Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 30 - 34)

Nguồn vốn của mỗi Ngân hàng đều giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động của Ngân hàng. Sự tăng hay giảm của nguồn vốn đều ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của Ngân hàng. Căn cứ vào sự biến động của nguồn vốn chúng ta có thể thấy được cơ cấu nguồn vốn như vậy là hợp lý hay chưa và từ đó cũng có thể tìm ra một cơ cấu tốt hơn cho nguồn vốn của Ngân hàng. Vì thế, ngân hàng cần quan sát, đánh giá chính xác từng loại khoản mục nguồn vốn để kịp thời có những chiến lược huy động vốn tốt nhất trong từng giai đoạn.

Bảng 4.1: Nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 -2012

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền % Số tiền % 1.Vốn HĐ 1.842.211 2.149.276 2.913.729 307.065 16,67 764.453 35,57 2.Vốn điều chuyển 1.506.503 2.000.049 2.290.878 493.546 32,76 290.829 14,54 3.Vốn khác 751.597 976.475 1.075.737 224.878 29,92 99.262 10,17 Tổng nguồn vốn 4.100.311 5.125.800 6.280.344 1.025.489 25,01 1.154.544 22,52

Nguồn: Phòng k ế toán NHNo & PTNT Thành phố Cần Thơ

Mỗi ngân hàng đều có cơ cấu nguồn vốn khác nhau. Đối với NHNo & PTNT chi nhánh TPCT thì nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ 3 nguồn quan trọng đó là vốn HĐ và vốn điều chuyển và vốn khác. Mỗi khoản mục nguồn vốn của ngân hàng đều có chi phí sử dụng khác nhau, tính thanh khoản và thời gian hoàn trả cũng khác nhau.

Qua bảng số liệu 4.1 ta thấy, cơ cấu nguồn vốn tương đối ổn định, tổng nguồn vốn của ngân hàng trong 3 năm qua có sự biến động rõ rệt. Năm 2010, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 4.100.311 triệu đồng. Đến năm 2011, tổng nguồn vốn tăng 25,01% tương đương 1.025.489 triệu đồng. Sang năm 2012, tổng nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục tăng 22,52% so với năm trước. Xét từng khoản mục nguồn vốn cụ thể hơn qua biểu đồ sau:

23 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

44,93 41,93 46,39 36,74 39,02 36,48 18,33 19,05 17,13 Vốn khác Vốn điều chuyển Vốn huy động

Hình 4.1: Nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 – 2012

Trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì gồm nhiều nguồn vốn nhưng vốn HĐ là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng. Nguồn vốn HĐ càng dồi dào càng giúp cho Ngân hàng có thể tự chủ hơn trong hoạt động kinh doanh của mình, mở rộng quy mô tín dụng, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế.

Dựa vào hình 4.1, ta thấy nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn là vốn HĐ. Vốn HĐ luôn thay đổi qua các năm nhưng nguồn vốn này vẫn chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2010, nguồn vốn HĐ chiếm gần 44,93% trong tổng nguồn vốn tương ứng với số vốn HĐ được là 1.842.211, tăng 17,8% so với đầu năm và đạt được 90% so với kế hoạch mà Hội sở chính đã giao (1.842 tỷ đồng/2.048 tỷ đồng), chiếm 7,7% thị phần trên địa bàn. Sang năm 2011, nguồn vốn huy động tăng hơn năm trước 16,67%, chiếm 41,93%. Đến năm 2012 tỷ trọng vốn HĐ tăng 35,57% trong cơ cấu tương ứng tăng 764.453 triệu đồng. Đạt được kết quả như vậy là do trong những năm qua, ngân hàng luôn tăng cường công tác HĐ vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng. Công tác HĐ vốn luôn được chú trọng, áp dụng các hình thức HĐ vốn phong phú, đa dạng hóa thời hạn cũng như khung lãi suất linh hoạt cho khách hàng lựa chọn, thực hiện chi trả lãi tiền gửi linh hoạt, tạo được sự tín nhiệm của đông đảo khách hàng nên công tác HĐ vốn cũng thuận lợi và hiệu quả.

Đứng thứ hai trong tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn là vốn điều chuyển. Vốn điều chuyển là nguồn vốn mà chi nhánh điều chuyển từ hội sở hay các chi nhánh khác trong cùng hệ thống khi nguồn vốn HĐ không đủ để đáp ứng cho nhu cầu kinh doanh của ngân hàng. Qua biểu đồ hình 4.1 ta thấy, tuy vốn điều chuyển qua các năm có co giãn đôi chút nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao thứ hai sau nguồn vốn HĐ. Năm 2010, vốn điều chuyển là 1.506.503 triệu đồng chiếm 36,74% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Sang năm 2011, vốn điều chuyển tăng

24

493.546 triệu đồng tương ứng đã tăng 32,76% so với năm. Sang đến năm 2012, tỷ trọng vốn điều chuyển giảm còn 36,48%, tương ứng gần bằng với tỷ trọng trong năm 2010. Do phí điều chuyển của vốn điều chuyển của chi nhánh thấp hơn chi phí HĐ vốn nên khi vốn điều chuyển chiếm hơn 30% trong tỷ trọng tổng nguồn vốn của ngân hàng là cơ cấu bình thường do đặc thù của chi nhánh ngân hàng này.

