Về cái biểu hiện của tín hiệu văn chưong

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 27 - 28)

Tất cả các đặc tính của THTM đều phải được thể hiện thông qua cái biểu hiện - chất liệu của THTM. Loại hình THTM được kiến tạo từ chất ngôn ngữ dùng để xây dựng hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm văn chương, gọi là THTM văn chương, gọi tắt là tín hiệu văn chương. Với tín hiệu văn chương, chất liệu ngôn ngữ phải phù hợp với tín hiệu ngôn ngữ - cái biểu hiện của tín

hiệu văn chương, đồng thời phải phù họp với ý nghĩa thẩm mĩ của tín hiệu văn chương. Những đặc tính của cái biểu hiện - tín hiệu ngôn ngữ này sẽ chi phối ảnh hưởng đến toàn bộ tín hiệu văn chương. Nói cụ thể hơn, những quan hệ đồng nhất và đối lập, những bình diện trừu tượng và cụ thể, những đặc trưng kết họp và lựa chọn... trong hệ thống tín hiệu ngôn ngữ cũng là những vấn đề cốt yếu của tín hiệu văn chương.

Tóm lại, ở vai trò cái biểu hiện của tín hiệu văn chương, các yếu tố ngôn ngữ chính là các biến thể của tín hiệu văn chương, biểu đạt tín hiệu văn chương trong tính hiện dạng, cụ thể của nó. Nghiên cứu các tín hiệu văn chương, thực chất là nghiên cứu những yếu tố ngôn ngữ giúp biểu hiện nó, luôn bám sát các tổ họp ngôn ngữ biểu hiện nó để phân tích. Muốn thế, theo Bakhtin, chủ thể sáng tạo phải thật sắc mạnh về cảm quan tạo sinh âm thanh, tạo sinh ý nghĩa, tạo sinh quan hệ, tạo sinh bình giá. Như vậy, nghiên cứu tín hiệu văn chương gió chính là nghiên cứu các tổ hợp ngôn ngữ có giỏ, bụi, cuốn, bay...

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp khảo sát trường nghĩa gió trong thơ tố hữu (Trang 27 - 28)