Miêu tả tâm lý nhân vật qua hành động

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của khái hưng trong tiểu thuyết nửa chừng xuân (Trang 41 - 45)

Một trong những vấn đề cơ bản được đặt ra trong Nửa chừng xuân là

mối xung đột giữa cái mới và cái cũ. Sự xung đột, cuộc đấu tranh mới – cũ ấy

được Khái Hưng thể hiện cụ thể trong tác phẩm, không chỉ qua ngoại hình mà

còn bằng hành động. Trong Nửa chừng xuân, hành động không chỉ dừng lại

ở hai phía mới – cũ mà còn là hành động của hai cá nhân thuộc hai bản chất khác nhau: Một là ích kỉ, xảo quyệt với một là nhẫn nhịn, giàu đức hy sinh và giàu lòng cao thượng…

Lộc yêu Mai, chàng xin phép được cưới Mai làm vợ. Nếu đối với Lộc, Mai là một người con gái “hoàn toàn” về dung nhan và đức hạnh, thì ngược lại,

đối với bà án “Mai chỉ là một con bé khốn nạn, vô giáo dục, một con bé trong

đám hạ lưu không đáng làm vợ một quan tham tá.” [9; 90]. Bà nghĩ rằng “con bà dại dột bị lời ngon ngọt của một cô gái giang hồ cám dỗ.” [9; 90] Từ suy nghĩ ấy bà ra sức ngăn cản mối tình này. Ban đầu là những lời khuyên ngăn, những cơn thịnh nộ đến những cái đập bàn mắng mỏ, nhưng không ngăn được

con, Lộc vẫn lén lút cưới Mai. Nghi ngờ, “bà án xét từ ngôn ngữ, cử chỉ cho đến tính nết vui cười, cặp mắt nghĩ ngợi viển vông của con thì bà biết ngay rằng con đang đắm đuối trong bể ái.” [9; 98], và ngay lập tức “bà liền đi rình mò để biết chỗ ở của Lộc.” [9; 98]. Quả đúng là người mẹ sát sao đối với con cái! Biết rõ được sự thật, bà không chịu chấp nhận cuộc hôn nhân mà nhất quyết “phá” cho bằng được. Thế là, ngay lập tức bà bắt tay vào hành động ngay. Một mặt bà tự ý tiến hành đi hỏi con quan tuần cho Lộc, mặt khác bà tính toán để ly gián Lộc và Mai. Với Lộc, bà dùng oai quyền không được nên “bà liền xoay ngay chiến lược : là gieo sự ngờ vực vào lòng đa nghi của con.”, [9; 125] , bà nói: “Mẹ còn biết nhiều chuyện bí mật thế nữa kia. Chẳng hạn trong khi con đi làm thì ở nhà con, ở cái nhà mà con cho là một tổ uyên ương, đã xảy ra chuyện gì…” [9; 126]. Không chỉ kích thích tính đa nghi của con, mà hơn thế nữa, bà cho người viết thư nặc danh, xây dựng hiện trường giả để Lộc nghi nghi hoặc hoặc không biết rằng Mai có đi ngoại tình thật hay không. Mặt khác, chọn lúc Lộc không ở nhà, bà đích thân đến tận nơi ở của

Mai tìm nàng. Ban đầu bà cũng là những lời dỗ ngon ngọt: “vậy cô nghe tôi,

tôi sẽ cấp vốn cho cô đi tìm một nơi khác mà tạm ở ít lâu, rồi khi nào nó cưới vợ cả về đã, tôi sẽ cho phép nó cưới cô về làm lẽ.” [9; 152], bởi bà nghĩ một

điều rằng : “ông cha ta lấy vợ lẽ là thường chứ. Có hề gì.”[9; 153]. Đến đây

chắc hẳn người đọc sẽ dừng lại bởi một câu hỏi: tại sao cùng là phụ nữ mà bà án lại không có sự cảm thông cho Mai ? Bà sắt đá quá hay những hủ tục đã ăn quá sâu vào con người này rồi? Và khi bị khước từ, biết rằng với Mai bà không thể dùng uy quyền được, bà lại tiếp tục áp dụng chiêu bài : gieo sự ngờ vực, bà án đã nói những lời khiến Mai hiểu lầm rằng Lộc nhờ mẹ đến đây để đuổi chị em Mai đi: “cũng có điều tôi theo lễ nghi, cũng có điều tôi không theo. Như cha mẹ thì vẫn bắt ép con lấy người vợ mình chọn, chứ tôi, tôi cho Lộc được gặp mặt người vợ tôi định hỏi cho nó, nó có bằng lòng thì tôi mới

hỏi đấy.”[9; 152]. Lộc và Mai, ai cũng mang trong mình nỗi ngờ vực nhưng không ai chịu làm rõ nguyên nhân, và đã dẫn đến cả hai đều mắc mưu của vị “hung thần” này, và họ đã phải trả một cái giá quá đắt: nỗi đau khổ khôn nguôi và sự chia ly mãi mãi.

Như vậy, qua đây Khái Hưng đã cho người đọc thấy được quyền hành của một người mẹ trong một gia đình Việt Nam quý phái và cả những cái hay, cái dở của cái quyền hành ghê gớm ấy.

