Trong Nửa chừng xuân, bên cạnh việc thể hiện tâm lý nhân vật qua mối
xung đột mới – cũ đầy căng thẳng, Khái Hưng còn thể hiện được tâm lý nhân
vật qua những tình huống gợi cảm, nhẹ nhàng. Cũng như Hồn bướm mơ
tiên, Nửa chừng xuân là cuốn tiểu thuyết lý tưởng về tình yêu. Tác phẩm
xoay quanh mối tình đẹp nhưng buồn giữa Mai và Lộc. Mọi cung bậc cảm xúc của tình yêu: cái rung động ban đầu của ái tình, cái ngọt ngào nồng cháy cảu tình yêu, sự đau khổ, xót xa khi phải chia lìa… tất cả đều hiện lên rõ nét qua cái nhìn tinh tế của nhà tiểu thuyết tài ba Khái Hưng. Thông qua nhân vật Mai, ta sẽ thấy rõ điều này.
Ấn tượng Mai mang đến cho người đọc không chỉ bởi nàng có vẻ ngoại hình đẹp, mà bởi trong nàng còn ẩn chứa một tâm hồn nhạy cảm, dễ rung động nữa.
Cuộc gặp gỡ tình cờ với Lộc trên chuyến xe lửa về Thạch Lỗi đã làm nảy sinh trong tâm hồn cô gái mới lớn này biết bao cảm xúc! Qua những lời hỏi han ân cần, qua sự giúp đỡ chân thành của cố nhân, trong Mai đã dấy lên nhiều cảm xúc đan xen: người ta thương hại hay người ta thông cảm ? và hơn hết, cuộc gặp gỡ ấy đã khơi dậy bao cảm xúc lạ nơi người con gái lần đầu tiên biết rung động trước ái tình. Nhiều lo lắng, khó khăn phía trước, nhưng đôi
môi thắm của cô vẫn nở những nụ cười mỗi khi “nhớ tới người gặp gỡ trên xe
hỏa” [9; 49] mà tự thì thầm với mình: “con người mới nhã nhặn làm sao, mới hào hiệp làm sao!” [9; 49]. Mai đâu biết được rằng chính cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ ấy đã làm nảy sinh tình yêu lãng mạn, lý tưởng giữa nàng với Lộc sau này. Ban đầu là những ấn tượng, những vương vấn với cố nhân nay là ân
thấy được cùng chồng em hưởng hạnh phúc gia đình” [9; 50]. Khi biết Lộc, Mai thấy sung sướng, thêm nhiều hi vọng, Mai thấy đỡ lẻ loi, đỡ cô độc và bớt lo sợ hơn, chính nàng cũng không biết tại sao. Giải thích sao được những lí do của tình yêu nơi con tim đây ? Trên đoạn đường đi bộ về nhà, hình ảnh và suy nghĩ về Lộc choáng ngợp hết tâm trí của nàng, nó còn kéo dài cả về sau này nữa, khi đang bộn bề nhiều lo toan, nhưng “mỗi lần cô nhớ đến, muốn nhắc đến người cô gặp trên xe hỏa thì mặt cô nóng bừng, lưỡi cô líu lại.” [9; 56]. Rõ ràng, qua tình huống gặp gỡ bất ngờ ấy, Khái Hưng đã khai thác được những góc cạnh sắc nét về cảm xúc tình yêu trong tâm hồn Mai nói chung và người phụ nữ nói riêng. Đó là những luyến lưu, những rung động của giây phút xao lòng… thật bình thường nhưng không đơn giản để khám phá chút nào. Lần đầu gặp gỡ gây nhiều cảm xúc, thì đến lần thứ hai gặp gỡ - sau sáu năm xa cách, tâm hồn Mai lại một lần nữa phải thổn thức. Một chặng đời trôi qua với bao sóng gió, đau khổ khi bên cạnh mình thiếu đi một nửa, nay gặp lại người tình xưa, dù chỉ qua một bức thư ngắn ngủi với những câu chữ rối ren cũng đủ làm dấy lên trong Mai thứ tình yêu mãnh liệt bấy lâu nay kìm nén. Mới nhìn thấy bức thư của Lộc gửi cho Huy, nàng nhận ngay ra đó
là thư của người xưa: “Anh ấy vẫn dùng thứ giấy viết thư ngày xưa nhỉ?” [9;
220]. Không chỉ Huy, “Huy không ngờ ái tình của chị đối với Lộc lại bền chặt đến thế” [9; 220], mà người đọc cũng không ngờ như vậy, qua một nỗi nhớ cỏn con này thôi cũng đủ cho ta thấy cái tình bị chôn vùi trong Mai bấy
lâu mãnh liệt đến nhường nào. Cố giấu lòng mà chẳng được, nàng “cúi xuống
bế con lên hôn rất nồng nàn. Nàng có ngờ đâu rằng tình xưa còn ẩn trong tình mẫu tử, và cái hôn kia chỉ là cái hôn tiếc một quãng đời đã mất.’’ [9; 223]. Qua đây ta thấy được nét đẹp trong tâm hồn Mai: cao thượng và thủy chung trong tình yêu.
Tóm lại, những tình huống trong Nửa chừng xuân là những tình huống trữ tình, đưa ra cái tình huống ấy khái Hưng không nhằm mở ra cuộc xung đột gay gắt, một cuộc đấu tranh mãnh liệt hay những hành động dữ dội… mà qua những tình huống ấy Khái Hưng muốn khơi gợi những cảm giác, nhằm thúc đẩy một hành động tâm lý. Nghĩa là làm dấy lên trong lòng các nhân vật những cảm xúc, cảm tưởng nhiều khi rất đột xuất, riêng tư, nhẹ nhàng…