“Độc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chính mình, thể
hiện trực tiếp quá trình tâm lý nội tâm, mô phỏng hoạt động cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nó.” [20; 122]. Đây cũng là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết.
Đời sống nội tâm của con người luôn là một điều bí ẩn nhưng vô cùng phong phú và đa dạng, cuộc hành trình khám phá cuộc sống bên trong con người đầy gian nan và thử thách nhưng lại hứa hẹn nhiều điều thú vị, mới mẻ, đó là lí do vì sao nó khiến nhiều tác giả văn học chú ý khai thác nhiều đến vậy. Để khám phá đời sống nội tâm của nhân vật đòi hỏi mỗi nhà văn phải có tâm hồn nhạy cảm, sự tinh tế quan sát cùng với một vốn hiểu biết khá sâu rộng, và đặc biệt phải sử dụng nghệ thuật độc thoại nội tâm vô cùng khéo léo, hiệu quả. Bởi độc thoại nội tâm được coi là một trong những thủ pháp độc đáo thể hiện chiều sâu tâm lý nhân vật, thể hiện những miền sâu kín nhất của nội tâm nhân vật, thể hiện cái nhìn bên trong của nhà văn. Đây là phương tiện để nhà văn nắm bắt, phân tích, mổ xẻ những ý nghĩ suy tư thầm kín của nhân vật mà không phải lúc nào nhân vật cũng biểu lộ ra bên ngoài. Mặt khác, từ góc độ ngôn ngữ, độc thoại tạo nên giọng điệu riêng cho nhân vật, làm nên sự đa dạng cho giọng điệu tác phẩm, khiến cho bức tranh đời sống thêm sâu, thêm rộng và thêm gần với đời sống hiện thực. Độc thoại nội tâm còn khiến cho người đọc như được tiếp xúc trực tiếp với nhân vật của mình và sống với không khí tác phẩm một cách dễ dàng.
Đối với tiểu thuyết Nửa chừng xuân do tính cách nhân vật đơn giản, đời sống nội tâm của nhân vật một chiều, không có sự đa dạng, phức tạp, cũng không quá cầu kì, rắc rối, do vậy ngôn ngữ độc thoại xuất hiện không
nhiều. Ở Nửa chừng xuân, độc thoại nội tâm được thể hiện dưới hình thức
Trước hết, với Mai – người con gái “hồng nhan bạc mệnh” có hai người nàng yêu thương nhất – hai điểm tựa mà nàng có thể trải lòng, nương nhờ trong những phút yếu lòng. Nhưng không phải lúc nào nàng cũng có thể bày tỏ, thổ lộ cùng họ được. Có những khoảng lặng mà tác giả dành riêng cho nhân vật của mình, ấy là khi những dòng hồi tưởng, những kí ức, những giây phút mình nói với chính mình. Qua những giây phút lắng đọng ấy đời sống tâm lý của Mai trở nên sinh động, phong phú hơn rất nhiều. Mỗi dòng độc thoại lại thể hiện một nét tâm lý khác nhau. Đó là niềm vui sướng khi nàng nhận được lời cầu hôn của Lộc, niềm vui cực đại của kẻ đang yêu, được yêu
và được lấy người mình yêu: “Mai như nghe lương tâm Mai thì thầm: “Thì
ông không biết rằng cái thân này, cái linh hồn này đã là của ông rồi hay sao? Hà tất ông còn phải xin, phải van.” [9; 93]. Có lẽ không gì có thể diễn tả dược sự suy nghĩ của người thiếu nữ này bằng những dòng độc thoại nội tâm sắc sảo ấy!
Nếu với những hủ tục phong kiến nàng là một “chiến binh dũng cảm” thì với ái tình nàng là một người vợ thủy chung, đủ bản lĩnh để vượt qua mọi cám dỗ của cuộc sống. Đứng trước lời cầu hôn của đốc tờ Minh và cũng là ân
nhân của nàng, nàng đã dứt khoát suy nghĩ: “Bây giờ ta chỉ biết có hai việc:
Một là ta phải thủ tiết với chồng ta, tuy chồng ta bạc bẽo với ta. Ta cũng chẳng biết vì sao ta phải thế, nhưng hình như lương tâm ta bắt ta phải thế. Hai là cự tuyệt ông đốc Minh. Mà muốn cự tuyệt thì trước hết phải trả tiền thuốc đã.’’ [9; 204-205]. Giàu đức hi sinh cũng là bản tính của Mai. Nếu theo
Minh, Mai thủ tiết là một điều vô nghĩa lí, bà án cũng đã từng nói “Nếu thấy
ai cô cũng thương thì nguy cho cô lắm.” thì với Mai lại khác, có những lúc
nàng tự dặn lòng: “Như đã biết đâu rằng ta khổ ? Những người có lòng cao
[9; 205]. Phải là một con người cao thượng, giàu đức hi sinh mới có thể có những dòng suy nghĩ ấy được.
