Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 52 - 58)

4.3.1.1 Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế

Bảng 4.6: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011 - 2010 2012 - 2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. Nông nghiệp

& lâm nghiệp 408.517 527.646 767.773 119.129 29,16 240.127 45,50 2. Thủy sản 678.209 698.827 237.696 20.618 3,04 (461.131) (65,99) 3. Công nghiệp chế biến 1.059.359 1.207.880 1.621.583 148.522 14,01 413.702 34,24 4. Xây dựng 248.793 386.599 424.353 137.806 55,38 37.754 9,76 5. Thương mại - dịch vụ 1.790.809 2.221.500 2.027.708 430.691 24,04 (193.792) (8,73) 6. Ngành khác 790.165 1.368.803 2.212.177 578.638 73,22 843.374 61,60 Tổng cộng 4.975.852 6.411.255 7.291.290 1.435.403 28,84 880.035 13,72

45 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 80,00 90,00 100,00

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

8,21 8,23 10,53 13,63 10,90 3,26 21,29 18,84 22,24 5,00 6,03 5,82 35,99 34,65 27,81 15,88 21,36 30,34 Ngành khác Thương mại – dịch vụ Xây dựng

Công nghiệp chế biến Thủy sản

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Hình 4.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 – 2012

Nhìn chung, DSCV của tất cả các ngành đều tăng qua các năm. Qua bảng ta thấy, DSCV đối với ngành thương mại - dịch vụ chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể là vào năm 2010 DSCV là 1.790.809 triệu đồng, chiếm 35.99% trong DSCV, sang năm 2011 là 2.221.500 triệu đồng tức tăng 24,04% so với năm 2010. Nguyên nhân là vì các ngành thương mại dịch vụ hoạt động có hiệu quả và có nhu cầu vốn phù hợp với điều kiện, khả năng đáp ứng vốn của ngân hàng. Nhưng DSCV nhóm ngành này tăng vào năm 2011 nhưng giảm vào năm 2012. Sang năm 2012 giảm 8,73% so với năm 2011, DSCV chỉ còn 2.027.708 triệu đồng. Như vậy, từ năm 2010 đến năm 2012, tỷ trọng cho vay từ 35,99% giảm xuống còn 27,81%. Nguyên nhân là do giá cả tăng cao, lạm phát tăng, các DN không đủ khả năng tiếp tục sản xuất kinh doanh, nhiều món vay không đáp ứng đủ điều kiện cho vay của ngân hàng, nợ ngân hàng chồng chất không trả được nên không thể tiếp tục vay của ngân hàng.

- Đối với ngành công nghiệp chế biến: Năm 2010, DSCV là 1.059.359 triệu đồng, chiếm 21,29%, sau hai năm tăng lên chiếm 22,24% trong tỷ trọng DSCV. DSCV tăng liên tục là vì đây là một ngành trọng điểm ưu tiên để phát triển, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến thủy sản. Các khách hàng vay cũng đảm bảo đầy đủ các điều kiện khi vay vốn tại ngân hàng. Trong 6 tháng

46

đầu năm 2013, DSCV cũng tăng mạnh, tăng 64,55% so với cùng kỳ năm trước, tăng 366.639 triệu đồng.

Bảng 4.10: Doanh số cho vay ngắn hạn phân theo ngành kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 6T/2013 - 6T/2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Nông nghiệp

& lâm nghiệp 372.307 10,72 407.042 10,26 34.735 9,33 2.Thủy sản 364.341 10,49 323.347 8,15 (40.994) (11,25) 3.Công nghiệp chế biến 682.452 19,66 934.606 23,56 252.154 36,95 4.Xây dựng 263.857 7,60 229.906 5,80 (33.951) (12,87) 5.Thương mại - dịch vụ 1.764.155 50,81 2.059.656 51,92 295.501 16,75 6. Ngành khác 24.733 0,71 12.645 0,32 (12.088) (48,87) Tổng cộng 3.471.845 100,00 3.967.202 100,00 495.357 14,27

