Bài Huế thảng Tám

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 48 - 50)

Đây là bài thơ có dung lượng không dài, tần số xuất hiện các từ ngữ thuộc trường nghĩa gió không cao nhưng hiệu quả biểu hiện của chúng vô cùng lớn. Toàn tác phẩm có 55 dòng thơ, trong đó có 9 dòng tác giả sử dụng các từ ngữ thuộc trường nghĩa giỏ. Đáng chú ý là các từ ngữ này nằm ở các tiểu trường khác nhau và đều được phát triển thêm các nét nghĩa bổ sung nên tính hàm súc,

khả năng gợi hình, biểu cảm rất đặc sắc. Chúng không chỉ là trung tâm ngữ nghĩa của câu thơ mà còn góp phần quan trọng bồi đắp giá trị tư tưởng của khổ thơ, bài thơ. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến ba trường hợp. Thứ nhất là:

Nôi cô độc giữa gió triều biên động, Đôi gốc đại nghiêng nghiêng tàn lay bons Sầu thâm cung vờ vật dưới chân chầu.

Bài thơ được làm trong không khí hân hoan của chiến thắng mùa thu cách mạng nhưng tác giả không chỉ tập trung miêu tả sự đổi thay của mỗi con đường, của từng người dân mà còn quan tâm đến nhân vật chịu nhiều áp lực của tổng khởi nghĩa, đó là nhà vua Bảo Đại. Sự đặc sắc trong cách dùng từ thuộc trường nghĩa gió ở đây thể hiện qua tính linh hoạt, sinh động và rất mực tinh tế. Khi nói về sức mạnh cách mạng, nhà thơ sử dụng hình ảnh gió triều, gió của biến động lịch sử dữ dội, dồn dập còn khi miêu tả nỗi cô đơn, sầu muộn của cá nhân, của người đang “thất cơ lỡ vận”, ông diễn tả bằng sự chuyển động khẽ khàng, yếu ớt. Cách dùng từ này không chỉ chính xác với từng đối tượng mà còn góp phần làm nổi bật sự tương phản, đối lập giữa hai đối tượng, qua đó mà bộc lộ cảm quan nhìn nhận của tác giả.

Trường hợp đặc biệt thứ hai chúng tôi chú ý đến là:

Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió manh Thoi phồns ỉên. Tim bỗng hóa mặt trời.

Với trường họp này, chúng tôi muốn xem xét về sự phù họp giữa từ ngữ chỉ dạng thức tồn tại, tính chất của gió với từ ngữ chỉ hoạt động của gió trong việc thể hiện đối tượng. Gió ở đây không thổi vào chấn song dày, không thổi về chiến khu cách mạng mà bùng lên trong trái tim con người, biến trái tim ấy thành mặt trời vĩ đại. Từ thổi đã hình tượng hóa trái tim người chiến sĩ, cho ta

thấy được sự căng lên, nở ra của sức mạnh hòa nhập đi từ niềm vui riêng đến cuộc đời chung. Để có được sức tác động mạnh như thế không gì khác ngoài ngọn gió của sự đổi thay thật lớn, thật dữ dội.

Khi khảo sát trường nghĩa giỏ trong kho từ vựng tiếng Việt, chúng tôi đã đưa ra 5 dạng thức tồn tại của giỏ là: cơn, luồng, ngọn, làn, cảnh. Trong 5 dạng thức này, cơn là dạng thức phù họp nhất để diễn tả gió mạnh, gió có tác động lớn. Tác giả đang sử dụng gió để nói đến bão táp cách mạng. Vậy, chỉ có cơn

gió mới đủ phạm trù bao hàm ý nghĩa đó, chỉ có cơn gió mạnh mới đủ năng lực thổi phồng trái tim cá nhân thành trái tim cộng đồng.

Trường hợp thứ ba cũng là trường hợp cuối cùng các từ ngữ thuộc trường

nghĩa giỏ xuất hiện trong bài thơ này gây ấn tượng sâu sắc nhất:

Giỏ giỏ ơi! Hãy ỉàm dôỉĩ2 làm to Cuốn tuns lên cờ đỏ máu thom tươi Vàng vàng bay, đẹp quả, sao sao ơi!

Ba dòng thơ là ba lần xuất hiện các từ ngữ thuộc trường nghĩa gió, khi chỉ

tác động của gió, khi chỉ đồ dùng chịu tác động của gió nhưng trước hết gió xuất

hiện như một đối tượng mang sức mạnh mà thi nhân có thể hô hào. Phải là gió

của tinh thần tranh đấu mới có thể dồn tụ thành dông, thành tố như lời kêu gọi

của người chiến sĩ. Giỏ đã được chuyển từ phạm trù hiện thực sang lĩnh vực tinh

thần. Trong lĩnh vực tinh thần ấy, nó cuốn theo và làm bay lên bao nhiêu ước vọng tự do, độc lập. Sự xuất hiện của hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng cũng góp phần thể hiện điều đó. Gió, cuốn, tung, cờ, bay - đó là sự sắp xếp có chủ đích nhằm thể hiện niềm tin của tác giả vào tương lai cách mạng và khẳng định thắng lợi tất yếu của phong trào giải phóng dân tộc.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 48 - 50)