Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 76)

NGẮN HẠN CỦA NGÂN HÀNG

Bảng 4.23: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1.Vốn HĐ NH 1.547.457 1.716.627 2.489.490 2.Dư nợ NH 2.362.949 3.065.630 3.620.229 3.Dư nợ 3.238.447 4.028.162 5.041.229 4.DSTN NH 4.479.702 5.708.575 6.751.084 5.DSCV NH 4.975.852 6.411.255 7.291.290 6.Dư nợ NH bình quân 2.114.875 2.714.290 3.342.930 7.Nợ xấu NH 39.857 71.310 66.693 8.Dư nợ NH/Vốn huy động NH (lần) 1,53 1,79 1,45 9.Dư nợ NH/Dư nợ (%) 72,97 76,10 71,81 10.Hệ số thu nợ 90,03 89,04 92,59 11.Vòng quay vốn tín dụng 1,90 1,86 1,86 12.Nợ xấu NH/Dư nợ NH 1,69 2,33 1,84

Nguồn: Tổng hợp báo cáo năm 2010, 2011, 2012

4.4.1 Dư nợ NH/Vốn huy động NH

Chỉ tiêu này giúp đánh giá khả năng sử dụng vốn HĐ vào hoạt động cho vay của ngân hàng. Chỉ số này quá lớn cho thấy nhu cầu vốn ngắn hạn cao hơn so với vốn HĐ ngắn hạn của Ngân hàng. Trong 3 năm qua, chỉ tiêu dư nợ NH trên vốn huy động NH của ngân hàng có sự thay đổi liên tục. Nhìn chung, nhu cầu vốn NH vượt nhiều hơn so với lượng vốn huy động NH của ngân hàng. Cụ thể, năm 2010 cứ huy động được 1 đồng thì nhu cầu vay là 1,53 đồng. Sang năm 2011, cứ 1 đồng vốn huy động thì nhu cầu vay là 1,79 đồng. Qua chỉ số này cho thấy, nhu cầu vốn tăng cao hơn so với nguồn vốn huy động NH của ngân hàng. Có thể nói, vốn huy động ngắn hạn không đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn trên địa bàn do cho vay tăng trưởng nhiều. Tuy nhiên, điều này cũng không phải là điều đáng lo ngại đối với chi nhánh bởi ngân hàng còn có nguồn vốn điều chuyển để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng. Như vậy, có thể nói tốc độ huy động vốn của ngân hàng tuy có tăng nhưng

69

nhu cầu vay vốn nhiều hơn. Để đáp ứng nhu cầu vay vốn, Ngân hàng phải sử dụng vốn điều chuyển để cấp vốn trên địa bàn trong thời gian qua.

4.4.2 Dư nợ NH/Dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường mức độ cho vay NH trong tổng số cho vay của ngân hàng. Trong 3 năm qua, chỉ tiêu này đều trên 70%, có nghĩa là trong số nợ của ngân hàng có hơn 70% là nợ ngắn hạn.

Vào 6 tháng đầu năm 2013, dư nợ ngắn hạn chiếm 70,63% trong dư nợ, giảm 3,89% so với cùng kỳ năm 2012.

Bảng 4.24: Chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

2012 6 tháng đầu năm 2013 1. Vốn huy động NH 2.289.207 2.731.171 2. Dư nợ NH 3.260.916 3.852.666 3. Dư nợ 4.376.103 5.454.765 4. DSTN NH 2.697.254 3.741.492 5. DSCV NH 2.889.288 3.967.204 6. Dư nợ NH bình quân 1.427.119 2.113.837 7. Nợ xấu NH 81.718 71.024 8. Dư nợ NH/Vốn HĐ NH (lần) 1,42 1,41 9. Dư nợ NH/Dư nợ (%) 74,52 70,63 10. Hệ số thu nợ (%) 93,35 94,31 11. Vòng quay vốn tín dụng 1,89 1,77 12. Nợ xấu NH/Dư nợ NH (%) 2,51 1,84