Nếu như bà án “không xong” thì Mai cũng “chẳng vừa”. Là một cô gái “mới”, có ý thức khá sâu sắc về hạnh phúc cá nhân, Mai chỉ có thể chấp nhận cuộc sống “vợ một, chồng một, yêu mến nhau.”, và nàng sẵn sàng đánh đổi cuộc đời nửa chừng xuân cho nó. Là một người con gái có bản lĩnh, trọng nhân cách, không chịu lùi một bước trước sự tiến công của thế lực phong kiến. Đang trong lúc bụng mang dạ chửa, em trai lại ốm, nàng ý thức rõ ràng

được rằng khi xa Lộc nàng sẽ không biết “sẽ sa vào cái hang sâu, vực thẳm

nào.” Lúc này, nàng chỉ cần lùi một bước, chấp nhận kiếp sống làm lẽ thì mọi việc sẽ trở nên dễ chịu hơn cho nàng rất nhiều. Nhưng không, không chịu phục tùng những hủ tục thối nát xưa cũ, thà chết còn hơn lấy lẽ, nàng đã mạnh mẽ, dám cả quyết hùng hồn nói trước bà án rằng: “con yêu ai thì con chỉ muốn người ấy là người yêu hoàn toàn mà thôi” [9; 154] và nàng khẳng khái: “bẩm bà lớn, nhà con không có mả đi lấy lẽ.” [9; 152]. Mai đã chấp nhận từ bỏ tất cả, ra đi với bàn tay trắng, với bao nhiêu cám dỗ, khó khăn đang rình rập nàng ở phía trước. Trên bước đường hoạn nạn, có lúc Mai nhận được sự giúp đỡ và những lời cầu hôn chân tình của những người tốt, thậm chí là của ân nhân nữa, nhưng nàng đã chối từ tất cả mà nguyện giữ vẹn trinh nguyên, tình yêu và lòng chung thủy cho Lộc (Mai đoạn tuyệt với họa sĩ Bạch Hải, và

sòng phẳng với bác sĩ Minh) “tôi đã trót yêu anh Lộc thì tôi không thể yêu ai

giáo phong kiến, đòi giải phóng cá nhân nhưng nhân vật Mai không bao giờ sống buông thả như một số nhân vật sau này của Khái Hưng (chẳng hạn nhân

vật Liên trong Thanh Đức). Mai cũng không thụ động, cam chịu hoặc tỏ ra

thất thế trước những thế lực đàn áp hoặc lợi dụng mình. Mai có bản lĩnh, và khi cần Mai cũng có những mũi tiến công sắc sảo, mạnh mẽ với đối thủ. Cuối cùng mọi sóng gió đi qua, cuộc sống yên bình, êm đềm đã đến với người con gái giàu nghi lực và đức hy sinh này. Một kết quả xứng đáng cho con người dám nghĩ, dám làm, dám đấu tranh cho cái mới, cái tiến bộ . Trải qua nhiều khổ cực, nhưng rồi Mai vẫn là người thắng thế. Người vợ do bà án cưới cho Lộc không có con, bà án đành phải tìm đến Mai, van xin để đón hai mẹ con về, nhưng với thân phận làm lẽ. Mai một lần nữa khước từ và đả phá chế độ

đa thê, giữ vững vị thế của người phụ nữ có phẩm chất: “đối với kẻ khác (…)

được lên làm cô huyện rồi cô phủ, cô thượng nay mai là một vinh dự. Nhưng tôi, tôi cho làm cô thượng không bằng, không sung sướng bằng làm chị xã, chị bếp, chị bồi, mà được vợ một chồng yêu mến nhau, khi vui có nhau… khi buồn có nhau, khi hoạn nạn có nhau…” [9; 271]

Trong Nửa chừng xuân, người đọc dễ dàng nhận thấy nhân vật của Khái Hưng có hành động rất nhất quán. Mỗi một xâu chuỗi hành động đều bộc lộ một nét tâm lý, một nét tính cách của nhân vật hoặc đấu tranh chống lại cái cũ, hoặc lưỡng lự phân vân khi đến với cái mới. Hành động nhất quán của mai là suốt đời không bao giờ chấp nhận phận lẽ mọn. Qua việc thể hiện chuỗi hành động ấy của nhân vật, tác giả một mực trung thành với luận đề tác phẩm: luận đề về con người cá nhân. Nhân vật chính diện của ông là một chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi cho quyền tự do cá nhân, chống lại những nguyên tắc, lề thói cũ gây bi kịch tình cảm cho người phụ nữ. Biểu hiện cao nhất của tâm lý đề cao quyền tự do cá nhân ở Mai chính là sự tự ý thức về nhân phẩm và làm tất cả để tự vệ mỗi khi bị xúc phạm, cho dù là một sự xúc

phạm ngọt ngào từ phía người mình yêu thương. Đây chính là nét đặc trưng của nhân vật Mai.

Có lẽ không gì khác ngoài hành động thể hiện rõ nét tâm lý nhân vật. Khái Hưng đã rất tinh vi khi nắm được những động thái của nhân vật, qua đó làm toát lên những diễn biến tâm lý nhân vật một cách rõ nét nhất. Ở đây, ta còn bắt gặp những nét hiện thực, một cuộc sống thực được phơi bày trong tác phẩm. Đó cũng là nét tiến bộ và là đòn bẩy để tâm lý nhân vật được thể hiện một cách sống động hơn. Trong cuốn “Trở lại với các cuốn tiểu thuyết của

tự lực văn đoàn” GS.Hà Minh Đức đã nhận xét rất xác đáng: “Ở chỗ này Khái Hưng đi sâu vào tâm lý nhân vật, phản ánh xã hội thời ấy và nếp sống trong các gia đình phong kiến hoặc tiểu tư sản đúng hơn Nguyễn Công Hoan trong Cô giáo Minh nhiều.” [4; 92]

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của khái hưng trong tiểu thuyết nửa chừng xuân (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)