Thực tiễn về phát triển nhà ở xã hội

Một phần của tài liệu thuê mua nhà ở xã hội lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 76)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1. Thực tiễn về phát triển nhà ở xã hội

Vấn đề nhà ở là một trong những vấn đề quan trong đối với con người, là nơi mà con người cư trú với nhiều thời gian nhất. Nhà ở cũng là một yếu tố cấu thành kết cấu

hạ tầng đô thị. Để đất nước phát triển một cách bền vững trong thời gian sắp tới, trước

mắt đến năm 2020 nước ta phấn đấu cơ bản trở thành là nước công nghiệp theo hướng

hiện đại thì điều kiện cần là vấn đề nhà ở phải được giải quyết một cách toàn diện, ổn định. Trong đó, nhà ở xã hội đóng một vai trò không nhỏ, quyết định sự phát triển thành công của đất nước.

Nhu cầu về nhà ở xã hội ngày một tăng mạnh, Giải quyết vấn đề về nhà ở là một

Giảng viên hướng dẫn: Trang Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân 74 Thân Văn Nhường

HCM), Hội đồng nhân dân (HĐND) TP HCM ngày 10/11/2013 đã tổ chức chương trình Lắng nghe và trao đổi với chủ đề Nhà ở xã hội: Cung và cầu.54 Theo đó:

Ông Nguyễn Văn Danh, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP HCM, cho biết trong năm

2012-2013, sở đã trực tiếp xét duyệt 379 trường hợp xin mua nhà ở xã hội tại 3 quận 6,

10 và 12. TP HCM có khoảng 30.000 Cán bộ-Công nhân viên chức đang gặp khó khăn

về nhà ở nhưng các giải pháp hiện nay mới giải quyết được 30% nhu cầu về nhà ở xã hội.

Vừa qua, Chính phủ đã mở rộng đối tượng tiếp cận nhà ở xã hội (theo Nghị định

34/2013 về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước). Vì thế, số lượng nhà ở xã hội

cần phát triển sẽ tăng rất nhiều, chỉ riêng rà soát sơ bộ của ngành giáo dục đã lên đến 20.000 trường hợp.

Đại diện Uỷ ban nhân dân (UBND) quận 10 cho biết toàn quận hiện chỉ có 11 căn

nhà ở xã hội nhưng đến… 1.100 trường hợp có nhu cầu thuê - thuê mua. Trong khi đó, chương trình nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố đang triển khai khá chậm.

Nhu cầu về nhà ở xã hội cao nhưng quỹ nhà ở xã hội vẫn đang còn thiếu, trong khi

nhiều doanh nghiệp bất động sản của các địa phương trong cả nước đang gấp rút khai

thác triệt để gói tín dụng 30.000 tỉ đồng thì tại thành phố (TP) Cần Thơ, lãnh đạo Sở Xây

dựng vẫn đang loay hoay xác định mức nhu nhập thấp của các đối tượng mua nhà xã hội

vô hình trung làm nản lòng các nhà đầu tư.

Theo các chuyên gia ngành bất động sản (BĐS), nhu cầu nhà ở dành cho các đối tượng có mức nhu nhập thấp đang là vấn đề bức thiết. Thiếu nhà ở, hàng ngàn hộ gia đình phải thuê mướn ở những khu nhà trọ với giá cao, môi trường sinh hoạt thiếu thốn thì việc

lãnh đạo TP Cần Thơ chậm quyết đoán, triển khai, chuyển đổi công năng các dự án nhà

thương mại sang nhà xã hội đã vô tình để tuột cơ hội vàng giúp “hâm nóng” thị trường BĐS55. Cụ thể:

“Theo ông Võ Thành Vạn - giám đốc Cty TNHH Thiên Lộc, ngay sau khi Chính phủ có quyết định triển khai gói tín dụng 30.000 tỉ đồng để xây dựng nhà ở xã hội, doanh

nghiệp (DN) Thiên Lộc đã có văn bản đề nghị UBND thành phố cho phép điều chỉnh hai

54

Xem thêm “Nhà ở xã hội: Cầu lấn át cung”, http://baodautu.vn/news/vn/bat-dong-san/thi-truong/nha-o-xa-hoi- cau-lan-at-cung.html, [truy cập 11/11/2013].

55

Xem thêm “Nhà xã hội ở Cần Thơ: Cần nhưng không có”, http://dddn.com.vn/bat-dong-san/nha-xa-hoi-o-can- tho--can-nhung-khong-co-20130917113422394.htm, [truy cập 11/11/2013].

