Nắm được quy luật này, khi đi sâu vào đời sống nội tâm nhân vật, Khái Hưng luôn chú trọng đến những hành động, cử chỉ, đường nét, hình thức của nhân vật.
2.2.1. Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngoại hình và những biểu hiện bên ngoài ngoài
GS. Hà Minh Đức nhận định: “Ông Khái Hưng dùng một cách phô diễn
tâm lý khác hẳn, giản dị hơn, nhưng tinh tế hơn. Hiểu rằng một cử chỉ, một dáng điệu, một sắc mặt có thể biểu lộ một trạng thái của tâm hồn (…) nên tác giả chỉ tả cái dáng điệu ấy, vẽ cái cử chỉ ấy, ghi cái sắc mặt ấy. Vài nhận xét có ý tứ cũng đủ làm hoạt động những nhân vật trong truyện…” [4; 310]. Đó là một nhận xét rất xác đáng về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Khái Hưng qua ngoại hình.
Trong Nửa chừng xuân, cả Mai và bà án đều được nhà văn rất chú ý miêu tả ngoại hình, diện mạo. Đặc biệt, Khái Hưng tập trung miêu tả rất tinh vi
những biến đổi, dù là nhỏ nhất của diện mạo để làm nổi bật đời sống tâm lý của nhân vật trong những hoàn cảnh, tình huống cụ thể.
Bà án, người đàn bà điển hình của giai cấp phong kiến và tiểu tư sản trong xã hội Việt Nam buổi ấy. Bản chất là người nhỏ nhen, giả dối, ganh tỵ người khác, là thủ phạm làm cho người khác đau khổ một cách vô ích, bà gây ra trong gia đình nhiều bi kịch, nhưng lại tỏ ra cho người khác thấy mình là người hiền lành, phúc hậu. Về hình dáng bên ngoài – bà án được thể hiện qua ấn tượng của Mai trong lần gặp gỡ đầu tiên: “một bà trạc ngoài 50 tuổi, nhưng da dẻ còn hồng hào mà mái tóc hơi đốm bạc, ở trên xe cao su nhà bước xuống, mỉm cười.” [9; 143]. Có lẽ qua vẻ bề ngoài, bà án gây được sự cảm tình hơn là phản cảm cho người khác.
Hình tượng nhân vật Mai hiện lên trong tác phẩm khá toàn vẹn, được Khái Hưng dành nhiều ưu ái hơn cả. Nàng là một cô gái “hoàn toàn”, nghĩa là nàng đẹp cả về ngoại hình lẫn tâm hồn.
Trước tiên, về hình dáng bên ngoài Mai là “một cô thiếu nữ vào trạc tuổi
mười bảy, mười tám, chít khăn ngang, vận áo trắng sổ gấu, chân đi guốc (...). Nước da cô trắng xanh, quầng mắt sâu đen hoắm càng làm tăng vẻ rạng rỡ long lanh của hai con ngươi sáng dịu dàng trong cái mặt trái xoan, má hơi hóp, môi khô khan, chỉ có hai con mắt là có vẻ hoạt động khác nào như hai ngôi sao lấp lánh sau làn mây mỏng. Cái ngoại hình làm toát lên những điều tư lự đang tiềm ẩn trong người con gái đẹp này.” [9; 7]. Chỉ bằng vài nét miêu tả đơn sơ nhưng nhà văn đã cho người đọc không chỉ thấy vẻ đẹp tươi tắn của người con gái mới lớn mà chính ở cái dáng vẻ bên ngoài ấy đã tiết lộ một phần nào đó đời sống nội tâm bên trong của cô: cuộc sống lo toan, nhiều
vất vả, tư lự nhưng cũng đầy nghị lực... Đến những chương Hội kiến và Cháu
Ái người đọc sẽ hiểu rõ hơn về nhân vật này, bởi qua đây việc miêu tả tâm lý
Ở chương Hội kiến, đó là cuộc gặp gỡ lần đầu của đại diện hai thế lực: Mai và bà Án, đây cũng chính là lúc mối xung đột cũ – mới đạt đến đỉnh điểm của sự căng thẳng. Tình huống căng thẳng được Khái Hưng đặt ra trở thành đòn bẩy cho tâm lý nhân vật có sức bật mạnh hơn.