Như vậy, độc thoại nội tâm trở thành thủ pháp nghệ thuật độc đáo, nó mang lại chiều sâu cho tâm lý nhân vật của Khái Hưng. Chính vì vậy Trương
Chính đã cho rằng : “Khái Hưng chú ý đến ý nghĩ, cử chỉ và sự biến đổi bên
trong của nhân vật hơn là hình thức bên ngoài, ông là một nhà văn quan sát kĩ nhiều có một hiểu biết sâu sắc về tâm lí con người.”(Tạp chí Văn học 1998, Vấn đề đánh giá Tự Lực Văn Đoàn).
Độc thoại nội tâm còn được tác giả sử dụng như một phương thức hữu hiệu nhằm mở rộng dung lượng phân tích tâm lý, tăng cường khả năng biểu hiện những diễn biến tâm lý tinh tế, linh hoạt trong tâm hồn con người. Thông qua độc thoại nội tâm, nhà văn cho ta thấy mỗi nhân vật thường có những suy tư, cách nghĩ, cách cảm riêng về các vấn đề trong cuộc sống. Độc thoại nội tâm có khi hướng nội, hướng ngoại. Hướng ngoại là bộc lộ cái nhìn, cách đánh giá con người, sự vật của nhân vật. Hay sự thật, độc thoại là tấm gương phản chiếu của nhân vật đối với thế giới bên ngoài. Và điều này được thể hiện khá rõ qua dòng suy nghĩ của Lộc.
Trong tình yêu chàng dám yêu, dám cưới nhưng không dám đấu tranh bảo vệ tình yêu, không thắng nổi bản tính ghen tuông cố hữu của mình. Đó là
sự nghi ngờ, ghen tuông đến mất lí trí khi nhận được bức thư nặc danh : “Lộc
sợ hãi, nghĩ thầm: “Hay nó có chửa với thằng kia, với thằng Ng. Y nào đó, nên xin sẵn tiền để dành. Biết đâu… ? Chắc nó không muốn dùng tiền của ta vào việc đó.” [9; 130]. Hay có lúc chàng lại ngờ ngợ mọi chuyện : “Chẳng lẽ nó tinh quái, dối trá đến thế được !... Nhưng còn số tiền ? Ta không ngờ sao được ?.” [9; 131]. Nếu như với vợ chàng – Mai, nàng lúc nào cũng minh mẫn để xét đoán mọi việc thì với Lộc lại trái ngược. Đứng trước những sự việc có vấn đề, Lộc không còn đủ bình tĩnh cũng như kiên nhẫn để suy xét mọi việc.
Và kết quả là một hậu quả nặng nề: chàng vĩnh viễn mất đi người mình yêu thương.
Không chỉ trong tình yêu, trong tư tưởng, quan niệm về cái mới - cũ của Lộc cũng không ổn định mà luôn dao động. Lộc cũng là người chịu ảnh hưởng của những cái mới, tiến bộ. Ban đầu, qua cuộc đối thoại với bà án để xin cưới Mai, người đọc thấy được chàng đứng về phía cái mới, bênh vực cái tiến bộ. Nhưng về cuối tác phẩm con người này đã thay đổi về tư tưởng. Qua những dòng độc thoại nội tâm biện bạch cho mẹ ta thấy được Lộc đã phần nào nhường bước trước cái hủ tục, phần nào đã chấp nhận những lề thói của lễ giáo phong kiến. Lộc cho rằng, những sai lầm mà anh và mẹ anh gây ra, không tại bản thân họ mà tất cả là tại xã hội là tại những giáo lí, hủ tục đang
còn tồn tại trong chính cuộc sống này : “Cái đó chỉ vì giáo dục, vì tập quán
chứ nào phải lỗi của mẹ ta !” [9; 251]. Hay “Phải, bao nhiêu sự lầm lạc của mẹ ta nguyên do chỉ ở chỗ quá suy tôn cổ tục, quá thiên trọng tập quán. Mẹ ta đuổi Mai cũng chỉ vì thế chứ khi nào mẹ ta tàn ác được đến thế ?” [9; 251] Nếu như qua đối thoại, nhân vật bà án hiện lên thật sinh động và chân thực thì qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật bằng độc thoại nội tâm nhân vật bà án như được Khái Hưng tô đậm thêm một lần nữa, khiến cho nhân vật này càng trở nên sắc nét hơn, để lại nhiều ấn tượng sâu sắc hơn trong lòng độc giả. Khi quyết định phá tan cái tổ uyên ương của Mai - Lộc, bà đã nghĩ : “Phải làm cho mau chóng mới mong có kết quả. Kể thì cũng hơi ác nhưng vì lòng thương con, biết sao !” [9; 141]. Vậy đấy, vì “lòng thương con” mà bà
sẵn sàng làm cái việc mà bà ý thức được rằng “kể thì cũng hơi ác”. Có phải cứ
thương con thì sẵn sàng bất chấp làm mọi việc hay không ? Còn nữa, bà còn là một con người rất mưu mô, xảo quyệt : “Ta lên đây mục đích là để bắt thằng cháu về… Trời ơi ? Thằng bé mới kháu khỉnh làm sao ?...Nhưng muốn bắt cháu về thì chỉ có hai cách… Phải, cần phải khôn khéo lắm mới được ?”