Giảng viên hướng dẫn: Trang Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân 75 Thân Văn Nhường

khu đất xây dựng công trình đa năng chuyển sang nhà ở xã hội với tổng diện tích gần

19.000 m2. Tương tự, các doanh nghiệp khác như Cty TNHH MTV Phát triển và Kinh doanh nhà Cần Thơ cũng xin chuyển trên 14.000 m2 đất dự án nhà thương mại sang nhà ở

xã hội, Cty CP Đầu tư - Địa ốc Hoàng Quân lập dự án xin đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

tại dự án tái định cư nâng cấp đô thị vùng Đồng bằng sông cữu long, thuộc tiểu dự án

Cần Thơ ở quận Cái Răng có diện tích hơn 11.000 m2… nhưng đến nay các dự án trên vẫn chưa được lãnh đạo thành phố chấp thuận. Qua trao đổi với phóng viên Diễn đàn doanh nghiệp, ông Võ Thành Thống - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho rằng, hiện

các dự án trên chủ yếu tập trung nhiều ở quận Cái Răng, trong khi nhu cầu về nhà ở xã hội không chỉ có quận này, do vậy lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng nhanh

chóng lập dự thảo kế hoạch về nhà ở xã hội để trình UBND xem xét”.

Phát triển nhà ở xã hội chưa đúng nơi có nhu cầu. Theo thông tin từ Sở Xây dựng

Cần Thơ:

“Riêng chỉ tại khu đô thị Nam Cần Thơ (quận Cái Răng) với diện tích 3.200 ha

hiện có khoảng 20 nhà đầu tư đã xây dựng 30 dự án khu dân cư hiện đại, căn hộ cao cấp,

cao ốc văn phòng cho thuê… với tổng diện tích khoảng hơn 1.300 ha nhưng hầu hết đều đang trong tình trạng xây dựng dở dang. Một số dự án chỉ mới xây xong phần móng rồi để đó. Trong khi đó, qua khảo sát tổng nhu cầu về nhà ở xã hội của cán bộ, công chức tại 209/222 đơn vị trên địa bàn TP Cần Thơ là 7.165 hộ, trong đó quận Ninh Kiều – trung tâm của TP Cần Thơ là 5.195 hộ. Trong khi các dự án nhà ở xã hội hiện nay của các

doanh nghiệp lại tập trung xin đầu tư chỉ ở quận Cái Răng do vậy có thể làm mất cân đối

về cung – cầu về nhà ở”.

Trước tình hình nhu cầu về nhà ở xã hội tăng vượt so với quỹ nhà ở xã hội hiện có

trên thực tế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở địa phương cần có những văn bản

triển khai cụ thể những văn bản quy phạm pháp luật trung ương để các nhà đầu tư có thể

thực hiện các dự án phát triễn nhà ở xã hội một cách thuận lợi và nhanh chóng.

Các nhà đầu tư xây dựng quỹ nhà ở xã hội được hưởng những cơ chế ưu đãi như

miễn tiền sử dụng đất, tiến thuế đất trong phạm vi dự án, được áp dụng thuế suất ưu đãi thuế giá trị gia tăng ở mức cao nhất (mức thuế suất 0%)…Ngoài ra, các DN này còn được

hỗ trợ tín dụng với lãi suất ưu đãi. Tuy nhiên các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vẫn còn nhiều rào cản khiến cho phân khúc thị trường nhà ở này vẫn chưa phát triển

Giảng viên hướng dẫn: Trang Sinh viên thực hiện:

ThS. Nguyễn Thị Thanh Xuân 76 Thân Văn Nhường

mạnh và khiến tỉ lệ người có thu nhập thấp tiếp cận và được hưởng những ưu đãi của Nhà

nước vẫn còn quá ít.

Khi chỉ ra nguyên nhân của vấn đề, “bà Vũ Thị Hòa - Phó Cục trưởng Cục Quản

lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) cho rằng, không phải DN nào cũng mặn mà với

dự án xây dựng nhà giá rẻ, nhà ở xã hội. Lý do là DN gặp phải vấn đề thủ tục phức tạp, rườm rà và cơ chế xin - cho đối với các dự án nhà giá rẻ. Trong khi đó lợi nhuận từ mảng thị trường này không nhiều như thị trường nhà ở cao cấp dù tiềm năng lớn”.56

Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã

được Thủ tướng chính phủ phê duyệt, khẳng định quan điểm, mục tiêu chính trị của Đảng, Nhà nước là phát triển nhà ở cho người nghèo, cán bộ, công chức nhà nước, các đối tượng chính sách, thực hiện mục tiêu vì con người. Phát triển nhà ở không chỉ theo cơ chế thị trường mà Nhà nước có trách nhiệm can thiệp hoặc hỗ trợ để người dân có

nhà ở, đặc biệt là những đối tượng thu nhập thấp, không có điều kiện mua nhà theo cơ

chế thị trường.

Một phần của tài liệu thuê mua nhà ở xã hội lý luận và thực tiễn (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)