Nhận xét chung về hoạt động của trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 53 - 61)

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát trong 245 bài thuộc 6 tập thơ Tố Hữu sáng tác suốt chặng đường 1937 - 1992 và đi đến đồng thuận với nhận định đây là lá cờ đầu của dòng văn học cách mạng. Sinh ra và lớn lên trong thời đại chiến tranh, nhận thức sâu sắc về nỗi đau mất nươc, nhà thơ sớm giác ngộ lý tưởng và

tiến bước dưới lá cờ Đảng quang vinh. Vì thế các sáng tác của ông ngoài sự kết tụ tâm hồn thi nhân còn thể hiện ý chí kiên cường ở người công sản. Là nhà thơ - chiến sĩ, thơ ca Tố Hữu như một thứ vũ khí sắc bén trên mặt trận tinh thần. Yeu tố tư tưởng và thời đại đã đem lại thế mạnh cho ngòi bút này khi sử dụng trường nghĩa gió.

Giỏ trong thơ Tố Hữu được đề cập đến với nhiều tầng biểu hiện khác nhau. Có khi nó là hiện tượng thời tiết thực được khắc họa để tái hiện không gian, hoàn cảnh, có khi là niềm tin vào sự đổi thay trong tương lai, là ngọn gió

xoay chuyển thời đại. Hoạt động của trường nghĩa giỏ được thể hiện qua sự vận

động đi từ hiện thực cuộc sống, từ khó khăn, gian khổ trên đường đời đến hiện thực cách mạng, những nguy nan trên con đường tranh đấu và sức mạnh của công cuộc vùng lên giải phóng. Với ý nghĩa tác động của mình, giỏ còn trở thành biểu trưng cho khát vọng tự do, bay cao, bay xa vươn tới thời đại mới. Xét kỹ về sự vận động của gió ta sẽ thấy nó không nằm ngoài xu hướng chung của thơ ca Tố Hữu là bám sát hoàn cảnh lịch sử. Bất cứ sự chuyển biến nào của thời đại cũng được in dấu trong sáng tác của thi nhân này. Chứng minh điều đó qua hoạt động của trường nghĩa gió, chúng tôi sẽ chỉ ra sự phát triển về cách thức mà người nghệ sĩ sử dụng trường ở ba giai đoạn: trước cách mạng; cách mạng, kháng chiến; và sau khi hòa bình lặp lại.

Trước cách mạng, gió mang theo dư vị buồn, ảo não đi vào thơ Tố Hữu. Nó có khi thể hiện sự khắc nghiệt của thời tiết: Với giỏ bắc đi về rét mướt/ Giỏ lùa mưa rơi roi...; có khi thể hiện nỗi gian nan của cuộc đời: Trong bụi đời sương gió/ Rách rưới lều che tạm gió sương...; khi chất chứa lời oán trách của những kiếp nô lệ phù sinh: Sao không trả nỏ về mây gió/ Như cảnh chim buồn

nhớ gió mây... Ở giai đoạn này, gió không chỉ ẩn chứa nỗi uất hận mà còn là công cụ để bộc lộ, để truyền tải nỗi uất hận ấy:

Muốn gầm một tiếng tan и uất Hân bons tuôn theo gió thổi dài.

(Tiếng hát đi đày - 1942)

Trong cách mạng và kháng chiến, với đặc tính luân hồi trong vũ trụ từ mức độ cực tiếu (gió hiu hiu nhẹ) đến cực đại (lốc cuốn phăng mọi ngăn trỏ'),

gió có ưu thế nổi trội để diễn tả sức mạnh đấu tranh, dám đánh, dám thắng. Ở cái

thời con người sống vì lợi ích của quốc gia, dân tộc, ở con người sẵn sàng hi sinh vì độc lập tự do của Tổ Quốc, gió không xuất hiện với ý nghĩa chỉ sự lả lướt, bỡn cợt hay khắc họa khung cảnh đặc trung cho tình yêu nam nữ như giỏ trăng hay gió mát trăng thanh mà là dấu hiệu thể hiện phong trào bùng lên giải phóng:

Quét Cao - Lạng, mở biên cương

Mênh т о щ 2ỈÓ lớn bẩn phương thối vào.

(Quang vinh Tổ Quốc ta - 1955)

Bên cạnh vai trò dấu hiệu ấy, giỏ còn là phương tiện để nhà cách mạng gửi gắm niềm tự hào về mỗi chiến công và niềm tin vào tương lai, vào sự đổi thay của thời đại mới:

Trên bãi Thải Bình Dương sóng giỏ Phơi phới bay cờ đỏ sao vàng

Chủng ta đứng thang hiên ngang Sáng ngời một ngọn hải đăng hòa bình.