Nguồn: Tổng hợp báo cáo quý I,II năm 2012, 2013

4.4.3 Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Qua chỉ tiêu này, có thể đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay cũng như công tác thẩm định, đánh giá trong việc lựa chọn khách hàng để cho vay của ngân hàng. Từ bảng số liệu 4.23 cho thấy, hệ số thu nợ cao, đều trên 89% và biến động tương đối qua các năm. Nguyên nhân của sự biến động trên là do các doanh nghiệp và các hộ sản xuất vay vốn trả đúng hạn vì thế hệ số thu nợ được tăng lên, tuy nhiên đến năm 2011 thì hệ số này lại giảm xuống do một phần vì nền kinh tế

70

gặp nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh gặp nhiều trở ngại chủ quan và khách quan gây ảnh hưởng cho một số khách hàng, doanh nghiệp không có điều kiện, khả năng trả nợ.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ tăng 0,98% so với cùng kỳ năm 2012, đạt 94,31%.

Qua phân tích hệ số thu nợ cho thấy, tình hình thu nợ của ngân hàng đạt hiệu quả khả quan. Các món vay được thu hồi vốn tiến triển tốt hay cũng như công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thẩm định cho vay khách hàng hay công tác thu nợ được thực hiện tốt hơn. Song, để công tác thu nợ đạt kết quả tốt hơn thì ngân hàng cần phấn đấu nhiều hơn trong việc thẩm định và đôn đốc khách hàng trả nợ.

4.4.4 Vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, phản ánh số vốn đầu tư quay vòng nhanh hay chậm, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Trong 3 năm qua số vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng đang có xu hướng tăng. Năm 2010 là 1,90 vòng, năm 2011 là 1,86 vòng, tức kỳ thu tiền bình quân là khoảng 194 ngày.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay tín dụng là 1,77 vòng giảm 0,12 vòng so với cùng kỳ năm trước. Vòng quay tín dụng giảm dần cũng do bị ảnh hưởng bởi tình hình khó khăn của kinh tế khi lạm phát tăng cao, đẩy chi phí, giá thành lên cao ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất nên thu hồi nợ có phần chậm lại so với trước đây, vì vậy vòng quay vốn tín dụng giảm đi.

4.4.5 Nợ xấu ngắn hạn/Dư nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu này giúp đo lường hiệu quả hoạt động cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn càng không tốt. Chỉ tiêu nợ xấu trên dư nợ của ngân hàng qua ba năm đều biến động. Nhưng nhìn chung, vẫn đạt được chỉ tiêu mà ngân hàng mà đã đề ra là dưới mức 3% theo kế hoạch. Cụ thể, năm 2010 chỉ tiêu này là 1,69%, năm 2011 chỉ tiêu này tăng lên 2,33%, do nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của dư nợ, cụ thể là dư nợ tăng 29,73% trong khi đó nợ xấu tăng thêm đến 78,91%. Đến năm 2012, chỉ số này giảm còn 1,84% do nợ xấu giảm 6,47%, trong khi dư nợ tăng 18,09%. Trong năm 2011, chỉ tiêu này cao nhất do nợ xấu tăng cao vì trong năm này các khách hàng kinh doanh không đạt hiệu quả cao, một số khách hàng tuy có khả năng trả nợ nhưng không có thiện chí trả nợ cho ngân hàng, các món vay đến hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ nên dần được chuyển qua các nhóm nợ xấu. Đến năm 2012, chỉ tiêu này giảm đáng kể, một phần do khách hàng kinh doanh có hiệu quả, một phần do có những khách hàng đi làm ăn xa có nguồn

71

thu nhập về trả nợ cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng đưa ra cơ quan pháp luật khởi kiện đối với những khách hàng có khả năng trả nợ nhưng kỳ kèo không trả nợ.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, chỉ tiêu này giảm 0,67% so với cùng kỳ năm 2012 và ở mức là 1,84%, do nợ xấu giảm 13,09% trong khi dư nợ tăng với tốc độ là 24,65%.

Qua phân tích các chỉ tiêu này cho thấy, hoạt động cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt hiệu quả tín dụng. Nhìn chung, dư nợ tăng, hệ số thu nợ tăng, nợ xấu được khống chế giảm dưới mức 3%. Đạt được kết quả như trên là do ngân hàng luôn chú trọng vào công tác tìm kiếm thu hút khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, chú trọng công tác thẩm định và quản lý nợ nhằm hạn chế nợ xấu một cách tốt nhất.