Bảng 4.2: Nguồn vốn của ngân hàng giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 - 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

6 tháng đầu năm Chênh lệch 2012 2013 6T/2013 - 6T/2012 Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ % 1. Vốn HĐ 2.497.916 3.287.497 790.388 31,65 2. Vốn điều chuyển 2.085.727 2.323.368 237.641 11,39 3. Vốn khác 647.234 710.463 63.229 9,77

Tổng nguồn vốn 5.230.877 6.321.328 1.091.258 20,87

Nguồn: Phòng k ế toán NHNo & PTNT TPCT

Bước sang những tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn của ngân hàng tiếp tục được củng cố duy trì và tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung, trong 6 tháng đầu năm 2013, các loại nguồn vốn trong tổng cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng đều tăng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy, tổng nguồn vốn của ngân hàng trong thời gian này tăng hơn 20,8%, tương ứng với số tiền tăng khoảng 1.091.258 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Để thấy rõ hơn sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013, ta xem xét biểu đồ sau:

25 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 47,75 52,01 39,88 36,75 12,38 11,24 Vốn khác Vốn diều chuyển Vốn huy động

Hình 4.2: Nguồn vốn của Ngân hàng

giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013 Tỷ trọng cơ cấu nguồn vốn vẫn được giữ ổn định cân bằng. Tỷ trọng nguồn vốn cao nhất vẫn là nguồn vốn HĐ, chiếm 52,01% trong 6 tháng đầu năm 2013, tốc độ tăng khoảng 31,65% so với cùng kỳ tương ứng với số tiền là 790.388 tỷ đồng. Đây cũng là nguồn vốn có tốc độ tăng nhanh nhất trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai là vốn điều chuyển với 36,75% trong cơ cấu. Và nguồn vốn chiếm tỷ lệ thấp nhất là vốn khác với 11,24% trong cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng.

Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian – việc điều tiết vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu là vô cùng quan trọng. Vì vậy, nguồn vốn mà ngân hàng muốn điều tiết phải xuất phát từ trong chính nền kinh tế đó, từ việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ bên ngoài. Có như vậy mới đảm bảo chức năng trung gian tài chính của ngân hàng trong nền kinh tế. Hơn nữa, vốn điều chuyển là vốn được điều chuyển từ hội sở chính do vậy không đảm bảo tốt hơn cho chức năng trung gian tài chính như nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Và việc vốn điều chuyển chiếm tỷ trọng nhiều trong cơ cấu nguồn vốn là điều không tốt đối với hoạt động của ngân hàng vì vốn này tuy có thể xin điều chuyển nhưng khoản phí điều hòa cao hơn so với lãi suất HĐ.7 Tuy nhiên, tại ngân hàng này thì chi phí vốn HĐ cao hơn chi phí vốn điều chuyển do vậy vốn điều chuyển vẫn là nguồn vốn quan trọng trong nguồn vốn của ngân hàng. Hoạt động của Chi nhánh chủ yếu phụ thuộc vào vốn HĐ và phần lớn còn lại nhờ vào vốn điều hòa từ Hội sở, vốn HĐ phải chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của

7

26

Ngân hàng thì mới tốt, vì nó chứng tỏ khả năng tự túc của chi nhánh nhiều hơn không phụ thuộc vào nguồn vốn điều hòa từ Hội sở.

Vốn của Ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập hoặc HĐ được, được dùng để cho vay hay thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác hỗ trợ vốn cho nhu cầu sản xuất theo mục tiêu hoạt động riêng của mỗi ngân hàng. Nguồn vốn chi phối toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đặc biệt, cơ cấu nguồn vốn có ảnh hưởng quyết định đến khả năng thực thi các chiến lược kinh doanh, hiệu quả hoạt động và sự phát triển bền vững của chính ngân hàng. Để tìm được một cơ cấu vốn tối ưu không phải là chuyện dễ dàng đối với mỗi ngân hàng. Tuy vốn HĐ tăng qua các năm, qua từng giai đoạn nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của ngân hàng trong việc đầu tư cho hoạt động tín dụng, đặc biệt là chú trọng hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn bởi NHNo & PTNT Việt Nam nói chung và chi nhánh NHNo & PTNT TPCT nói riêng là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nền nông nghiệp nước nhà. Vì vậy, Ngân hàng cần chú trọng công tác HĐ vốn hơn nữa tạo nguồn vốn cho hoạt động cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung để ngân hàng có lợi nhuận cao hơn, không chỉ đạt hiệu quả trong hoạt động kinh doanh mà bên cạnh đó còn thể hiện trách nhiệm xã hội của một DN lớn với sự nghiệp an sinh xã hội của đất nước.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)