Nguồn: Phòng k ế hoạch NHNo & PTNT TPCT

- Đối với ngành nông nghiệp: DSCV đối với đối tượng này tăng liên tục qua từng năm. Năm 2010, chiếm tỷ trọng 8,21%, đến năm 2012 tỷ trọng tăng lên 10,53% trong DSCV. Nguyên nhân là do nông nghiệp, nông thôn là lĩnh vực ưu tiên cần tập trung đầu tư vốn với nhiều chính sách phù hợp. Mặt khác, ngân hàng cũng nhận định khi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn cũng có những ưu điểm nổi bật như hiệu quả, an toàn và nợ xấu thấp. Bên cạnh đó, các thủ tục vay vốn, phương thức trả lãi vay, cách tính lãi vay đều được cán bộ tín dụng tư vấn, làm sẵn, nông dân chỉ đến ký nhận để nhận tiền vì nông dân thường trình độ dân trí chưa cao nên thực tế đối tượng khách hàng này lại không quá chú trọng đến lãi suất cho vay mà chỉ cố gắng làm sao vay được tiền đúng lúc cần để tăng gia sản xuất, trả nợ ngân hàng đúng hạn.

- Đối với ngành thủy sản: Ngành thủy sản trên địa bàn TPCT phát triển chủ yếu trong lĩnh vực nuôi trồng và một phần nhỏ khai thác thủy sản trên Sông Hậu và thủy sản mùa lũ. Trong những năm gần đây, nghề nuôi thủy sản chuyên canh dạng công nghiệp và nuôi luân canh trên ruộng lúa phát triển rất

47

nhanh, trở thành hai phương thức nuôi chủ lực. Hiện nay, nguồn nguyên liệu chính của các DN chế biến thủy sản xuất khẩu ở TPCT là tôm sú và cá tra, cá ba sa được các nông dân nuôi, đem đến từ các quận, huyện trong thành phố như Ô Môn, Thốt Nốt.

Doanh số cho vay trong ngành thủy sản giảm mạnh trong năm 2012, giảm gần 66% so với cùng kỳ năm trước. Tỷ trọng cho vay từ năm 2010 là 13,63% giảm xuống còn 3,26% trong năm 2012. Nguyên nhân ảnh hưởng là do DN không đáp ứng được về các điều kiện cho vay vì hoạt động kinh doanh của các DN thuỷ sản không đạt hiệu quả cao do nhiều yếu tố tác động như bên cạnh việc thiếu nguồn nguyên liệu chế biến khiến chi phí đầu vào tăng cao, sự thiếu hụt lao động, mầm bệnh mà còn là vấn đề về tâm lý sợ lỗ, sợ rơi vào tình trạng giá giảm khi vào mùa thu hoạch rộ, các nhà nông không mặn mà đầu tư vào công tác nuôi trồng thủy sản; vấn đề an toàn thực phẩm và các rào cản thương mại. Do dó, ngân hàng rất hạn chế cấp tín dụng cho các món vay nên DSCV không những chiếm tỷ trọng thấp mà còn giảm dần qua các năm. Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV tăng 6,68% so với cùng kỳ năm trước.

