Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà Ngân hàng đã thu hồi từ các khoản nợ trong một kỳ nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác khá quan trọng trong hoạt động tín dụng, góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển trong lưu thông. Trong 3 năm qua, cùng với sự thay đổi của DSCV thì DSTN cũng có những sự thay đổi nhất định, ta xem xét cụ thể hơn qua biểu đồ sau:
Hình 4.4: Doanh số thu nợ của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012
Tình hình thu nợ diễn ra khá tốt, DSTN tăng dần và liên tục qua các năm. Doanh số thu nợ năm 2010 là 5.010.399 triệu đồng. Sang năm 2011, doanh số thu nợ tăng 23,15% so với năm trước, tương đương tăng 1.159.776 triệu đồng. Đến năm 2012, DSTN tăng thêm 16,30% so với cùng kỳ.
Theo hình 4.5, xét riêng từng khoản mục trong DSTN ta thấy chiếm tỷ trọng cao nhất là DSTN NH. Năm 2010, thu nợ NH đạt 4.479.702 triệu đồng, chiếm 89,41%. Sang năm 2011, thu nợ NH tăng 27,43% so với năm trước, tương đương 5.708.575 triệu đồng, chiếm 92,60%. Đến năm 2012, thu nợ NH tăng 18,62% so với cùng kỳ, tương đương 6.751.084 triệu đồng, chiếm
40
94,08%. Thực tế, DSTN phù hợp với DSCV hàng năm tại Ngân hàng bởi trong DSCV thì cho vay NH luôn chiếm tỷ lệ cao qua các năm, điều này đã làm cho DSTN cao và thu nợ NH chiếm phần lớn trong tỷ trọng tổng thu nợ. Khoản mục thu nợ trung và dài hạn giảm dần qua các năm. Năm 2010, thu nợ trung và dài hạn là 530.697 triệu đồng, chiếm 10,59%. Sang năm 2011, thu nợ trung và dài hạn giảm 13,02% so với năm trước, tương đương giảm 69.097 triệu đồng, chiếm 7,4% trong tổng thu nợ. Đến năm 2012, thu nợ tiếp tục giảm đi 7,94% so với cùng kỳ, chiếm 5,92% trong DSTN.
Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, DSTN diễn ra khá tốt và tăng hơn so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm 2012, DSTN là 2.870.526 triệu đồng, bước sang cùng kỳ năm nay, DSTN đã tăng thêm 38,82%, tương ứng với số thu nợ tăng thêm là 1.114.378 triệu đồng.
Tóm lại, trong DSTN thì DSTN NH tăng nhanh và liên tục qua các năm, điều này thể hiện thiện chí trả nợ của khách hàng. Mặt khác, nền kinh tế địa phương đã có những chuyển biến tích cực, sản xuất ổn định, các dịch bệnh được ngăn chặn kịp thời giúp người dân yên tâm sản xuất, các đơn vị làm ăn có hiệu quả hơn, góp phần gia tăng khả năng trả nợ của các đơn vị, các cá nhân. Hơn nữa, đó là do năng lực của cán bộ tín dụng không những trong việc nổ lực mở rộng tín dụng, tìm kiếm thị trường để tăng DSCV mà còn trong công tác thẩm định hồ sơ tín dụng, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khi vay nợ Ngân hàng. Hiện nay, nhu cầu vốn cho sản xuất ngày càng bức thiết, nếu xét thấy khách hàng vẫn còn có nhu cầu sử dụng vốn thì ngân hàng nên để họ tiếp tục sử dụng vốn, như vậy ngân hàng sẽ giảm được chi phí thẩm định, chi phí tìm kiếm khách hàng mới, như vậy sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Bên cạnh đó, công tác thu nợ trung và dài hạn chưa thực sự hiệu quả so với thu nợ NH. Việc thu hồi nợ trung và dài hạn chậm có nguyên nhân xuất phát từ 2 phía. Về phía khách hàng và bên ngân hàng. Về phía khách hàng có nhiều nguyên nhân như: khách hàng gặp rủi ro trong kinh doanh như trường hợp khách hàng khi triển khai dự án sản xuất kinh doanh dù có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng vẫn không tránh khỏi những rủi ro do những thay đổi bất ngờ, ngoài dự đoán như sự biến động của thị trường cung cấp, khi có sự khan hiếm của nguyên liệu sẽ đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Khi đó, việc tăng giá hay giảm giá đều ảnh hưởng đến nguồn thu của dự án, nên làm chậm khả năng thu hồi vốn để trả nợ của khách hàng. Hay khi thị trường tiêu thụ gặp khó khăn do sản phẩm không phù hợp với nhu cầu của thị trường, khối lượng sản phẩm dư thừa, ứ đọng ảnh hưởng đến nhà DN không thu hồi vốn đúng thời hạn, hoặc có sự giảm sút do có sự cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ. Hay, do khả năng
41 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
72,97 76,10 71,81
27,03 23,90 28,19
Dư nợ NH
Dư nợ trung và dài hạn
kinh doanh yếu kém của khách hàng, không theo kịp sự biến động, phát triển của thị trường; khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích. Về bên ngân hàng, có thể do quy trình tín dụng không đảm bảo tính khách quan, khoa học, đôi khi quá chặt chẽ, dè dặt với khách hàng tiềm năng nhưng lại nới lỏng với “người quen” nên trong những lần vay sau không kiểm tra toàn diện về tài chính, tài sản đảm bảo. Mặt khác, vấn đề xử lý tài sản đảm bảo còn nhiều bất cập, khi khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, nếu ngân hàng buộc phải xử lý tài sản đảm bảo với ngân hàng. Tuy nhiên, để có thể bán tài sản thu hồi được vốn, ngân hàng phải làm thủ tục hành chính phức tạp, bán đấu giá, phát mãi tài sản theo thủ tục tố tụng cũng khó khăn và kéo dài khiến thời gian thu hồi nợ kéo dài, ảnh hưởng đến DSTN của ngân hàng.