Sơ lược về tình hình huy động vốn của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 34 - 41)

Nguồn vốn HĐ của ngân hàng thương mại phần lớn do thu nhập từ dân cư tạm thời nhàn rỗi trong sản suất kinh doanh được gửi vào Ngân hàng với các mục đích khác nhau. Ngân hàng đóng vai trò tập trung nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế để chuyển đến các nhà đầu tư, sản xuất có nhu cầu về vốn để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của chính họ, nhờ vậy qua đó thúc đẩy sự phát triển chung của nền kinh tế. Ngân hàng và các hoạt động về nguồn vốn đóng vai trò chi phối và quyết định trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển không chỉ của riêng bản thân Ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của một quốc gia.

Theo quan niệm của các nhà kinh tế học và các nhà ngân hàng thì trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng ngoài nguồn vốn thuộc chủ sở hữu thì tất cả các nguồn vốn còn lại được coi là nguồn vốn HĐ. Như vậy, nguồn vốn HĐ của các Ngân hàng thương mại chiếm tỷ trọng tới hơn 90% trong tổng nguồn vốn8. Vì vậy, các hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng tồn tại và phát triển

8

Trần Hoài Nam. Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .<http://old.voer.edu.vn/module/kinh- te/nguon-von-cua-ngan-hang-thuong-mai.html>. [Ngày truy cập: 25 tháng 9 năm 2013]

27

được là nhờ nguồn vốn HĐ này. Do vậy, công tác HĐ vốn đối với mỗi Ngân hàng là hoạt động không thể thiếu được và nó giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Nguồn vốn HĐ càng dồi dào càng giúp Ngân hàng có thể tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế. Ta hãy xem xét tình hình huy động vốn của chi nhánh trong 3 năm qua như sau:

28

Bảng 4.3: Nguồn vốn huy động của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo k ết quả hoạt động kinh doanh 2010, 2011, 2012

Phân loại Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011 - 2010

Chênh lệch 2012 - 2011 Nguồn vốn huy động Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Phân

loại theo loại tiền

Nội tệ 1.756.367 95,60 2.188.090 74,06 2.717.397 93,28 303.723 16,12 529.307 24,19 Ngoại tệ quy đổi 86.677 4,40 72.153 2,44 195.781 6,72 (14.524) (16,76) 123.628 171,34 2. Phân loại theo nhóm khách hàng HĐ từ dân cư 1.478.503 75,01 1.955.105 93,43 2.525.766 86,68 1.281.829 86,70 570.671 29,19 TG từ các TCKT 263.664 13,38 188.775 6,39 240.192 8,25 (74.889) (28,40) 51.417 27,24 TG từ TCTC 107.653 5,46 5.496 0,19 4.658 0,16 (102.157) (94,89) (838) (15,25) HĐ bằng GTCG 121.224 6,15 85.120 2,88 143.113 4,91 (36.104) (29,78) 57.993 68,13 3. Phân loại theo thời hạn gửi TG KKH 467.289 23,71 250.594 8,48 375.291 12,88 (216.695) (46,37) 124.697 49,76 TG CKH <12 tháng 1.374.755 69,75 1.875.600 63,48 1.909.451 65,55 500.845 36,43 33.851 01,80 TG CKH từ 12 – 24 tháng 127.187 6,49 827.122 28,00 628.093 21,56 699.142 546,29 (199.029) (24,06) -TG CKH > 24 tháng 1.020 0,05 1.187 0,04 343 0,01 167 16,37 (844) (71,10) Tổng cộng 1.971.044 100,00 2.149.276 100,00 2.913.729 100,00 983.459 49,90 764.453 35,57

29

Qua bảng 4.3 ta thấy, nhìn chung tổng nguồn vốn HĐ trong 3 năm qua có tăng trưởng liên tục. Năm 2010 tổng nguồn vốn HĐ là 1.971.044 triệu đồng, sang năm 2011 huy động nhiều thêm 307.065 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 16,67% so với năm 2010. Bước đến năm 2012, nguồn vốn huy động tăng so với năm 2011 là 35,57%, tăng hơn 764.453 triệu đồng. Sự thay đổi này cũng là sự biến động nhẹ do ảnh hưởng của môi trường kinh tế. Bởi trong năm 2012, trên cơ sở mục tiêu tổng quát năm 2012 của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ để một phần kiềm chế lạm phát nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng kinh tế hợp lý. Tuy lãi suất HĐ giảm xuống theo định hướng, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và lạm phát, nhưng kênh HĐ vốn vẫn tăng trưởng liên tục để đáp ứng tốt cho công tác cho vay của ngân hàng.