Sẽ thật thiếu sót nếu chúng ta nói về giỏ trong chiến tranh mà không đề cập đến ý nghĩa diễn tả những gian nan, vất vả. Đó không chi' là những khó khăn trong cuộc sống cá nhân như giai đoạn trước mà còn là những gian nguy trên con đường giải phóng khốc liệt, con người phải đối diện với mưa bom bão đạn:

Coi chừng sóng lớn, gió to/ Hắn còn sóng gió gian nan... Bởi thế mới có thế nhận định gió trong thơ Tố Hữu giai đoạn này vừa mang cái hùng lại thể hiện cái bi, nó xứng đáng với tầm vóc của chiến tranh.

Sau khi hòa bình lặp lại, dưới ngòi bút của nhà thơ cộng sản, giỏ không chỉ là sự hoài niệm về thời lửa đạn đã qua, mang theo niềm tự hào, tự tin của con người trên vị thế độc lập, tự chủ mà còn rất đỗi bình dị, đời thường:

Tưởng là lạc chốn hoang vu Ai hay Bảo Lộc gió ru tơ tình

Hàng tơ trong suốt, trắng tinh Rung rinh tia sảng, lung lỉnh vòm trời.

(Tằm tơ Bảo Lộc -1991)

Đen đây, giỏ gần như đã thoát ly khỏi vòng xoáy mạnh mẽ, dữ dội của chiến tranh. Nó không còn ảo não, bi hùng mà rất đỗi thân thương, góp phần tô điểm cho cuộc sống con người tự do nhẹ nhàng, thanh thoát.

Khái lược về hoạt động của trường nghĩa gió như trên, chúng tôi một lần nữa muốn khẳng định về dấu ấn của hoàn cảnh lịch sử, về sự ảnh hưởng của ngữ cảnh đối với việc sử dụng ngôn từ. Thiết thấy, đây là một vấn đề giáo viên cần chú ý khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn chương, đặc biệt là đọc hiểu từ góc độ ngôn ngữ.

Tiểu kết chưong 2: Ở chương này, căn cứ vào hệ thống từ ngữ thuộc trường nghĩa gió trong kho từ vựng tiếng Việt, chúng tôi tiến hành khảo sát

trường nghĩa giỏ trong thơ Tố Hữu và dựa trên kết quả khảo sát ấy để phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng, tổng kết sự hoạt động của trường. Tuy đây không phải là trường nghĩa duy nhất đóng vai trò quan trọng trong phạm vi khảo sát nhưng thông qua kết quả phân tích, đánh giá, có thể khẳng định nó là trường nghĩa lớn, có ý nghĩa sâu sắc, có hoạt động phong phú và đạt được hiệu quả sử dụng cao trong môi trường thơ ca.

KÉT LUẬN

Vận dụng các vấn đề lý thuyết và phương pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học, chúng tôi đã tiến hành Khảo sát trường nghĩa gió trong thơ Tố Hữu chặng

đường 1937 - 1992. Sau đây là tổng quan các vấn đề được trình bày trong luận văn:

1. Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước về trường nghĩa, ngữ cảnh, biến thể và THTM, chúng tôi triển khai việc thống kê, phân lập các từ ngữ là biến thể và thuộc trường biểu vật của giỏ rồi đưa chúng vào các tiểu trường ở cấp bậc nhỏ hơn. Những kết quả thu được khi khảo sát trong kho từ vựng tiếng Việt là cơ sở để chúng tôi đi vào thống kê ở 245 bài thơ thuộc 6 tập: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn của Tố Hữu. Do hạn chế về khuôn khổ và dung lượng đề tài nên chúng tôi chỉ tập trung vào những từ ngữ, những câu chứa từ ngữ “gần tâm”, không tránh khỏi việc bỏ sót những từ ngữ, những câu chứa từ ngữ “xa tâm”, không điển hình và còn gây tranh cãi. Đặc biệt, phong cũng là một BTTV của

gió, được sử dụng khá nhiều trong thơ Tố Hữu nhưng những hạn chế đã nêu không cho phép chúng tôi xem xét biến thể này vì vậy xin dành nó để nghiên cứu ở phạm vi lớn hơn.

