Xây dựng cách sử dụng vancomycin

Một phần của tài liệu Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng Vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Trang 112 - 113)

Sử dụng vancomycin đúng cách sẽ hạn chế được các tác dụng không mong muốn liên quan đến tiêm truyền. Căn cứ trên các tài liệu tham khảo và thực tế tại Bệnh viện Bạch Mai chúng tôi nhận thấy có sự đồng thuận cao về cách sử dụng vancomycin giữa các tài liệu mà chúng tôi đã sử dụng [3],[4],[47]. Dung môi được lựa chọn là Natri chlorid 0,9% và Glucose 5%, với nồng độ cần pha dao động từ 2,5-5mg/mL. Tốc độ truyền 1g tối thiểu 60 phút tương đương với 16,6mg/phút. Tuy nhiên khi qui đổi ra tốc độ ra mg/phút, tốc độ truyền không quá 10mg/phút [3],[4]. Trong chuyên luận vancomycin của tác giả Mandell và cs có đề cập đến tốc độ truyền vancomycin không quá 15mg/phút [71]. Vì không có sự thống nhất khi qui đổi tốc độ truyền từ tổng liều sang tốc độ truyền tính trên đơn vị phút nên đề tài đã chọn cách qui đổi từ tốc độ truyền tối thiểu 1g trong 60 phút tương đương với số mg tối thiểu trong một phút như trên. Do đó chế độ liều mới có sử dụng liều 1,5g/12h, căn cứ trên tốc độ truyền tối thiểu không quá 16,6mg/phút thì 1,5g truyền tối thiểu trong 90ml/phút, tương đồng với hướng dẫn của Mỹ [97]. Vancomycin có thể pha với nồng độ 10mg/ml trong trường hợp bệnh nhân có hạn chế truyền dịch [4]. Bệnh viện Bạch mai là bệnh viện đa khoa tuyến cuối, nơi tập trung nhiều bệnh nặng và phức tạp. Với kết quả khảo sát cách sử dụng vancomycin tại bệnh viện, có 19,1% bệnh nhân được truyền vancomycin với nồng độ 5-10mg/ml. Do đó, chúng tôi có

98

xây dựng nồng độ pha có thể lên tới 10mg/mL trong trường hợp bệnh nhân hạn chế truyền dịch. Hiện nay, một số hướng dẫn có khuyến cáo phương pháp truyền tĩnh mạch liên tục có khả năng cải thiện được hiệu quả điều trị và hạn chế độ tính. Tuy nhiên, một phân tích tổng quan năm 2013 trên 14 thử nghiệm lâm sàng so sánh hiệu quả và an toàn của liệu pháp truyền tĩnh mạch quãng ngắn và truyền tĩnh mạch liên tục cho thấy hiệu quả và độ an toàn của liệu pháp truyền tĩnh mạch liên tục không khác biệt so với truyền tĩnh mạch quãng ngắn [36]. Kết quả khảo sát cách sử dụng vancomycin tại Bệnh viện Bạch Mai chưa có bệnh nhân nào được sử dụng đường truyền tĩnh mạch liên tục. Vì vậy, chúng tôi không lựa chọn cách sử dụng này trong hướng dẫn của bệnh viện.

Một phần của tài liệu Thử nghiệm can thiệp của dược sỹ lâm sàng vào việc sử dụng Vancomycin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn trong điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (Trang 112 - 113)