Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 58 - 68)

4.3.2.1 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng phân theo ngành kinh tế

Công tác thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi Ngân hàng. Việc thu hồi nợ có tốt hay không là do mỗi Ngân hàng biết tính toán và tránh được những rủi ro có thể xảy ra, từ đó việc thu hồi nợ mới đúng hạn và nhanh chóng. DSTN phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng thể hiện uy tín của khách hàng là việc khách hàng có sử dụng

51

vốn vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng với Ngân hàng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.

52

Bảng 4.13: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp

& Lâm nghiệp 426.020 9,51 464.107 8,13 557.305 12,41 38.087 8,94 93.198 20,08 2. Thủy sản 727.056 16,23 722.135 12,65 492.189 10,96 (4.921) (0,68) (229.946) (31,84) 3. Công nghiệp chế biến 936.706 20,91 1.298.701 22,75 1.186.912 26,43 361.995 38,65 (111.789) (8,61) 4. Xây dựng 224.881 5,02 284.287 4,98 292.349 6,51 59.406 26,42 8.062 2,84 5. Thương mại – dịch vụ 1.559.832 34,82 1.161.124 20,34 1.222.838 27,23 (398.708) (25,56) 61.714 5,32 6. Ngành khác 605.208 13,51 1.778.221 31,15 739.182 16,46 1.173.013 193,82 (1.039.039) (58,43) Tổng cộng 4.479.702 100,00 5.708.575 100,00 6.751.084 100,00 1.228.873 27,43 1.042.509 18,26

53 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

9,51 8,13 12,41 16,23 12,65 10,96 20,91 22,75 26,43 5,02 4,98 6,51 34,82 20,34 27,23 13,51 31,15 16,46 Ngành khác Thương mại – dịch vụ Xây dựng

Công nghiệp chế biến Thủy sản

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Hình 4.9: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2012 – 2013

Nhìn chung, DSTN trong giai đoạn này tăng liên tục qua các năm. Năm 2011, tốc độ cao hơn so với năm 2012. Năm 2011, DSTN đạt 4.479.702 triệu đồng, tăng 27,43% so với năm trước. Năm 2012, DSTN tiếp tục tăng 18,26% so với cùng kỳ năm trước.

- Đối với Thương mại - dịch vụ: trong 3 năm qua công tác thu nợ đối với ngành này có sự thay đổi đáng kể trong DSTN của ngân hàng. Cụ thể, DSTN năm 2011 của ngành này giảm mạnh so với năm 2010, giảm 398.708 triệu đồng, tức giảm mạnh 25,56% so với năm 2010. Năm 2012, doanh số thu nợ tăng nhanh trở lại và chiếm tỷ lệ cao nhất là 27,23% trong tỷ trọng DSTN. Do trong năm 2011, tình hình lạm phát tăng, giá cả tăng cao, đẩy chi phí tăng cao, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN, nhiều DN buộc phải đóng cửa, phá sản vì hoạt động thua lỗ nên công tác thu nợ của ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, từ đó dẫn đến DSTN giảm mạnh trong năm đó.

- Đối với ngành khác: DSTN cũng thay đổi nhiều so với các ngành khác. Năm 2011 thu nợ đạt 1.778.221 triệu đồng, tăng 193,82% so với năm 2010, chiếm 31,15% trong tỷ trọng thu nợ. Năm 2012, thu nợ ngành này chiếm 16,46% trong cơ cấu thu nợ, đã giảm đi 58,43% so với cùng kỳ năm 2011. Ngành khác gồm các ngành: sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước; bán, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và các động cơ khác; cung cấp

54

nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải. Các ngành này cũng ít bị ảnh hưởng từ những tác động xấu của nền kinh tế trong giai đoạn này. Do DSCV cao và khả năng trả nợ tốt hơn nên DSTN trong năm 2011 tăng nhanh hơn so với cùng kỳ.

- Đối với ngành thủy sản: Thu nợ đối với ngành này tuy giảm mạnh hơn so với các ngành trong năm 2012. Cụ thể, năm 2012 thu nợ giảm 229.946 triệu đồng với tốc độ giảm là 31,84% so với năm 2011. Vì DSCV giảm mạnh nên DSTN cũng giảm theo, bên cạnh đó do các món vay này một phần kinh doanh thua lỗ vì dịch bệnh thêm vào đó mấy năm nay người dân gặp khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập nên họ không có nhiều khả năng trả nợ.

- Đối với ngành xây dựng: Nhìn chung, xu hướng thu nợ của ngành xây dựng vẫn tăng. Doanh số thu nợ liên tục tăng, mặc dù trong những năm qua tình hình bất động sản gặp khó khăn nhưng công tác thu nợ vẫn đảm bảo. Thêm vào đó, TPCT cũng ưu tiên cho ngành này, việc quan tâm cũng như tạo lập mối quan hệ ngành này trở nên có lợi trong công tác thu nợ của ngân hàng hơn. Cụ thể, năm 2011, thu nợ ngành xây dựng là 284.287 triệu đồng, tăng tăng 26,42% so với năm 2010 và chiếm tỷ lệ là 4,98%. Năm 2012, DSTN ngành này là 292.349 triệu đồng, tức chỉ tăng thêm 2,84% so với năm 2011 và chiếm tỷ lệ là 6,51% trong tổng thu nợ các ngành kinh tế.