- Đối với ngành xây dựng: xu hướng DSCV của ngành xây dựng tăng qua các năm. Năm 2011, DSCV tăng 55,38% so với 2010. Năm 2012, DSCV là 424.353 triệu đồng, tăng 37.754 triệu đồng, tức tăng 9,76% so với năm 2011. Bên cạnh những ngành nghề chủ lực của địa bàn thì NHNo & PTNT TPCT cũng cho vay thêm một số đối tượng nhằm mục đích sử dụng khác như: cho vay xuất khẩu lao động, cầm cố giấy tờ có giá. Do có nhiều ngành nghề, cộng thêm vào đó là do ban các cấp lãnh đạo địa phương chỉ thị điều hòa đồng đều giữa các chỉ tiêu nên DSCV chiếm khoảng từ 15% đến 30% trong tổng DSCV của từng năm và có tăng qua các năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước, tăng 14,27%, tương ứng tăng 495.357 triệu đồng so với cùng kỳ. Trong đó, ngành thương mại – dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng cho vay cao nhất trong các ngành kinh tế. Trong 6 tháng đầu năm, cho vay ngành này chiếm 51,92%. Đứng thứ hai là ngành công nghiệp chế biến chiếm 23,56%, tăng 36,95% so với cùng kỳ năm 2012. Ngành nông nghiệp và lâm nghiệp đứng thứ ba với doanh số cho vay chiếm 10,26%. Ngành xây dựng giảm nhiều nhất trong tất cả các ngành, cụ thể đã giảm 12,87%, tương ứng giảm 33.951 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012. Do nối tiếp khó khăn trong cuối năm 2012, thị trường bất động sản đóng băng, nhiều dự án còn tồn đọng, DN cũng không tiếp tục mạnh dạn đầu tư, khả năng vay vốn của DN cũng hạn chế nên khiến DSCV của ngành này cũng giảm đi nhiều.

48 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2010 2011 2012 1,66 0,00 0,00 50,06 56,01 60,88 0,33 0,61 0,35 47,95 43,38 38,77 Hộ sản xuất Hợp tác xã

DN ngoài quốc doanh DNNN

4.3.1.2 Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 4.11: Tình hình doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 – 2012

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chênh lệch

2011/2010 2012/2011 Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền % Số tiền % 1. DNNN 82.599 0 0 (82.599) 0,00 0 0,00 2. DN ngoài quốc doanh 2.490.912 3.590.944 4.438.937 1.100.032 44,16 847.993 23,61 3.Hợp tác xã 16.420 39.109 25.520 22.688 138,2 0 (13.589) (34,75) 4.Hộ sản xuất 2.385.921 2.781.202 2.826.833 395.281 16,56 45.631 1,63 Tổng cộng 4.975.852 6.411.255 7.291.290 1.435.403 28,84 880.035 13,72

Nguồn: Phòng k ế hoạch tổng hợp NHNo & PTNT TPCT, năm 2010, 2011, 2012

Phân tích DSCV theo thành phần kinh tế nhằm xem xét trong tất cả các đối tượng vay thì nhóm đối tượng nào đạt DSCV cao nhất để từ đó Ngân hàng có những chính sách phát triển phù hợp. Nhìn chung, DSCV của ngân hàng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng cao nhất là cho vay DN ngoài quốc doanh, kế đến là cho vay đối với hộ sản xuất, sau cùng là cho vay DNNN và hợp tác xã.

Nhìn chung, trong giai đoạn này, 2 thành phần chiếm tỷ lệ cho vay cao nhất là DN ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Doanh số cho vay đối với hợp tác xã chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là 0,33% trong cơ cấu cho vay. Để thấy rõ tỷ trọng cho vay đối với các thành phần kinh tế, ta quan sát biểu đồ sau:

Hình 4.8: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 2010 -2012

49

Đối với cho vay các DN ngoài quốc doanh. Năm 2010, cho vay là 2.490.912 triệu đồng, chiếm 50,06% trong tỷ trọng DSCV. Sang năm 2011, cho vay DN tăng 44,16 % so với năm trước, tương đương tăng 1.100.032 triệu đồng, chiếm 56,01%, như vậy đã tăng thêm gần 6% so với năm 2010. Đến năm 2012, khoản cho vay này tăng thêm 23,61% so với cùng kỳ, chiếm 60,88% trong cơ cấu. Nhìn chung, DN ngoài quốc doanh là đối tượng cho vay chủ yếu của ngân hàng, khoản cho vay này tăng qua các năm cho thấy qui mô hoạt động hay nhu cầu vốn của các DN trên địa bàn ngày càng được mở rộng. Bên cạnh đó, do chính sách khuyến khích đầu tư, ưu tiên phát triển mở rộng sản xuất đã thu hút các DN mạnh dạn đầu tư và xuất hiện thêm nhiều DN mới đã làm cho nhu cầu vốn tăng nhanh.

