Chỉ số PK/PD của vancomycin

Một phần của tài liệu Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng Vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Trang 27 - 29)

Lúc đầu T>MIC được cho là giá trị PK/PD để dự đoán hiệu quả điều trị của vancomycin [88]. Tuy nhiên, các chế độ liều hiện nay đều duy trì được nồng độ thuốc trong máu trên MIC trong 100% khoảng đưa liều nhưng hiệu quả vẫn không đạt được như dự đoán.

Nghiên cứu in vitro và nghiên cứu trên mô hình nhiễm khuẩn mô mềm đùi trên chuột giảm bạch cầu trung tính thực nghiệm đã chứng minh, tỷ lệ diện tích dưới đường cong (AUC) so với MIC là chỉ số tốt nhất để dự đoán hiệu quả của vancomycin trên các chủng tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin (MSSA), đề kháng methicillin (MRSA) và tụ cầu vàng nhạy cảm trung gian với Glycopeptid (GISA)[39],[98].

13

Hình 1.3. Mối liên quan giữa các chỉ số PK/PD và tác dụng diệt khuẩn của vancomycin trên tụ cầu vàng nhạy cảm với methicillin (MSSA)[39]

Đồ thị trên mô tả sự thay đổi số khuẩn lạc trong vòng 24 giờ trên mô hình nhiễm khuẩn mô mềm đùi trên chuột giảm bạch cầu trung tính thực nghiệm với các chỉ số PK/PD khác nhau. Trong 3 thông số, AUC0-24/MIC, Peak/MIC, T>MIC thì AUC0-24/MIC có mối tương quan chặt với sự giảm số lượng vi khuẩn và có giá trị nhất để dự đoán hiệu quả điều trị của vancomycin trên tụ cầu vàng [28],[39].

Có rất ít nghiên cứu trên người đánh giá đặc tính dược lực học của vancomycin. Moise Broder P.A và cs nghiên cứu mối liên quan giữa giá trị AUC0-

24/MIC và hiệu quả trên 108 bệnh nhân viêm phổi do tụ cầu vàng kháng methicillin (MRSA) đã khẳng định: chỉ số AUC0-24/MIC là chỉ số tốt nhất để dự đoán hiệu quả điều trị. Tất cả các bệnh nhân trong nghiên cứu (cả bệnh nhân thành công và thất bại) đều có %T>MIC =100% cho thấy, T>MIC không phải là chỉ số để dự đoán hiệu quả [85]. Tỷ lệ thành công trên các bệnh nhân đạt chỉ số AUC0-24/MIC ≥350 cao gấp 7 lần các bệnh nhân có chỉ số AUC0-24/MIC <350. Số ngày điều trị nhằm loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây bệnh trên bệnh nhân có AUC0-24/MIC ≥ 400 thấp hơn (khoảng <10 ngày) so với các bệnh có AUC0-24/MIC < 400 ( >30 ngày) [85].

Như vậy, các nghiên cứu in vitro, in vivo đã chỉ ra rằng AUC0-24/MIC là chỉ số tốt nhất để dự đoán hiệu quả điều trị. Đồng thuận năm 2009 của 3 hiệp hội lớn của Mỹ, Hiệp hội Dược sỹ Mỹ (AHSP), Hiệp hội bệnh nhiễm khuẩn Mỹ (IDSA) và

14

Hiệp hội Dược sỹ nhiễm khuẩn Mỹ (ASIDP) đã thống nhất độ lớn chỉ số AUC/MIC để đạt hiệu quả trên lâm sàng là AUC/MIC ≥ 400 [97] .

Một phần của tài liệu Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng Vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Trang 27 - 29)