0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Miêu tả tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ trần thuật

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA KHÁI HƯNG TRONG TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG XUÂN (Trang 58 -61 )

Trần thuật là “phương diện cơ bản của phương thức tự sự, là việc giới thiệu, khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của một người trần thuật nhất định.” [20; 364]. Trần thuật là biện pháp nghệ thuật cơ bản nhất để tạo thành văn bản văn học. Có hai nhân tố cơ bản qui định trần thuật: người kể chuyện và chuỗi ngôn từ. Trong đó ngôn ngữ trần thuật là một trong những thủ pháp nghệ thuật tiêu

biểu cho việc miêu tả tâm lý nhân vật. Ngôn ngữ người trần thuật là “phần lời

văn độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện (sản phẩm sáng tạo của tác giả) đối với cuộc sống được miêu tả, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ.” [20; 212-213]. Ngôn ngữ người trần thuật chẳng những có vai trò then chốt trong tiểu thuyết, mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu, cá tính của tác giả.

Tâm lý con người là thế gới phức tạp, khó nắm bắt và thật khó có thể diễn

đạt một cách cụ thể và chi tiết được. Thế nhưng trong Nửa chừng xuân, Khái Hưng đã làm được điều đó. Tâm lý nhân vật đã được tác giả chú ý miêu tả trực tiếp hay chính là việc miêu tả tâm lý qua nghệ thuật trần thuật. Đây không chỉ là tài năng mà còn là nét mới trong phong cách nghệ thuật tiểu thuyết của ông.

Trong tác phẩm Nửa chừng xuân, ngôn ngữ trần thuật được thể hiện

chủ yếu thông qua người kể chuyện ngôi thứ ba giấu mình. Ở đầu tác phẩm, người đọc rất dễ nhận ra một nhân vật Mai trẻ trung, hồn nhiên, thơ ngây,

trong sáng: “lòng yêu đời và tính dễ vui, cô như đã nhận được của ông cha di

cô đi thoăn thoắt, hé cặp môi thầm cười với gió xuân. Cái vui sướng hồn nhiên cội rễ ở trong lòng như theo hơi thở bay ra ngoài hòa nhịp với làn không khí êm đềm, mới mẻ.” [9; 48]. Có khi diễn biến tâm lý nhân vật được miêu tả trực tiếp qua một quá trình, có tuần tự. Cụ thể là qua cuộc hội kiến với bà án. Ban đầu nàng “run sợ”, “mặt tái mét”, rồi đến những cơn khóc nức nở, những nụ cười chua chát… Nhưng khi nhận ra mục đích đê tiện của bà án thì Mai đã “đứng phắt dậy” chống cự cùng những lời lẽ đanh thép và lạnh lùng chối từ. Hay ở những chương cuối tác phẩm, qua trình tâm lý nhân vật cũng được miêu tả một cách trực tiếp. Sau bao năm xa cách, hai kẻ vô tình gây đau khổ cho nhau gặp lại, cả hai đã nén lòng, đặc biệt là Mai, ban đầu nàng lạnh

lùng: “ông về đi! Ông về ngay đi” nhưng rồi khi nhìn dáng vẻ của người xưa,

nàng đã không nén được lòng thương mà dịu lòng ân cần hỏi han. Và rồi, bao ký ức ùa về, lần thứ nhất Mai đồng ý để Lộc cầm tay, bao cảm xúc yêu đương xưa kia ùa về trong người con gái sâu nặng nghĩa tình này: “Mai im lặng ngồi nghe, óc Mai rung động, tim Mai hồi hộp. Mai thấy đỡ khổ, lòng dịu dần.” [9; 292]. Không lâu sau thì ngọn lửa yêu đương bùng lên cháy rực trong lòng nàng bởi Mai vẫn còn thiết tha yêu Lộc, Lộc vẫn còn yêu Mai một cách cuồng dại. Lần thứ hai Lộc trở về nhà Mai, Mai đã có thể ngồi suốt đêm để kể nỗi lòng với Lộc. Làm sao có thể hành động theo lý trí được khi con tim vẫn còn rung động mạnh đến vậy ? Có khi diễn biến tâm lý nhân vật được miêu tả trực tiếp nhưng diễn ra trong một khoảnh khắc mà thôi. Một khoảnh khắc, một giây phút ngắn ngủi tình cảm của con người được bộc lộ. Lửa lòng của Mai đã được khơi dậy khi nàng nhận được bức thư của Lộc sau gần chục năm bặt tin. Tác giả đã diễn tả hết sức chân thực nhưng cũng không kém phần

tinh tế: “tay Mai cầm bức thư run lẩy bẩy, mặt Mai dần dần đỏ, rồi tái đi. Rồi

cất giọng khàn khàn, ướt những nước mắt đương tắc ở họng…” [9; 222]. Bức thư đã gợi lại khát khao yêu đương và cơn gió tình ái thổi vào đống tro tàn

tình yêu đã nguội lạnh của Mai: “Mai gượng cười, cúi xuống bế con lên hôn rất nồng nàn. Nàng có ngờ đâu rằng tình xưa còn ẩn trong trình mẫu tử, và cái hôn kia chỉ là cái hôn tiếc một quãng đời đã mất.” [9; 223]

Với nhân vật Lộc cũng vậy, tâm trạng yêu đương của chàng được tác giả tinh

tế miêu tả tinh tế. Khi đứng trước bức tranh mà Bạch Hải vẽ về Mai, “chàng

ngây ngất như bị thôi miên.”, trước vẻ đẹp của người yêu “khiến Lộc lặng người đứng ngắm, mơ màng trong giấc mộng xưa.”, vậy là “đống than hồng phủ tro tàn bị cái que cời rẽ ra bùng bùng bốc lửa nóng rực hơn xưa. Tình yêu thương đã hầu như vùi sâu, như nguội lạnh ở trong lòng, nay đứng trước cảnh người xưa, Lộc bỗng lại thấy nồng nàn, ngùn ngụt…Bao tình cảm của năm, sáu năm về trước đã hầu như chết hẳn trong ký ức , nay thốt nhiên ngổn ngang sống lại.” [9; 228]

Đọc những dòng trên, người đọc như hòa theo cảm xúc của Lộc mà ngờ rằng Khái Hưng đã quá tinh vi để có thể lắng nghe được những vi mạch, những diễn biến cảm xúc của con người để trào ra đầu ngon bút chính xác và tỉ mỉ đến vậy! Nghệ thuật trần thuật của tác giả đạt tới trình độ già dặn qua những trang miêu tả cụ thể và chân thực những cảm giác, những tâm trạng bên trong sâu kín của nhân vật. Tài năng nắm bắt chính xác những biểu hiện tâm lý sinh động của nhân vật đã tạo nên sức sống nội tại mãnh liệt làm cho nó hiện lên cụ thể như con người thật ngoài đời.

Có thể nói, cảnh, người, việc trong Nửa chừng xuân được mô tả trực tiếp , gần với đời sống hiên thực, mô tả thấm đượm cảm giác, đó là một nét rất đặc trưng, rất độc đáo, một nét mới của thi pháp Nửa chừng xuân và cũng là một nét nghệ thuật mới của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, tiểu thuyết lãng mạn.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT CỦA KHÁI HƯNG TRONG TIỂU THUYẾT NỬA CHỪNG XUÂN (Trang 58 -61 )

×