NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HÌNH, HÀNH ĐỘNG VÀ THIÊN NHIÊN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của khái hưng trong tiểu thuyết nửa chừng xuân (Trang 30 - 31)

HÀNH ĐỘNG VÀ THIÊN NHIÊN

Tự lực văn đoàn có công rất lớn đối với việc hiện đại hóa nền văn học nước nhà, đóng góp lớn lao nhất của Tự lực văn đoàn có lẽ ở mảng tiểu

thuyết. Phạm Thế Ngũ đã từng đánhgiá: “Có thể nói chỉ với Tự lực văn đoàn

chúng ta mới bắt đầu có tiểu thuyết Việt Nam.” [18; 89], bởi trước đó chỉ thịnh hành tiểu thuyết dịch, còn sáng tác nếu có thì thường đều mang dáng điệu mô phỏng, mô phỏng Tàu, mô phỏng cốt truyện, mô phỏng nhân vật… và cây bút dồi dào nhất, gương mặt tiểu thuyết tiêu biểu nhất trong tự lực văn đoàn không thể không nhắc đến đó là Khái Hưng. Nhà phê bình Trương Chính nhận xét: “Khái Hưng là nhà viết tiểu thuyết có tài, rất thành thạo trong nghề của mình cho nên ông không có tác phẩm nào dở. Tác phẩm nào cũng đọc được.” [4; 93]. Đó là những Hồn bướm mơ tiên, Nửa chừng xuân,

Đoạn tuyệt, Gia đình, Đời mưa gió, Thanh đứcrất đáng ngợi ca.

Một trong những yếu tố tạo nên thành công cho sự nghiệp tiểu thuyết của Khái Hưng chính là những tinh vi, tài tình trong việc miêu tả tâm lí nhân vật. Cuốn tiểu thuyết đáng để quan tâm hơn cả về nghệ thuật miêu tả tâm lý là

Nửa chừng xuân.

Tuy vẫn còn những hạn chế như miêu tả nội tâm nhân vật chưa thật góc cạnh, chưa có cá tính rõ nét, đôi khi theo tưởng tượng hơn là quan sát… Nhưng có thể nói miêu tả thế giới nội tâm là thành công lớn, là bước tiến vượt bậc của Khái Hưng, nó góp phần vào sự mở đường, vào một bước tiến lớn của văn học đương thời.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của khái hưng trong tiểu thuyết nửa chừng xuân (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)