- Nông nghiệp và lâm nghiệp: DSCV tăng đồng thời DSTN cũng tăng là tín hiệu tốt trong việc mở rộng tín dụng. Năm 2011, DSTN là 464.107 triệu đồng, tăng 38.087 triệu đồng, tăng tỷ lệ tương ứng là 8,94% so với năm 2010. Bước đến năm 2012, thu nợ đạt 557.305 triệu đồng, tăng 93.198 triệu đồng, tăng 20,08% so với năm 2011. Nguyên nhân là do khách hàng khi vay vốn NH để bổ sung nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt, số tiền vay thì không lớn lắm đồng thời do tính chất vòng quay vốn NH nhanh nên khách hàng thu hồi vốn nhanh trả nợ cho Ngân hàng, ngoài ra các cán bộ tín dụng luôn tích cực theo dõi, đôn đốc khách hàng trả nợ, kiểm tra để hướng dẫn khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích như đã thỏa thuận. Vì vậy, DSTN theo thời hạn đều tăng rất nhanh qua các năm, thể hiện ưu thế của các khoản vay NH tăng.

55

Bảng 4.14: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6T/2013 – 6T/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp

& lâm nghiệp 225.760 8,37 349.081 9,33 123.321 54,62 2. Thủy sản 277.278 10,28 338.231 9,04 60.953 21,98 3. Công nghiệp chế biến 534.596 19,82 930.135 24,86 395.539 73,99 4. Xây dựng 203.103 7,53 237.959 6,36 34.856 17,16 5. Thương mại – dịch vụ 1.443.301 53,51 1.878.603 50,20 435.302 30,16 6. Ngành khác 13.486 0,50 7.483 0,20 (6.003) (44,51) Tổng cộng 2.697.254 100,00 3.741.492 100,00 1.044.238 38,71

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu nợ, dư nợ theo ngành quý I, II năm 2012, 2013

Trong 6 tháng đầu năm 2013, tình hình thu nợ tăng 38,71% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ riêng có ngành ngành khác giảm 44,51% so với cùng kỳ năm trước, còn lại DSTN đối với các ngành đều tăng so với cùng kỳ trước.

56 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

49,66 52,99 55,93 0,35 0,56 0,73 49,89 46,34 43,19 Hộ sản xuất Hợp tác xã

DN ngoài quốc doanh DNNN

4.3.2.2 Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn của ngân hàng phân theo thành phần kinh tế

Bảng 4.15: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tổng hợp thu nợ, dư nợ DN theo thành phần kinh tế năm 2010, 2011, 2012

Hình 4.17: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 - 2012

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. DNNN 4.480 6.279 10.127 1.800 37,06 3.848 61,27 2. DN ngoài quốc doanh 2.224.620 3.024.974 3.775.881 800.354 35,57 750.907 24,82 3.Hợp tác xã 15.679 31.968 49.283 16.289 103,2 17.315 54,16 4.Hộ sản xuất 2.234.923 2.645.354 2.915.793 410.430 18,01 270.440 10,22 Tổng cộng 4.479.702 5.708.575 6.751.084 1.228.873 27,05 1.042.509 18,26

57

Nhìn chung, DSTN của mọi thành phần kinh tế đều có chiều hướng tăng. Qua bảng số liệu 4.15 ta thấy, đối tượng thu nợ nhiều nhất về tốc độ, tỷ trọng là các DN ngoài quốc doanh và hộ sản xuất, kế đến là hợp tác xã và chiếm tỷ trọng thấp còn lại là đối tượng các DN quốc doanh.

Đối với các DN ngoài quốc doanh, tình hình thu nợ diễn ra khá thuận lợi. Năm 2010, DSTN đạt 2.224.620 triệu đồng, chiếm 49,66%. Sang năm 2011, DSTN tăng 35,57% so với năm trước, tương đương tăng 800.354 triệu đồng, chiếm gần 53% trong DSTN. Đến năm 2012, doanh số thu nợ tiếp tục tăng thêm 24,82% so với cùng kỳ, tương đương tăng thêm 750.907 triệu đồng, chiếm gần 56% tổng thu nợ. DN ngoài quốc doanh có thể tham gia vào hầu hết mọi ngành nghề kinh doanh, có mặt trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ kể cả những lĩnh vực có quy mô thị trường nhỏ hay những ngành cần phương tiện máy móc hiện đại mà các thành phần kinh tế khác không muốn tham gia hay không thể đầu tư. Vì hiệu quả sản xuất hoạt động kinh doanh gắn liền trực tiếp đến lợi ích của DN, cá nhân sản xuất nên các DN luôn tập trung cao về sức lực, trí tuệ, tài sản để có thể tồn tại và đứng vững trên thị trường. Do đó, khi DN đã vay vốn ngân hàng, bằng phương án kinh doanh của mình, với khả năng tự chủ trong tài chính, hoạt động năng động, luôn tìm cách quay đồng vốn nhanh, táo bạo tìm kiếm lợi nhuận trong thị trường đã giúp DN kinh doanh có hiệu quả, tạo cơ sở tốt cho công tác thu nợ của ngân hàng và dĩ nhiên DSTN đối với DN ngoài quốc doanh cũng tiến triển tốt hơn.