[9; 266]. Ở đây, Khái Hưng sử dụng rất nhiều dấu chấm lửng nó như một khoảng lặng nhằm khơi gợi ở người đọc những cảm xúc, suy ngẫm, những phán đoán khác nhau ở từng độc giả. Cùng với đó độc thoại nội tâm còn được diễn đạt bằng những câu văn ngắn, nhưng lại gây ra những hiệu ứng dài… Độc thoại nội tâm của ngòi bút Khái Hưng đã đạt đến sự chuẩn xác và nó được xuất hiện đúng chỗ đúng lúc đạt những hiệu quả nghệ thuật mà không thể thay thế bằng bất cứ một phương pháp nào khác, khiến cho tác phẩm có một sức hút đáng kể và giọng tiểu thuyết bước sang phạm trù đa thanh.
Trong Nửa chừng xuân, độc thoại nội tâm không chỉ là một nghệ thuật đơn độc, một mình diễn tả đời sống tâm lý nhân vật mà trong nhiều trường hợp nó đã kết hợp với lời trần thuật tạo thành dòng nội tâm trữ tình, dòng kí ức, hồi tưởng. Để dòng hồi tưởng của nhân vật trôi theo những cảm xúc, cần phải có chất xúc tác là hoàn cảnh bên ngoài để khơi gợi cảm hứng, suy nghĩ cho nhân vật. Thiên nhiên là một chất xúc tác tiêu biểu “tức cảnh sinh tình”, từ một tác động của ngoại cảnh, nhân vật có thể miên man trôi theo dòng hồi ức, liên tưởng để đến với những kỉ niệm hoặc đến với thế giới mộng ước, chìm đắm trong những cảm xúc và suy tưởng của riêng mình. Chính sự gợi hứng đó đã thể hiện rõ thế giới tình cảm mãnh liệt, phong phú, độ nhạy cảm của tâm hồn nhân vật.
Đó là khi trên chuyến tàu từ Hà Nội về ga Phúc Yên, giữa những bộn bề, phải lo tiền học cho em Huy, thân gái một mình, cha mẹ không còn, người thân không nương nhờ được, Mai từ trên bao cửa nhìn xuống con sông sâu
thẳm, nhìn chiếc thuyền con trôi giữa dòng đi vào “đám xa xa mờ mịt”, nàng
“thở dài lo sợ vẩn vơ cho số phận chiếc thuyền con, lại chạnh nghĩ vơ vẩn đến số phận mình…” [9; 38], và rồi nàng liên tưởng “ngày xưa khi cô còn học chữ Nho, thường thấy cụ tú Lãm những bài thơ Nôm có câu “Chiếc bách giữa
dòng”. Nay cô mới ở trước cái cảnh chiếc buồm con bạt gió, cô mới hiểu tới nghĩa sâu sa của câu thơ. Phải, cô cũng chỉ là chiếc bách giữa dòng…” [9; 38]. Lòng người bộn bề, nhìn cảnh vật mà thêm bề bộn, hoang mang hơn. Hay lúc nàng bật mí cho Lộc biết nàng đang mang thai, trái với mong đợi của nàng Lộc lại tỏ ra lo sợ và hoảng hốt. Khi nhìn thấy cảnh vật trên
chùa Bách Môn : “Phần nhiều tảng đá nhỏ hơn và tròn trĩnh như những quả
trứng khổng lồ sắc xám rải rác trên đám cỏ xanh vàng. Vì liên tưởng ngẫu nhiên, sự so sánh viên đá với trứng gà khiến Mai nghĩ tới sự thai nghén, sự sanh nở.” [9; 111]. Mai lại thấy buồn rầu, hoang mang mà tự hỏi mình “Hi vọng, sung sướng có lẽ thành hão huyền chăng?”Nghi ngờ rồi lại tự an ủi
“Phải, biết đâu! Biết đâu sự kinh hãi không phải vì một cớ khác. Biết đâu không phải vì chàng sợ ta sinh nở lần đầu sẽ có nhiều nguy hiểm. Phải, biết đâu.” [9; 111]
Như vậy, thiên nhiên chính là nhịp cầu nối với tâm hồn con người, chỉ một con thuyền, dòng sông hay một vài viên đá đã làm cho Mai lo sợ, suy tư… và qua đó đã hé lộ tâm hồn nhạy cảm, những lo âu, trằn trọc trong tâm hồn người
con gái đa cảm này! Phan Cự Đệ đã rất tinh tế khi chỉ ra rằng: “dòng tâm lý