Tiền gửi nội tệ là khoản tiền gửi cơ bản mà các ngân hàng thương mại nhận được, nguồn vốn nội tệ là nguồn vốn chủ yếu đối với các ngân hàng. Nó phụ thuộc vào mức thu nhập trong nước và lãi suất HĐ trong từng thời kỳ. Loại tiền này thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượng tiết kiệm. Qua bảng ta thấy nội tệ gửi tiết kiệm chiếm 95% tổng nguồn vốn HĐ vào năm 2010 và tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Nếu phân loại theo nhóm khách hàng thì tỷ trọng lượng vốn HĐ tiền gửi từ dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong những năm qua. Cụ thể năm 2010, HĐ vốn trong dân cư đạt 1.478.503 triệu đồng chiếm 75,01% trong tổng nguồn vốn HĐ, tăng 182 tỷ so với đầu năm và đạt 101,2% theo kế hoạch. Năm 2011, tiền gửi từ dân cư tăng mạnh hơn so với 2010 đạt 1.955.105 triệu đồng tăng 32,24%, hay tăng 476.702 triệu đồng so với năm 2010. Mặt khác, do ngân hàng đã có những bước điều chỉnh lãi suất hợp lý, đưa ra nhiều kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng lựa chọn, đa dạng hoá các hình thức trả lãi. Bên cạnh đó, ngân hàng còn nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng để thu hút vốn nhàn rỗi từ phía dân cư. Ngân hàng đã mở rộng mạng lưới, tạo uy tín, trong tầng lớp dân cư đáp ứng truyền bá quảng cáo của ngân hàng ngày càng được cải thiện hơn, đến với nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Điểm đáng chú ý trong năm 2011 là tiền gửi dân cư tăng cao so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế (TCKT). Cụ thể là tiền gửi tiết kiệm dân cư tăng đến 32,24% so với cuối năm 2010, trong khi tiền gửi của TCKT giảm 28,40%. Có thể nói, diễn biến này phù hợp với tình hình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Trong điều kiện các kênh đầu tư như ngoại tệ, vàng, chứng khoán, bất động sản chưa có nhiều khả quan, tiền gửi vào ngân hàng vẫn tiếp tục là kênh đầu tư hấp dẫn, an toàn và hiệu quả. Tăng trưởng HĐ vốn thời điểm này

30

cho thấy sức cầu tiêu dùng của nền kinh tế chưa khả quan, người dân thay vì dùng vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng, vẫn chọn kênh tiền gửi để tích lũy. Người dân vẫn chọn kênh tiền gửi ngân hàng, trong khi các DN, TCKT vẫn chưa mạnh dạn vay vốn dù lãi suất cho vay đã giảm nên chủ yếu sử dụng nguồn vốn lưu động tự có để xoay sở. Hơn nữa, trước đây DN thường dùng tiền nhàn rỗi để gửi không kỳ hạn nhưng thời điểm vào năm 2011 khi các kênh đầu tư không chắc chắn khởi sắc thì bản thân DN cũng phải tính toán cân nhắc kỹ lưỡng, tính toán để không phải bị mất mát quá nhiều. Nên khi có tiền, DN có xu hướng trả nợ liền để giảm bớt chi phí vay vốn, khi thật sự cần thiết họ mới đi vay9. Đó là lý do vì sao tiền gửi dân cư tăng cao so với tiền gửi của các TCKT. Đến năm 2012, lãi suất giảm nhưng tiền gửi, huy động từ dân cư vẫn tăng một khoảng là 764.453 triệu đồng, tức đã tăng 35,57% so với năm 2011. Vốn HĐ trong dân cư vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 87%, do mục tiêu của NHNo & PTNT nói chung và chi nhánh Cần Thơ nói riêng là chú trọng đảm bảo cơ cấu, tăng trưởng nguồn vốn có tính ổn định cao từ dân cư, các TCKT; thực hiện đa dạng sản phẩm mang đến nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.