2. Dựa trên những dòng thơ có từ ngữ là biến thể của gió và thuộc trường

biểu vật của gió đã tìm được, chúng tôi tiến hành nghiên cứu bình diện nội dung

của trường nghĩa này, thông qua việc phân tích một số trường hợp điển hình để khái quát về hiệu quả sử dụng của trường trong phạm vi nghiên cứu đã hoạch định. Ý nghĩa của từ giỏ nói riêng, của trường nghĩa gió nói chung trong thơ Tố Hữu vô cùng phong phú, đa dạng dẫn đến hiệu quả sử dụng hết sức độc đáo, đặc sắc. Hiệu quả ấy không chỉ thể hiện trong tác phẩm ở sự hàm súc, gợi hình, biểu cảm, thể hiện ngoài tác phẩm ở quan niệm thẩm mĩ, tư duy ngôn ngữ của tác giả mà còn hiện hữu chính nơi trường nghĩa ở sự phát triển phong phú, đa dạng. Quá trình phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng ấy đã giúp chúng tôi nhìn nhận

và khái quát về hoạt động của trường, về sự vận động, kế thừa, phát triển. Tuy nhiên, sự khái quát này mới chỉ mang tính sơ bộ, tổng hợp chứ chưa đi vào cụ thể, chi tiết.

Trường nghĩa giỏ là một trường từ vựng - ngữ nghĩa có số lượng đơn vị lớn và độ mở cao về ngữ nghĩa. Đe khai thác triệt để các khía cạnh của đối tượng này trong hoạt động hành chức cần đưa nó vào phạm vi rộng, cấp độ cao. Trong chừng mực khóa luận tốt nghiệp, luận văn của chúng tôi mới chỉ bước đầu đi vào khảo sát, đánh giá sơ bộ với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ học để tìm hiểu sự vận hành của một nhóm từ ngữ cụ thể trong tác phẩm nghệ thuật. Neu có điều kiện triển khai đề tài ở cấp cao hơn, chúng tôi sẽ quan tâm đến những vấn đề hết sức độc đáo như: sự thể hiện của phong cách người cầm bút qua trường nghĩa hay sự khác biệt trong sử dụng một trường nghĩa ở các tác giả khác nhau qua các thời kỳ lịch sử.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Thị Kiều Anh (2005), Tín hiệu thấm m ĩ thuộc trường nghĩa cây trong thơ Việt Nam, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.

2. Đỗ Hữu Châu (1999), Các bình diện của từ và từ tiếng Việt, NXB KHXH, H.

3. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 7, NXB ĐHSP, H.

4. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vwng, NXB GD, H.

5. Đỗ Hữu Châu (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 - Ngữ dụng học, NXB GD, H.

6. Đỗ Hữu Châu (1996), Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB ĐHQG, H.

7. Đỗ Hữu Châu (1974), Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ trong tác phắm nghệ thuật, Tạp chí Ngôn ngữ số 3.

8. Đỗ Hữu Châu (1990), Những luận điếm về cách tiếp cận ngôn ngữ học

các sự kiện văn học, Tạp chí Ngôn ngữ số 10.

9. Đỗ Hữu Châu (2007), Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐHSP.

10. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (2000), Dan luận ngôn ngữ học,

NXB GD, H.

11. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHỌG, H.

12. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, NXB GD, H.

13. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Từ vựng học tiếng Việt, NXB ĐH & THCN.

14. Nguyễn Hòa (2002), Ngữ cảnh trong lý luận phân tích diễn ngôn, Tạp chí Ngôn ngữ số 11.

15. Nguyễn Hòa (2003), Phân tích diễn ngôn: một so vấn đề lý luận và phương pháp, NXB ĐHQG, H.

16. Tố Hữu (2008), Thơ Tố Hữu, NXB Hội nhà văn, H.

17. Jung e.G . (1995), Quan hệ tâm lỷ học phân tích và sáng tạo nghệ thuật thơ ca, Tạp chí Văn học số 2.

18. Khrapchenco M.B. (1978), Cả tính sảng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, NXB TPM, 1978, H.

19. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1995), Phong cách học tiếng Việt,

NXB GD, H.

20. Phương Lựu (2001), Lỷ luận phê bình văn học phương Tây thê kỷ X X, NXB VH, H.

21. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, NXB KHXH, H.

22. Hoàng Phê (1975), Phân tích ngữ nghĩa, Tạp chí ngôn ngữ số 2.

23. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, NXB Đà Nang.

24. Saussure F.de. (1973), Giảo trình ngôn ngữ học đại cương, NXB

KHXH, H.

25. Đào Thản (1998), Từ ngôn ngữ chung đến ngôn ngữ nghệ thật, NXB KHXH, H.

26. Nguyễn Trung Thuần (1983), Thử tìm hiếu từ trung tâm trong nhóm từ

đồng nghĩa, Tạp chí Ngôn ngữ số 2.

27. Bùi Minh Toán (1999), Từ trong hoạt động giao tiếp tiếng Việt, NXB GD.

28. Nguyễn Văn Tu (1976), Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, NXB ĐH & THCH, H.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 53 - 61)