Những câu thơ gián tiếp thểhiện gió

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 45 - 48)

Tuy những dòng chứa biến thể từ vựng của gió nêu trên không chứa từ

gió nhưng vẫn trực tiếp thể hiện gió. Những câu thơ gián tiếp thể hiện gió chúng tôi muốn tìm hiểu sau đây là những câu không cần trực tiếp nói về gió nhưng vẫn làm xuất hiện gió. Đấy cũng là hiệu quả đầu tiên, trước nhất của trường hợp nhỏ này mà ta cần ghi nhận.

Trong phạm vi khảo sát đã hoạch định, những câu thơ gián tiếp thể hiện

gió được Tố Hữu xây dựng khá nhiều, trên diện rộng, nằm rải rác ở các tiểu loại khác nhau. Nói về dạng thức tồn tại của giỏ, có thể kể đến: Rét Bắc cực thổi từng cơn qua mặt hồ băng giả/ Một làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình/ Chập chờn nang ửng từng cơn rét. v ề hoạt động của giỏ, có thế liệt kê: Thối phồng lên. Tim bông hỏa mặt trời/ Cuốn hồn ta như tỉnh như say/ Lả ngụy trang reo cuốn bụi hồng, v ề tác động, tác hại của giỏ, có thể viện dẫn: Lìa cành ỉả bay bay/ Ngọn cờ uê oải vật vờ lay/ Cuốn tung lên, cờ đỏ máu thơm tươi. Tính chất,

trạng thái của gió có thế thấy qua: Thoảng bay lên hương mạ dưới đồng xa / Thối

hiu hiu vào những chấn song dày... Những câu thơ này không chỉ biểu hiện giỏ,

thể hiện các đặc điểm về dạng thức, hoạt động, tính chất, trạng thái... của giỏ mà còn diễn tả gió ở các cung bậc phong phú, đa dạng. Có cái gió man mác mang theo hương vị của tình người:

Trưa nam đưa võng thoảng sang

Môt làn hương mỏng, mênh mang nghĩa tình. (Nước non ngàn dặm - 1973)

Có cơn giỏ dữ dội, ào ào chứa đầy nhiệt huyết đấu tranh:

Hỡi người trai Việt Nam yêu nước Thối bùng lên ngọn lửa anh hùng.

Giỏ ấy có khi chính bản thân từ giỏ và các biến thể sử dụng của nó cũng

không thể hiện được tinh tế như những từ ngữ thuộc trường nghĩa gió.

Tìm hiểu về sự gián tiếp thể hiện giỏ, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những câu thơ nói về tác động, tác hại của giỏ mà tâm điểm là từ bay. Trong phạm vi khảo sát, bay là từ có tần số xuất hiện cao. Xuất hiện bay, trước hết là biểu hiện về sự tồn tại, hiện hữu của giỏ gắn liền với chuyển động của nhiều đối tượng bị tác động khác nhau. Đó có khi là chiếc lá, có khi là cánh hoa, khi là làn hương thoang thoảng, lúc là tiếng hát, là vần thơ... Đáng chú ý nhất trong các đối tượng ấy là hình ảnh lá cờ. Là con người khao khát tự do, sẵn sàng cống hiến hết mình cho nền tự do của Tổ Quốc, hình ảnh lá cờ như là “nỗi ám ảnh” trong thơ Tố Hữu. Có lẽ bởi vậy nên ngọn cờ trong thơ nhà cách mạng bao giờ cũng ở trong tư thế bay cao, bay xa dù dưới bầu trời hòa bình hay trong mưa bom bão đạn:

Giết giết quân xâm ỉuựcỉ Mau xung phong! Xung phong!

Cờ bay lên cứu nước Máu giặc phải thành sông!

(Giết giặc - 1945)

Mặc dù không trực tiếp xuất hiện nhưng hình ảnh cờ bay phấp phới cho thấy giỏ là phương tiện để nhà thơ truyền tải niềm tin tưởng, gửi gắm sự hân hoan, tự hào vào tương lai dân tộc. Đây là luồng gió mới mang hơi thở thời đại:

Cờ tư do bay rợp chiến đài Bốn phương cờ đỏ rực tương lai

(Dậy lên thanh niên -1940)

Nhưng không phải chỉ khi gắn liền với hình ảnh ngọn cờ, giỏ mới gián tiếp xuất hiện để thể hiện ý nghĩa ấy. Trong Quê mẹ, đã сỎTiếng hát ta bay lộng

giữa trời; trong Ba mươi năm đời ta có Đảng cũng từng Đã nghe hồn thời đại bay cao. Ây chính là tư thế cất cánh đầy tự hào của điệu hồn dân tộc nói chung, của tư tưởng tác giả nói riêng. Gió trong hai trường hợp này không phải là trạng thái hữu hình có thể quan sát bằng mắt thường của vật thể mà là sự cất cánh của tinh thần vô hình, vô ảnh.

Tựu trung lại, dù trục tiếp hay gián tiếp xuất hiện thì gió vẫn truyền tải được ý nghĩa dồi dào, sâu sắc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 45 - 48)