hùng không đơn thuần là ngọn gió mùa xuân ấm áp mà còn là tín hiệu của nhựa sống, của sự sinh sôi. Ngọn gió tươi mới ấy đã đánh thức cả dân tộc đang dần ngủ quên trong kiếp nô lệ tù đày. Công lao to lớn của Bác giống như ông Bụt, như đức cứu khổ làm sống lại khu vườn thuộc địa bị dẫm đạp, tàn phá lâu ngày và bắt đầu hoang phế,
tàn lụi. Giỏ ở đây xuất hiện thanh thoát, nhẹ nhàng vừa tôn vinh cống hiến vĩ đại vừa thể hiện vẻ đẹp giản dị, khiêm nhường của người cộng sản. Ngay cả khi người cộng sản ấy không còn, những vẻ đẹp và cống hiến kia vẫn hòa quyện trong điệu hồn dân tộc:
Ngọn đèn kia thức bên ai đó Mà da hương còn phảng phắt bay.
Gió là một hiện tượng thiên nhiên, với tính chất hoạt động không ngừng, nó thường xuất hiện dưới ngòi bút của các nghệ sĩ với ý nghĩa chỉ sự đổi thay, luân chuyển, với tầng biểu hiện cho khát vọng bay cao, bay xa. Trong thơ Tố Hữu, gió vẫn thổi, vẫn cuốn, vẫn không ngừng bay nhưng chính giữa các hoạt động ấy nó còn lưu giữ những điều thiêng liêng, bất diệt. Một trong những điều thiêng liêng, bất diệt ấy là phẩm chất cao quý của Hồ Chủ tịch kính yêu. Câu thơ không xuất hiện từ gió nhưng làm cho bạn đọc cảm nhận được một cái gì man mác, thanh thoát.
Thật khó có thể nói hết về hiệu quả sử dụng của trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu. Qua việc phân tích hai tác phẩm điển hình trên đây, chúng tôi muốn nhấn mạnh vào sự phát triển về bình diện nội dung của trường nghĩa khi đi vào tác phẩm văn chương và khẳng định tài năng của nhà thơ đã khai thác triệt để sức mạnh truyền tải của các từ ngữ thuộc trường nghĩa gió vào nội dung, tư tưởng nhũng đứa con tinh thần của mình.