Từ gió được sử dụng để tạo nghĩa liên tưởng

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 39 - 42)

Phần ý nghĩa này chủ yếu được thể hiện qua những dòng thơ chứa từ ngữ là biến thể quan hệ của giỏ. Trong 49 dòng thơ tìm được, có 15 lần gió kết họp với mưa, 10 lần giỏ kết hợp với sóng, 9 lần gió kết hợp với sương, 4 lần giỏ kết họp với mây và 3 lần gió kết hợp với bụi. Những trường hợp còn lại đều có tần số kết họp thấp nên chúng tôi không có điều kiện xét đến.

Gió là một hiện tượng thời tiết. Khi nó kết hợp với hiện tượng thời tiết khác (mưa, sương) thì ý nghĩa đầu tiên chúng ta có thể nhận thấy là ý nghĩa hiện thực, kiểu như:

Quê hương anh đỏ: gió sương mù Và rủ rừng đây của chiến khu

c ỏ ngập đồng khô mờ lối cũ

Tan hoang làng chảy khói căm thù. (Lên Tây Bắc -1948)

Nhưng sâu sắc hơn ý nghĩa hiện thực với hiệu quả tái hiện ấy là ý nghĩa khái quát với hiệu quả diễn tả những khó khăn, gian khổ của con người trong cách mạng và kháng chiến. Thế mới nói hầu hết các dạng tồn tại của giỏ trong quan hệ với các yếu tố khác đều nhằm thể hiện ý nghĩa liên tưởng.

Ở hệ thống các biến thể quan hệ của gió trong kho từ vựng tiếng Việt chúng tôi đã trình bày, có nhiều phương thức kết hợp mang nghĩa khá đồng nhất: giỏ mưa, gió bụi, sóng giỏ, sương giỏ, đều chỉ những gian nan, trở ngại của cuộc đời con người. Thơ Tố Hữu sử dụng rất nhiều cách kết họp này. Khi đi vào chọn lọc, phân chia, chúng tôi thấy rằng: gió mưa, gió sương, giỏ bụi thường được tác giả dùng để nói về những gian nan, vất vả trong cuộc sống đời thường còn sóng gió thường được sử dụng khi đề cập đến những gian khổ hay binh biến trên con đường cách mạng hoặc những tai ương do chiến tranh đem lại:

Có ai biết trong tro tàn còn lửa Một mả già lần nữa không đi Ớ đây sóng 2ỈÓ bất kỳ

Mả ơi mả ở làm chi một mình.

(Bà mả Hậu Giang -1941)

Xét trên bình diện cấp độ đó là cách lựa chọn hoàn toàn họp lý bởi khó khăn, gian khổ trên con đường cứu quốc là thực trạng chung của cả dân tộc, đòi hỏi phải có sự đoàn kết, hơp lực của cả cộng đồng để giải quyết còn gian nan, vất vả trong cuộc đời chỉ thuộc về một hoặc một nhóm người, mức độ cấp bách của nó bao giờ cũng thấp hơn so với vận mệnh một quốc gia.

cần nói thêm rằng sự kết họp của gió với các yếu tố khác trong thơ Tố Hữu không chi' dừng lại ở hiệu quả thể hiện những nguy nan mà còn biểu hiện ý nghĩa về không gian bao la rộng lớn, không gian của tự do, bình đẳng. Đó chính

là ý nghĩa của cách kết hợp gió mây. Trước Cách mạng, ấy là bầu trời ước vọng

của hình ảnh ẩn dụ Con chim của tôi :

Sao nỡ dù trong giây phút thôi Bắt con chim nhỏ hận câm đời Sao không trả nó về mây gió Cho nó say sưa uống nắng trời.

(Con chim của tôi -1939)

Sau Cách mạng, đó là cách nói tôn vinh các chiến sĩ anh hùng, những người cống hiến hết mình cho lý tưởng cộng sản khi tác giả đặt họ ngang tầm vũ trụ, trời đất:

Và vạn anh hùng trên gió mây Và nghìn thế hệ tới sau đây Đương nhìn ta đỏ ỉ Đi đi bạn

Cất nhẹ thân lên giữa phút này. (Đi - 1944)

Nhà cách mạng đã kế thừa cách kết hợp gió mây từ các thế hệ thi nhân đi trước nhưng sử dụng nó theo nhãn quan của riêng mình, gió mây ở đây không phải là sự giận hờn, chia rẽ của đôi uyên ương theo kiểu: “ơ/ỡ theo loi gió, mây đường mây ” như trong thơ Hàn Mặc Tử mà là biểu trưng của bầu trời bao la rộng lớn, là niềm mong mỏi đến hòa bình.

Chúng ta có thể thấy tư tưởng cộng sản thể hiện qua cách dùng biến thể quan hệ của Tố Hữu. Ông chỉ dùng các yếu tố này để nói về những khó khăn, gian khổ hay những yếu tố thuộc về hiện thực cuộc sống gắn liền với công cuộc

kháng chiến của dân tộc, chứ không sử dụng các cách kết họp để nói về tình cảm nam nữ trăng gió hay gợi tả khung cảnh thiên nhiên giỏ mát trăng thanh như Nguyễn Du từng sử dụng trong Truyện Kiều: “Lần thâu gió mát trăng thanh - Bong đâu có khách biên đình sang chơi”. Việc nhấn mạnh vào vai trò chi phối của tư tưởng đối với thao tác lựa chọn ngôn ngữ của chúng tôi bao hàm cả sự khẳng định trường nghĩa là nhân tố cơ sở để thi sĩ lựa chọn thể hiện chủ đề tác phẩm.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 39 - 42)