Đến chương này hình tượng bà án hiện lên rõ nét hơn rất nhiều, bản chất, tâm lý nhân vật được thể hiện sâu sắc. Và có lẽ, ấn tượng mà bà án để lại trong
tâm trí người đọc là những nụ cười thể hiện tâm lý chủ động của kẻ mạnh với
thế áp đảo. Trong khi đối thoại, khi tham gia vào cuộc chiến với Mai, bà án liên tục cười. Có tới 11 lần bà cười, trong đó 2 lần “bà án cười”, 1 lần bà cười “khanh khách”, và 8 lần bà “cười mỉm”. Có thể nói, hầu như trong khi nói chuyện với Mai bà luôn mỉm cười, cái cười không đơn thuần như nó vốn có. Nó thể hiện một thế chủ động, luôn phòng thủ và gây tâm lý lo sợ cho đối phương? Phải chăng đây là vũ khí của bà ?. Bắt đầu cuộc gặp gỡ, Mai – bà án
ở vào hai thế trái ngược nhau. Bà án càng “ung dung”, “thong thả” bao nhiêu
thì Mai càng “run run”, “mặt tái mét”... bấy nhiêu. Ở đây thể hiện rõ kẻ chủ
động và người bị động. Đâu là kẻ mạnh, ai là kẻ yếu được thể hiện rõ ràng. Phần mạnh thuộc về bà án – một người mẹ phong kiến, một “hung thần” đi phá hoại hạnh phúc của kẻ khác, theo ý của riêng mình. Còn trái lại, Mai yếu thế hơn rất nhiều bởi “con thì trinh tiết, tính mệnh, ... cả một đời con, con đã gửi vào anh con... con không thể lấy ai được nữa...” và điều quan trọng là
“xa anh Lộc thì con không thể sống được” [9; 153],bởi trong nàng, tình yêu dành cho Lộc quá lớn lao. Mọi diễn biến tâm lý dù là nhỏ nhất cũng được thể hiện qua nét mặt, cử chỉ, dáng điệu... Vì vậy, trong cuộc chiến này những nét ngoại hình của cả hai nhân vật luôn được tác giả chú trọng miêu tả.
Trước khi khai chiến, bà án đã “quan sát” đối thủ của mình, “bà án đăm đăm
nhìn Mai từ đầu đến chân...” [9; 144], “gật gù, thong thả nói” [9; 144]. Đây quả là một sự quan sát tinh vi, đúng với tâm thế của bên mạnh. Trong khi đó
Mai liên tục rơi vào thế bị động: “Mai lo sợ, hai tay nắm chặt lấy lưng tựa ghế.” [9; 144], thể hiện sự bối rối, lo lắng của người yếu, rơi vào thế bị động. Cũng không cần tốn quá nhiều “chiêu bài”, bà án mau chóng làm cho địch thủ
của mình khốn đốn: “Mai nén lòng tức”, “làm cho Mai ứa nước mắt”…nếu
trong cuộc hội kiến, bà án cười rất nhiều, thì ngược lại, Mai phải khóc rất nhiều, mặc dù lòng nàng đã cố nén lại, đã có những lần “nàng toan ra mặt lãnh đạm”, “cố kiên nhẫn” nhưng đều thất bại “nàng không thể giữ được nữa” mà “nức lên khóc”, “ứa nước mắt”, hay “đứng bưng mặt khóc”… Tuy vậy, không phải lúc nào Mai cũng bị động, không phải lúc nào Mai cũng
chịu thua như vậy mà cũng đã vùng dậy chống cự: “Mai biết bà án bắt đầu
khai chiến, quả quyết ngửng đầu lên đáp lại” [9; 145], có những lúc nàng “mỉm cười, ngắt lời”, và khi lòng phẫn uất của nàng đã lên đến cực điểm, Mai
“căm tức cười mũi”, “Mai khoanh tay vào ngực, mỉm cười nói” …[9; 155].
Và cũng không phải lúc nào bà án cũng “điềm nhiên”, cũng có thể “hầm hầm
tức giận đập tay xuống bàn” [9; 155] được. Có đôi lần bà cũng phải gườm Mai, bị Mai chinh phục : “bà cảm động,”, nét mặt phải giả đò để “không muốn để Mai trông thấy mình biểu lộ sự cảm động” [9; 149] và có lúc con
người sắt đá này đã phải rơi lệ “hai giọt nước mắt nhỏ lên gò má răn reo.”
[9; 157], rõ ràng, bà án không phải là người quá lạnh lùng. Trước những lời lẽ của Mai, hoàn cảnh thương tâm của Mai bà án không phải không động lòng trắc ẩn. Thế nhưng, những rung động ấy không vượt qua bức tường luân lý cũ đã quá kiên cố, không thể xóa bỏ hay làm lay chuyển được nữa. Qua đây, bà án hiện ra với đời sống tâm lý đầy đặn hơn, sinh động hơn.
