Những câu thơ chứa từ ngữ là biến thể từ vựng của gió

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 42 - 45)

Qua thống kê sơ bộ, chúng tôi chọn được 11 dòng thơ tiêu biểu chứa từ ngữ là biến thể từ vựng của gió. Nhìn vào 11 dòng thơ này, ta sẽ thấy xuất hiện hầu hết các biến thể từ vựng của gió và các cách kết hợp thường gặp của chúng trong hệ thống từ vựng đã trình bày ở chương 1.

Xét về mặt cấp độ, trong 6 biến thể dẫn ra ở chương 1, không có biến thể nào đồng cấp với gió vì vậy thơ Tố Hữu chỉ đề cập đến gió ở cấp độ nhẹ (không

khỉ) hoặc mạnh (dông, tố, bão...). Với 245 bài thơ đã khảo sát, chỉ có hai lần nhà thơ viết về gió ở cấp độ nhẹ. Đó là:

Như hang đá, chiều hôm dày khỉ núi Đọng sương mờ trên đôi mắt chứa chan.

(Châu Ro - 1940)

Và:

Đơn giản vậy, com ăn áo mặc Của ta nay, nặng biết bao tình Cả không khỉ, trời xanh miền Bắc Cũng trong như lòng Bác thương mình ỉ

(Theo chân Bác - 1970)

Giỏ ở đây xuất hiện tương đối mờ nhạt. Sự mờ nhạt ấy không bởi tính gián tiếp, bởi cấp độ cực tiểu mà do tác động từ hoàn cảnh. Châu Ro viết về tâm trạng của anh chiến sĩ giải phóng khi phải xa rừng quê núi cũ lên đường kháng chiến. Trong mạch hồi tưởng của anh, ngoài những hình ảnh thân thương như hang đá, cái rẫy nhiều khoai, nhiều bắp, con bò to rồi mấy con heo... còn có các

yếu tố vô hình. Khỉ núi là một yếu tố như thế. Nó không đơn thuần là không khí

núi rừng mà bao hàm tất cả những yếu tố làm nên sự trong trẻo, chất phác trong cuộc sống của đồng bảo dân tộc. Giỏ gắn liền với quê hương xứ sở, gió giúp ta nhớ, thúc giục ta trở về với bản quán còn gì khác ngoài ngọn giỏ thanh thoát, trong lành thổi từ nơi chôn rau cắt rốn.

Thực tế, trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta gặp rất nhiều cách diễn đạt sử dụng từ không khỉ bao hàm ý nghĩa của không gian: không khỉ căng thằng, không khí rôm rả, không khí vui vẻ... Bản thân từ không khỉ là thuần túy chỉ ngoại cảnh nhưng trong những trường hợp chuyển nghĩa nó không chỉ nói về

con người mà còn phần nào thể hiện cảm xúc, tâm trạng, thậm chí cả mối quan hệ qua lại giữa người với người. Trong Theo chân Bác, không khí được sử dụng với nghĩa chuyển ấy. Không khỉ đi đôi với trời xanh nhưng không đơn thuần là khí trời, không thuộc về thiên nhiên mà là nhịp độ hối hả của đồng bào miền Bắc đang hăng say kháng chiến, kiến quốc và chi viện cho miền Nam ruột thịt.

Neu như khỉ trong Châu Ro còn phần nào gắn với thiên nhiên, mang hơi thở của

đất trời, thì không khỉ đến đây đã nghiêng hẳn về con người, thực hiện nhiệm vụ diễn tả và tái hiện bức tranh cuộc sống của con người trong tâm thế đầy tự tin, nhiệt huyết.

Giỏ ở cấp độ cực tiểu vừa êm dịu, lắng đọng lại sảng khoái như đánh dấu phút bình yên của bom đạn, phút nghỉ ngơi của tâm hồn thi nhân. Thơ Tố Hữu không có nhiều những phút nghỉ ngơi như thế. Hiến dâng ngòi bút cho hiện thực chiến tranh lâu dài và tàn khốc là người nghệ sĩ dấn thân vào vòng xoáy và chịu sự vây xiết của những cơn phong ba bão táp. Ngay cả khi khúc khải hoàn đã hoan ca rực rỡ, chiến tranh vẫn trở đi trở lại trong thơ người lính với hồi ức về khó khăn, gian khổ, về tinh thần chiến đấu anh dũng, ngoan cường. Khi tìm hiểu biến thể từ vựng trong thơ Tố Hữu, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những từ ngữ biểu hiện gió ở cấp độ mạnh. Gió ấy có khi là khó khăn, gian khổ: Chiều hôm nay dỏng to dạt vô bờ/ Dù qua dông bão quả rơi/ Bão dông qua trời đât lại tươi màu...; có khi là sức mạnh của phong trào cách mạng: Gió ơi gió hãy làm dông làm tố/N hư cơn dông không thế gì ngăn được...

Chúng ta đã không ít lần khẳng định với nhau: khởi phát từ đặc tính mà

gió được nhà thơ lựa chọn là một yếu tố biểu trưng cho tầm vóc chiến tranh. Chỉ

có sức mạnh hủy diệt của bão mới tả hết sự khốc liệt trên con đường kháng chiến trường kỳ, chỉ có cái dữ dội, ào ào của tố, dông mới thể hiện hết cơn

cuồng phong của cuộc vùng lên giải phóng. Nói như thế vẫn chứa hết khả năng truyền tải của những yếu tố này bởi đôi khi một đơn vị có thể bao hàm hai tầng biểu hiện, trong cái gian khổ thường ngời sáng lên vẻ đẹp hào hùng, trong khó khăn tinh thần đấu tranh càng mãnh liệt:

Hai mươi tuối, tim đang dào dạt máu Hai mươi tuối, hồn quay trong giỏ bão Gân đang săn và thớ thịt căng da Đời mặn nồng hứa hẹn biết bao hoai

(Trăng trối -1940)

Ở đây, giỏ bão không chỉ là những khó khăn, gian khổ vây hãm cuộc sống

người trai trẻ mà còn là nhiệt huyết đấu tranh sôi sục của thế hệ thanh niên. Khó khăn càng xiết chặt bao nhiêu thì ý chí vùng dậy trong họ càng lớn bấy nhiêu.

Đe cập đến gió ở cấp độ mạnh với ý nghĩa chỉ khó khăn, gian khổ, chúng tôi muốn nhấn mạnh thêm về khía cạnh biểu hiện sự thử thách. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đấy là yếu tố tôi luyện lên con người bền tâm, vững chí:

Qua dông tố Vững tay chèo lái Trắng đen, phải trải

Dạ thăng ngay, không nay bán mai cầm. (Nhớ về anh - 1987)

Với sự sâu sắc về ngữ nghĩa như thế, những dòng thơ chứa biến thể từ vựng của gió là một minh chứng cho tài năng sử dụng ngôn từ bậc thầy của Tố Hữu.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 42 - 45)