Đối với hợp tác xã, DSTN đối với đối tượng này tăng với tốc độ nhanh nhất trong các thành phần kinh tế trong năm 2011. Năm 2010, DSTN đạt 15.679 triệu đồng, chiếm 0,35% trong tổng thu nợ. Sang năm 2011, DSTN tăng 103,16% so với năm trước, chiếm 0,56%. Đến năm 2012, DSTN tiếp tục tăng thêm 54,16% so với cùng kỳ, tương đương tăng 17.315 triệu đồng, chiếm 0,73% trong tỷ trọng thu nợ. Vậy tỷ trọng hàng năm tăng và tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng nhanh nhất là vào năm 2011.

Đối với hộ sản xuất, tình hình thu nợ tăng liên tục. Năm 2010, DSTN đạt 2.234.923 triệu đồng, chiếm 49,89%. Sang năm 2011, DSTN tăng 18,01% so với năm trước, tương đương 410.431 triệu đồng, chiếm 46,34%. Đến năm 2012, DSTN tiếp tục tăng, tăng 10,22% so với cùng kỳ, tương đương tăng 270.440 triệu đồng, chiếm 43,19% tổng thu nợ ngắn hạn của ngân hàng. Hầu hết, hộ sản xuất có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất kinh doanh mang tính tự cung, tự cấp, bên cạnh mặt hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất, về phía Ngân hàng cũng quan tâm, tư vấn hỗ trợ trong quá trình vay vốn để kinh doanh, do

58

công tác theo dõi, giám sát được thực hiện tốt, khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích, tạo được lợi nhuận khi sản xuất nên DSTN đối với đối tượng này tăng liên tục qua các năm.

Đối với thành phần DNNN, tình hình thu nợ liên tục tăng, tăng mạnh trong năm 2012. Năm 2010, DSTN đạt 4.480 triệu đồng, chiếm 0,10%. Sang năm 2011, DSTN tăng 37,06% so với năm trước, tương đương tăng 1.800 triệu đồng, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu thu nợ là 0,11%. Đến năm 2012, DSTN tăng 61,27%, vẫn với tỷ trọng vẫn thấp trong các thành phần kinh tế.

Bảng 4.16: Doanh số thu nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn:Báo cáo tổng hợp thu nợ, dư nợ theo thành phần kinh tế quý I, II năm 2012, 2013

Bước sang đầu năm 2013, tình hình DSTN tăng so với cùng kỳ năm trước. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng thu nợ là 2.697.254 triệu đồng, tăng thêm 38,71%, tương ứng khoản thu nợ tăng thêm 1.044.238 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012.

Xét riêng theo từng thành phần kinh tế, ta thấy tình hình thu nợ của ngân hàng đối với DN ngoài quốc doanh là tăng thu nhanh hơn các thành phần kinh tế khác. Trong 6 tháng đầu năm 2012, thu nợ là 1.461.328 triệu đồng, chiếm 52,51%, sang cùng kỳ năm nay là 2.156.596 tiệu đồng, tăng 52,27%, tương ứng 740.268 triệu đồng, chiếm 57,64% trong tổng thu nợ. Đối với hộ sản xuất thu nợ vào đầu năm 2013 tăng 24,45% so với cùng kỳ.

Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6T/2013 - 6T/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.DNNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2. DN ngoài quốc doanh 1.416.328 52,51 2.156.596 57,64 740.268 52,27 3. Hợp tác xã 16.993 0,63 11.973 0,32 (5.020) (29,54) 4. Hộ sản xuất 1.263.933 46,86 1.572.923 42,04 308.990 24,45 Tổng cộng 2.697.254 100,00 3.741.492 100,00 1.044.238 38,71

59

Tương tự như DSCV, DSTN của Ngân hàng tăng chủ yếu nhờ sự gia tăng của thu nợ các đối tượng vay đặc biệt là các DN ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Đây là hai đối tượng mang lại nguồn thu lớn cho Ngân hàng, doanh số vay nợ cao và doanh số trả nợ cũng cao. Các đối tượng này luôn mong muốn trả nợ để có thể tiếp tục hợp tác cùng Ngân hàng, khả năng tài chính lớn nên việc trả nợ cũng đúng hạn. Bên cạnh đó, do Ngân hàng cũng rất thận trọng trong việc lựa chọn khách hàng, thường chọn các DN, hộ sản xuất có uy tín, có phương án kinh doanh rõ ràng, cụ thể để đầu tư tín dụng để cho vay, nên công tác thu nợ cũng tiến triển hơn nhiều so với các đối tượng khác.

60

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)