72

CHƯƠNG 5

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

TẠI NHNo & PTNT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

5.1 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN NGẮN HẠN

5.1.1 Thuận lợi

Là một trong những ngân hàng ra đời sớm nhất, NHNo & PTNT TPCT được đa số khách hàng biết đến, là ngân hàng có thương hiệu, uy tín lâu đời, là nơi đáng tin cậy để gủi tiền nên nguồn vốn huy động ngắn hạn từ dân cư tương đối cao. Đây là nguồn vốn chủ yếu để cho vay ngắn hạn. Với thị phần lớn, mạng lưới rộng khắp ở các quận huyện, gồm 2 phòng giao dịch và 7 chi nhánh. Địa điểm kinh doanh và phòng giao dịch đều nằm trong trung tâm Thành phố, ở những khu vực đông dân cư, thuận lợi cho việc giao dịch, tiếp xúc khách hàng. Đây là những điểm thuận lợi tác động tích cực đến công tác huy động vốn cho ngân hàng.

Có cơ sở vật chất khang trang, địa điểm giao dịch thuận lợi, ứng dụng công nghệ hiện đại, quá trình giao dịch thanh toán được phát triển. Số lượng cán bộ, công nhân viên đông. Cán bộ, công nhân viên có thâm niên, yêu nghề, có kinh nghiệm quản lý, tổ chức, trình độ cán bộ ngày càng được nâng cao ; sự kết hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, đoàn kết trong nội bộ cơ quan là yếu tố tạo tiền đề cho sự phát triển ổn định bền vững của tổ chức.

Bên cạnh, sự cạnh tranh gay gắt khi tồn tại nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn quận, nhưng nó cũng có mặt thuận lợi là tạo được một hệ thống liên kết giữa các ngân hàng, tạo thêm điều kiện trong việc quản lý khách hàng được chặt chẽ hơn. Việc thanh toán bù trừ và thực hiện các dịch vụ tiện ích cho khách hàng cũng diễn ra hết sức nhanh chóng, nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.

5.1.2 Khó khăn

Trong thời gian qua, có lúc lãi suất huy động cao tạo thuận lợi cho công tác huy động vốn nhưng đồng thời cũng tạo áp lực cho doanh số cho vay khi mà lãi suất huy động tăng cao cũng đồng nghĩa với việc lãi suất cho vay cũng tăng theo để bù đắp chi phí cho ngân hàng. Khi đó, khách hàng do dự trong việc quyết định vay vốn ngân hàng.

Trong hoạt động cho vay NH, do thời gian vay ngắn mà khối lượng khách hàng lại chiếm đa số nên khối lượng hồ sơ vay nhiều trong khi số lượng

73

nhân sự thì lại hạn chế, việc kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích ghi trên hợp đồng tín dụng hay không là điều không dễ dàng.Vì vậy, công tác thẩm định và xử lý hồ sơ vay vốn cũng gặp nhiều khó khăn. Đây là điểm cần xem xét, giải quyết tốt hơn trong thời gian tới. Bên cạnh đó, hộ sản xuất, cá nhân là những khách hàng chủ yếu của ngân hàng với phương án kinh doanh mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Trong những năm gần đây, dịch bệnh hay xảy ra nên ảnh hưởng đến công tác thu nợ trong cho vay ngắn hạn, nợ xấu tăng.

Thị phần ngày càng bị chia sẻ, cạnh tranh ngày càng gay gắt, không chỉ riêng các ngân hàng trong nước mà còn có các đối thủ ngân hàng nước ngoài, vì thế ngân hàng phải đối mặt với những sự cạnh tranh quyết liệt.

5.2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN

5.2.1 Về huy động vốn

Trước áp lực cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các ngân hàng đều tung ra những phương thức huy động vốn khá hấp dẫn, sản phẩm huy động vốn đa dạng và lãi suất huy động gần như nhau. Nên em đưa ra một số giải pháp sau:

- Thực hiện tuyên truyền quảng cáo, tiếp thị dưới nhiều hình thức. Phát triển mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn thông qua cải tiến và nâng cao hiệu quả công tác thanh toán hoặc có chính sách ưu đãi phí dịch vụ, lãi suất tiền gửi. Hiện nay, trên địa bàn có rất nhiều ngân hàng hoạt động cạnh tranh ngày càng gay gắt, bên cạnh việc thu hút bằng lãi suất thì ngân hàng nên đưa ra các chương trình khuyến mãi, tích điểm tạo tính hấp dẫn cho sản phẩm, thu hút khách hàng tham gia chương trình tạo điều kiện thuận lợi cho công tác huy động vốn.