của các nhân vật phát triển cũng là nhờ sự vận động của những kỉ niệm, hồi ức, liên tưởng. Những kỉ niệm, liên tưởng này sẽ gây thành một phản ứng dây chuyền, làm cho dòng nội tâm trôi chảy không ngừng và chính cái đó tạo nên chiều sâu tâm lý nhân vật. Sự chồng chất về lượng của những hồi ức, đưa đến những tình cảm mới, hành động mới.” [1; 169]
Trong Nửa chừng xuân, nếu như so sánh giữa thủ pháp độc thoại và đối
thoại thì đối thoại mang lại nhiều hiệu quả trong việc miêu tả tâm lí nhân vật hơn. Tuy vậy, ta cũng phải thừa nhận rằng có những nét tâm lý của nhân vật mà chỉ qua độc thoại nội tâm mới lột tả được một cách triệt để nhất, đó là bởi
Khái Hưng đã rất khéo léo, tinh tế trong việc sử dụng thủ pháp nghệ thuật này.
Như vậy, bên cạnh hành động và cử chỉ, ngôn ngữ bao giờ cũng đóng
vai trò to lớn trong việc miêu tả tâm lý nhân vật. Khái Hưng đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại để viết nên những bản tuyên ngôn nhân quyền về nghệ thuật hoặc thể hiện thái độ mỉa mai, phê phán những biểu hiện của cái cổ hủ. Ngoài ra Khái Hưng còn sử dụng ngôn ngữ trần thuật và độc thoại nội tâm để miêu tả những trạng thái tâm lý phức tạp khác nhau của nhân vật. Với Khái Hưng, việc sử dụng ngôn ngữ để miêu tả tâm lý nhân vật được vận dụng rất thành công trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân.
KẾT LUẬN
Bằng một góc độ nghiên cứu có phần nhỏ bé, khiêm tốn, chúng tôi
hi vọng góp một phần rất nhỏ vào sự đánh giá về tác giả Khái Hưng nói riêng và nhóm Tự Lực Văn Đoàn nói chung qua việc xem xét nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của ông. Toàn bộ khóa luận của chúng tôi có thể được cô đọng lại trong những kết luận dưới đây:
1. Khái Hưng là một nhà tiểu thuyết có tài, ông đã tạo nên một sự chuyển biến rõ rệt của thể loại tiểu thuyết , đã góp phần mở đường cho khuynh hướng hiện đại trong tiểu thuyết Việt Nam.
2. Trên cơ sở những lí thuyết cần và đủ đã được phân tích, chúng tôi tiến hành khảo sát cụ thể và sinh động về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân trên ba phương diện chính: Vai trò của việc
miêu tả tâm lý trong tiểu thuyết; Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân; Các thủ pháp nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
trong tiểu thuyết Nửa chừng xuân.
3. Khẳng định tài năng của Khái Hưng qua nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Với một tài năng miêu tả tâm lý nhân vật bậc thầy, hơn ai hết, ông hiểu rõ đến từng kẽ tóc,chân tơ, những ngóc nghách trong tâm hồn con người, nắm bắt dược quá trình biện chứng thầm kín, những “dòng sông tâm lý” đang lưu chuyển trong các nhân vật. Để lách sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, tác giả đã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật như: tả, kể, độc thoại, đối thoại... Ở biện pháp tài năng nghệ thuật độc đáo nào, tài năng của Khái Hưng cũng được bộc lộ rõ ràng, sâu sắc. Nhưng trong đó nổi bật lên là hai nghệ thuật chính: miêu tả tâm lý nhân vật qua độc thoại và đối thoại. Với ngôn ngữ đối thoại được cá tính hóa rõ rệt, Khái Hưng đã cho thấy quá trình hình thành và phát triển tính cách của các nhân vật với tất cả tính chất phức tạp của nó. Còn qua