Đối với cho vay hộ sản xuất, trong năm 2010, DSCV chiếm 47,95%. Sang năm 2011, khoản cho vay này tăng thêm đến 16,56% so với năm trước, chiếm 43,38% trong tỷ trọng DSCV. Đến năm 2012, cho vay hộ sản xuất tăng thêm 1,63% so với cùng kỳ, tương đương tăng 45.631 triệu đồng, chiếm 38,77%. Cho vay hộ sản xuất chủ yếu là cho nông hộ vay để tham gia sản xuất trong nghề nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, cải tạo vườn, chăn nuôi và trang bị các máy nông nghiệp hỗ trợ cho quá trình sản xuất với mục đích là để hộ nông dân mua giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Doanh số cho vay hộ sản xuất tăng nhanh là do trong hoạt động nuôi tôm cá có chiều hướng tăng lên vì kỹ thuật canh tác, kỹ thuật nuôi được cải thiện và đầu tư đúng mức, nhu cầu nguyên liệu để sản xuất sản phẩm đông lạnh không ngừng tăng, các sản phẩm nông nghiệp có thêm thị trường tiêu thụ.

Bước sang 6 tháng đầu năm 2013, DSCV tăng hơn so với cùng kỳ năm 2012. Trong cùng kỳ năm trước, DSCV là 3.471.845 triệu đồng, sang cùng kỳ năm nay là 3.967.202 triệu đồng, tăng hơn 14,27% so với cùng kỳ năm trước, tương ứng với 495.357 triệu đồng.

50

Bảng 4.12: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012 – 6 tháng đầu năm 2013

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6T/2012 6T/2013 Chênh lệch

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

1.DNNN 0 0,00 0 0,00 0 0,00 2.DN ngoài quốc doanh 1.576.973 54,58 2.168.474 54,66 591.500 14,44 3.Hợp tác xã 17.047 0,59 11.108 0,28 (5.939) (45,29) 4.Hộ săn xuất 1.295.268 44,83 1.787.622 45,06 492.354 14,84 Tổng cộng 2.889.288 100,00 3.967.204 100,00 1.077.916 14,27

Nguồn: Báo cáo tổng hợp cho vay DN theo thành phần kinh tế quý I, II năm 2012, 2013

Xét riêng theo thành phần kinh tế cụ thể thì trong 6 tháng đầu năm 2013 và trong cùng kỳ năm trước, không có DSCV đối với DNNN. Cho vay đối với DN ngoài quốc doanh và hộ sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao trong DSCV của ngân hàng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, cho vay DN ngoài quốc doanh là 1.894.993 triệu đồng, chiếm 54,58% trong cơ cấu cho vay. Đến cùng kỳ năm nay, cho vay DN ngoài quốc doanh là 2.168.561 triệu đồng chiếm 54,66% trong DSCV, tăng 14,44%, tương ứng với số tiền là 273.568 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Đối với hộ sản xuất thì trong cùng kỳ năm 2012, cho vay là 1.556.472 triệu đồng chiếm 44,83% trong DSCV, sang cùng kỳ năm nay là 1.787.491 triệu đồng, chiếm 45,06%, tăng 14,84%, tương ứng với 231.019 triệu đồng tăng thêm.

Tóm lại, DSCV của ngân hàng trong thời gian qua tập trung cho vay đối với DN ngoài quốc doanh và hộ sản xuất. Nhìn chung, DSCV có sự tăng giảm qua các năm nên trong tỷ trọng DSCV cũng có sự thay đổi nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hoạt động cho vay của ngân hàng vì DSCV vẫn tăng qua các năm.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay ngắn hạn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố cần thơ (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)