- Nâng cao, cải tiến hơn nữa chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng. Đây là vấn đề đánh vào tâm lý khách hàng, khi khách hàng cảm thấy hài lòng họ sẽ giao dịch lâu dài với ngân hàng, sử dụng thêm các dịch vụ kèm theo của ngân hàng và giới thiệu thêm khách hàng mới cho ngân hàng. Thực tế cho thấy, việc khách hàng lựa chọn ngân hàng để gửi tiền phụ thuộc khá nhiều vào chất lượng dịch vụ, phong cách phục vụ của nhân viên ngân hàng.

- Bên cạnh đó, ngân hàng cần phấn đấu hoàn thiện công nghệ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Điều đó sẽ thu hút

74

được tối ưu nguồn vốn trong giao dịch của khách hàng cá nhân, tạo thêm một nguồn vốn ổn định tương đối để đáp ứng các nhu cầu vay vốn của khách hàng.

5.2.2 Về sử dụng vốn

Trước tiên, ngân hàng cần đề ra chiến lược hoạt động tín dụng cụ thể, rõ ràng và xem xét nguồn vốn cấp tín dụng là bao nhiêu, hoạch định xem khả năng cấp tín dụng của ngân hàng tập trung vào loại khách hàng nào, cần hướng tới loại khách hàng nào khác hay cần hạn chế cấp tín dụng cho những đối tượng nào. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng cần chú trọng đến việc tiến hành phân khúc thị trường. Tiếp tục đẩy mạnh dư nợ tín dụng vững chắc, đồng đều phù hợp với các ngành nghề, không đầu tư tập trung.

Đi đôi với việc cho vay, ngân hàng nên tăng cường hơn các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng trong việc đáp ứng các điều kiện vay vốn như: tư vấn thiết lập phương án, dự án, hỗ trợ công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo, cung cấp thông tin kinh tế tài chính. Những dịch vụ này mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng bởi vì quá trình trao đổi thông tin giúp ngân hàng hiểu rõ hơn về khách hàng, chủ động lựa chọn khách hàng tốt hơn.

5.2.3 Quản lý rủi ro

Ngân hàng cần có kế hoạch HĐ vốn và cho vay để đảm bảo ngân hàng vừa cho đủ lượng vốn cho khách hàng vay vừa đảm bảo đủ chi trả các khoản giao dịch hàng ngày. Bên cạnh đó, ngân hàng phải theo dõi việc sử dụng vốn của khách hàng, xem khách hàng có thực hiện được đầy đủ những điều khoản thoả thuận trong hợp đồng để đảm bảo ngân hàng thu hồi nợ cả gốc lẫn lãi. Trong những năm qua, hệ số thu nợ của ngân hàng tuy cao nhưng cũng cần chú ý hơn nữa trong vấn đề thu hồi nợ từ khách hàng. Đây là một điều đáng quan tâm và ngân hàng cần chú trọng hơn nữa để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động cho vay NH nói riêng trên địa bàn thành phố. Bởi như đã phân tích, nợ xấu của chi nhánh phát sinh và tăng nhanh trong năm 2011 do tác động từ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đối với nợ xấu do khách hàng có nguồn trả nợ nhưng kỳ kèo không trả nợ thì khi các khoản vay đã được giải ngân thì cán bộ tín dụng phải có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi định kỳ việc thực hiện trả nợ, đôn đốc việc trả nợ khi các khoản nợ đó đã quá hạn theo kế hoạch trả nợ mà không có sự điều chỉnh. Sau khi Ngân hàng đã thực hiện các biện pháp nhưng thu hồi nợ không hiệu quả thì Ngân hàng nên cần sự hỗ trợ của các cơ quan pháp luật nhằm hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ vay.

75

Đối với nợ xấu do nguyên nhân chủ quan từ ngân hàng thì trong công tác thẩm định khách hàng, hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải thực hiện nghiêm túc hơn quy trình cho vay, thường xuyên cập nhật thông tin về khách hàng, thực hiện việc định kỳ hạn chính xác, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, thực hiện tốt công tác chấm điểm, xếp loại khách hàng,

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)