4. Bố cục đề tài
2.3. Quy định pháp luật về phí bảo hiểm tiền gửi
Theo quy định thì phí BHTG là khoản tiền mà tổ chức tham gia BHTG phải nộp cho tổ chức BHTG để bảo hiểm cho tiền gửi của người được BHTG tại tổ chức
46 Khoản 3 Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 Quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu,
tham gia BHTG.47 Như vậy, dù Luật BHTG đã ra đời nhưng trong một khoản thời gian, vấn đề về tính và thu phí BHTG vẫn theo quy định của những văn bản trước đó.
Theo quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP, Nghị định số 109/2005/NĐ- CP và Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/6/2006 thì tổ chức tham gia BHTG phải nộp phí BHTG cho tổ chức BHTGVN theo mức 0,15%/năm tính trên số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Nhưng khi Luật BHTG ra đời đã quy định “Thủ tướng Chính phủ quy định khung phí bảo hiểm tiền gửi theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam” và NHNN sẽ căn cứ vào khung phí BHTG để “quy định mức phí bảo hiểm tiền gửi cụ thể đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi trên cơ sở kết quả đánh giá và phân loại các tổ chức này”48. Như vậy, đối với những diễn biến phức tạp của thị trường tài chính, hạn chế phải sửa đổi luật và để đảm bảo tính linh hoạt trong việc thu phí của các tổ chức tham gia BHTG thì Thủ tướng Chính phủ sẽ quy định khung phí BHTG so cho phù hợp với mục tiêu của chính sách BHTG.
Như vậy, Luật BHTG năm 2012 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng một cơ chế thu phí căn cứ vào mức độ rủi ro của TCTD. Nhưng chúng ta vẫn áp dụng mức phí 0,15% cho tất cả các TCTD không phân biệt quy mô hoạt động và hình thức pháp lý của các tổ chức tham gia BHTG trong thời gian dài, cho đến khi có văn bản hướng dẫn về việc tính và nộp phí. Đối với khoản phí BHTG mà các tổ chức tham gia nộp sẽ được hoạt toán vào chi phí hoạt động của tổ chức đó. Bên cạnh đó, đóng phí BHTG là nghĩa vụ của các tổ chức tham gia BHTG, theo quy định tại Điều 21 Luật BHTG:
- Trong trường hợp các tổ chức tham gia BHTG vi phạm thời hạn đóng phí thì ngoài việc phải nộp đủ số phí còn thiếu thì tổ chức đó còn phải chịu phạt mỗi ngày nộp chậm bằng 0,05% số tiền nộp chậm.
- Nếu sau thời hạn 30 ngày, mà tổ chức tham gia BHTG không nộp hoặc nộp không đầy đủ phí BHTG và tiền phạt thì theo đề nghị của tổ chức BHTGVN, NHNN sẽ trích tài khoản của tổ chức tham gia BHTG tại NHNN Việt Nam để nộp phí BHTG và tiền phạt.
- Còn nếu như để NHNN trích tài khoản của tổ chức tham gia BHTG đó để nộp phí lần 2 thì thì tổ chức BHTG có văn bản đề nghị NHNN Việt Nam đình chỉ hoặc tạm đình chỉ hoạt động nhận tiền gửi của tổ chức tham gia BHTG. Mặt khác, tổ chức tham gia BHTG cũng sẽ được thoái thu đối với số phí nộp thừa
47 Khoản 5 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
khi tổ chức BHTG phát hiện sự thiếu chính xác trong việc tính và nộp phí BHTG trong thời hạn quy định.
Về thời hạn nộp phí BHTG, theo quy định thì tổ chức tham gia BHTG sẽ nộp cho tổ chức BHTGVN theo quý trong năm tài chính. Số phí này phải được nộp chậm nhất vào ngày 20 tháng đầu tiên của quý kế tiếp trên cơ sở toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm của quý trước quý nộp phí BHTG. Đối với việc tính phí BHTG hiện nay, theo quy định tại Thông tư ngày 24/2014/TT-NHNN Hướng dẫn một số nội dung về BHTG, thì để việc tính phí và nộp phí được thống nhất thì Thông tư vẫn kế thừa quy định trước. Tuy nhiên, Thông tư cũng có quy định thêm trong “trường hợp ngày cuối cùng của thời hạn nộp phí trùng với trùng vào ngày Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần” thì “tổ chức tham gia BHTG được nộp phí BHTG vào ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ Lễ, Tết, ngày nghỉ cuối tuần đó”.49 Ngoài ra, Thông tư quy định cách tính phí BHTG trong trường hợp tổ chức tham gia BHTG hợp nhất, sáp nhập và công thức tính phí BHTG cho trường hợp tổ chức tham gia BHTG tính và nộp phí quý đầu tiên50. Đối với số dư tiền gửi được bảo hiểm, phí BHTG và phí nộp thiếu, nộp chậm được làm tròn số đến đơn vị nghìn đồng theo nguyên tắc: lớn hơn hoặc bằng ( ) 500 đồng làm tròn lên 1000 đồng; nhỏ hơn (<) 500 đồng làm tròn về 0 đồng.51