Đến chương Cháu Ái, lúc này hoàn cảnh của Mai đã đổi khác, cuộc sống
trở nên dễ chịu hơn, nàng không phải quỵ lụy ai nữa. Ngay từ đầu bà Án đã tỏ
ra lúng túng, trong cách xưng hô, bối rối lo sợ khi “nghĩ tới khoa ngôn luận,
thế cho riêng mình “bà thong thả hỏi Mai”, rồi “mỉm cười” để tính mưu kế,
một cách khôn khéo với ý nghĩ: “ta lên đây, mục đích là để bắt thằng cháu
về” [9; 266]. Nhưng sự khôn khéo ấy, những lời giả dối chỉ làm Mai “giận đến cực điểm” mà “không nhịn được nữa”, dẫn đến “đôi mắt đỏ ngầu”,
những nụ cười “chua chát”, những cái “cười mũi”, “cười gằn”… Đó là tâm
lý coi thường, là sự khinh bỉ, ghê tởm của Mai trước sự dối trá hèn hạ của bà án. Đó cũng là tâm lý thách thức xen lẫn tự hào của người dám đấu tranh quyết liệt, không thỏa hiệp với lễ giáo phong kiến, cổ hủ.
Cũng giống như nhân vật bà án, ở Mai, Khái Hưng cũng chú ý miêu tả đến những tiếng cười của nàng để thể hiện rõ nét hơn những diễn biến tâm lý phức tạp ở nhân vật này. Mai với tiếng cười mỗi lúc một khác, thể hiện những
mảng hiện thực tâm trạng khác nhau. Đối với Lộc, “từ lúc cô biết chàng, cô
thấy cô sung sướng, cô thấy cô có nhiều hi vọng. Cô thấy cô đỡ cô độc, đỡ lo
sợ” [9; 150] nên cô thường “hé cặp môi thắm cười với gió xuân” [9; 48]. Rồi
khi được Lộc ngỏ lời cầu hôn, “Mai mỉm cười. Người thế tục chắc có nụ cười
ấy là nụ cười sung sướng. Không phải. Đối với Mai, thì sự sung sướng đã đến cực điểm ngay từ ngày Mai quen biết Lộc. Cái nụ cười của Mai đây có ý nghĩa khác: Mai như nghe lương tâm Mai thì thầm: Thì ông không biết cái thân này, cái linh hồn này đã là của ông rồi hay sao ? Hà tất ông phải xin, phải van. Ý tưởng ấy ở trong trí não chạy qua xuống trái tim , khi ra đến cặp môi thì nở thành một nụ cười. Vì vậy cái nụ cười ấy chỉ có ý nghĩa chất phác, chân thật, chứ nó không hề ngụ một tư tưởng dục tình” [9; 93]. Khi phát hiện ra Lộc lừa dối mình, rồi thấy được phản ứng không tự nhiên của Lộc, khi Mai
thú thực mình có thai, Mai đã “cười chống chế”, “vờ cười ầm lên”, “cất tiếng
cười vang”, rồi “cười khanh khách” nhiều lần, khiến Lộc phải thốt lên:
“Không biết tại sao từ nãy đến giờ anh nghe tiếng cười của em, anh ghê sợ
khi Mai “cười khanh khách”, “cười rũ rượi”, “cười chảy nước mắt” trước sự
giác ngộ: “ái tình của Lộc(…) còn phải thuộc quyền người thứ ba, một người
thứ tư nữa thì dẫu sao cũng không nên tưởng tới, chỉ nên coi như nó đã chết hẳn rồi, chết hẳn rồi trong trái tim đau đớn… giữa lúc đầu xanh, nửa chừng xuân.” [9; 285]. Cho nên thật dễ hiểu ngay sau cái cười đó, Mai “ngồi bưng mặt khóc rưng rức”, và cuối cùng Mai đã giành cho Lộc cái cười thương hại, đặt dấu chấm hết cho mối tình của hai người. Với bà án, khi nghe bà tuyên bố
lần đầu “tôi sẽ cho phép nó lấy cô về làm lẽ”, Mai đã “cười mũi”, “cười gằn”,
“cười nhạt” – đó là những sắc thái khác nhau của một nụ cười đầy khinh bỉ, đầy tự trọng, nó cho thấy thái độ kiên quyết bảo vệ nhân phẩm của Mai, tư cách người của Mai. Nó cũng cho thấy sự đắc thắng của Mai trước bà Án, tuy không có xô xát, không có ẩu đả, không om xòm, chỉ có lặng lẽ.