9

Thanh Thiên. Huy động tăng vẫn cạnh tranh hút vốn. <http://www.vinacorp.vn/news/huy-dong- tang-van-canh-tranh-hut-von/ct-530492>, [Ngày truy cập: 27 tháng 9 năm 2013]

31

Bảng 4.4:Nguồn vốn huy động của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Phân loại Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm

2012

6 tháng đầu năm 2013

Chênh lệch

6T/2013 – 6T/2012

Nguồn vốn huy động Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.Phân loại theo loại tiền tệ - Nội tệ 2.457.843 98,43 3.232.843 98,34 775.000 31,53 - Ngoại tệ quy đổi 39.266 1,57 54.654 1,66 15.388 39,19

2. Phân loại theo nhóm khách hàng

- HĐ từ dân cư 2.140.968 85,74 2.735.628 83,21 594.660 27,78 - TG từ các TCKT 217.148 8,70 388.143 11,81 170.995 78,75 - TG từ TCTC 71.940 2,88 80.893 2,46 8.953 12,45 - HĐ bằng GTCG 67.053 2,69 82.833 2,52 15.780 23,53 3. Phân loại theo thời hạn gửi

- TG KKH 350.383 14,03 509.039 15,48 158.656 45,28 - TG CKH <12 tháng 1.938.318 77,62 2.222.132 67,59 283.814 14,64 - TG CKH từ 12-24 tháng 207.899 8,33 555.596 16,90 347.697 167,24 - TG CKH >24 tháng 509 0,02 730 0,02 221 43,42 Tổng cộng 2.497.916 100,00 3.287.497 100,00 790.388 31,65

32

Huy động vốn là nghiệp vụ quan trọng của ngân hàng để thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, là hành động đi vay nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế của những cá nhân và tổ chức đang thừa vốn nhằm cung cấp vốn cho những cá nhân và tổ chức đang có nhu cầu vay vốn. Vì thế, công tác HĐ vốn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, có ý nghĩa không những đối với chi nhánh NHNo & PTNT TPCT mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế xã hội. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn HĐ của ngân hàng vẫn tăng so với cùng kỳ. So với cùng kỳ năm trước, tổng nguồn vốn HĐ được là 3.287.497 triệu đồng với tốc độ tăng khoảng 31,65%, tức là tăng 790.388 triệu đồng. Trong đó, nội tệ vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng loại tiền gửi HĐ. Tiền gửi tiết kiệm huy động từ dân cư vẫn tăng do lãi suất HĐ vốn tuy không tăng nhưng đây là kênh đầu tư truyền thống, thích hợp với nhiều đối tượng, với lượng tiền nhiều hay ít. Gửi tiết kiệm cũng phù hợp với tâm lý “tích cốc phòng cơ” của nhiều người. Đây là kênh đầu tư an toàn, ít rủi ro và cũng là kênh có tính thanh khoản tương đối cao. Đối với các nhà đầu tư có vốn lớn hơn, nhưng do tạm thời nhàn rỗi hoặc chờ cơ hội đầu tư, nên cũng đã "tạm trú" bằng cách gửi tiết kiệm10. So với 6 tháng đầu năm 2012, thì 6 tháng đầu năm 2013 lượng tiền HĐ từ dân cư cũng tăng đáng kể, tăng gần 30% so với cùng kỳ tương ứng với số tiền là 594.660 triệu đồng. Tiền gửi từ các TCKT cũng tăng nhanh hơn so với tiền gửi từ dân cư. So với cùng kỳ năm trước, tiền gửi của các TCKT tăng 78,75% tương ứng với 170.995 triệu đồng.

10 Nguyễn Hiền . Sức hấp dẫn của kênh đầu tư gửi tiền tiết kiệm. <

http://www.tapchitaichinh.vn/Kinh-te-Dau-tu/Suc-hap-dan-cua-kenh-dau-tu-gui-tiet- kiem/26404.tctc>. [Ngày truy cập: 29 tháng 9 năm 2013]

33

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)