Từ gió được sử dụng theo nghĩa chuyển

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 37 - 39)

Khi tìm hiểu ý nghĩa của từ gió, chúng tôi đã chỉ ra nghĩa chuyển trên bình diện từ vựng và nghĩa chuyển trên bình diện tu từ. Thực tế trong các sáng tác của Tố Hữu suốt chặng đường 1937 -1992 không sử dụng từ gió với nghĩa

chuyển trên bình diện từ vựng mà chỉ sử dụng trên bình diện tu từ. Đó là khi tác giả viết:

Cô gái thân thờ vê ảo mỏng

Nghiêng nghiêng vành nón đợi chờ ai Ven bờ sông phang con đò mộng Lả lướt đi về trong giỏ mai.

(Dửng dưng -1938)

Hay:

Đã nghe nước chảy lên non Đã nghe đất chuyến thành con sông dài Đã nghe gió ngày mai thối lại

Đã nghe hồn thời đại bay cao.

(Ba mươi năm đời ta có Đảng)

Từ giỏ ở cả hai bài thơ đều được dùng với ý nghĩa chỉ sự đổi thay nhưng ứng với những hoàn cảnh khác nhau, thuộc về những chủ thể trữ tình với tâm thế không giống nhau nên hiệu quả sử dụng của chúng không hoàn toàn trùng khít nhau. Gió mai trong Dửng dưng là ngọn gió của ước vọng cá nhân, nó nhỏ bé, yếu ớt hơn cơn cuồng phong, có ý nghĩa xoay chuyển thời đại sau Ba mươi năm đời ta có Đảng. Gió mai trong Dửng dưng là ngọn gió mong chờ, nó hẹp hon giỏ mai trong Ba mươi năm đời ta có Đảng ở sự tin tưởng và niềm tự hào. Sự khác biệt ấy xuất phát từ vị thế nhìn nhận giữa con người cá nhân và con người lịch sử cách mạng. Nó đã hiện thực hóa sự tác động của tư tưởng thời đại đối với việc sử dụng ngôn ngữ hay cụ thể hơn là vai trò của ngữ cảnh đối với

Nghĩa chuyển tu từ chỉ sự đổi thay còn đem lại hiệu quả sâu sắc khi nhà

thơ dùng gió để diễn tả sức mạnh bão táp của cách mạng:

Em, con gảỉ tỉnh Thanh, mười bảy Giữa kinh thành lộng lây vàng son Bông nói gió mùa thu cách mang Nhẹ nhàng nâng đôi cánh chim non

Vút bay lên đôi cảnh tâm hồn.

(Anh cùng em - 1992)

Nói về nghĩa chuyển trên bình diện tu từ của gió, rất nhiều tác giả đề cập đến nét nghĩa chỉ sự nguy hiểm hay sự lả lướt, hời hợt nhưng có lẽ do Tố Hữu là nhà thơ - chiến sĩ, là con người của lý tưởng cộng sản nên ông chỉ đề cập đến

gió với ý nghĩa chỉ sự đổi thay. Gió trong thơ người lính này là luồng gió của sự vùng lên giải phóng, là sự thay da đổi thịt nhanh chóng trên mọi mặt của đất nước.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 37 - 39)