Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 27 - 30)

4. Bố cục đề tài

1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam

Ở Việt Nam, vào những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với việc chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường, hệ thống ngân hàng cũng được chuyển từ một cấp thành hai cấp. Hệ quả của cạnh tranh theo cơ chế thị trường đã khiến cho nhiều tổ chức thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng bị tụt hậu, thậm chí là đi đến phá sản. Tình hình trở nên nghiêm trọng vào những năm 1988 – 1991: lạm phát gia tăng, hoạt động ngân hàng hoảng loạn, hàng loạt các quỹ tín dụng đã sụp đổ. Chính trong bối cảnh này, những yêu cầu mới đặt ra là làm thế nào để bảo vệ quyền lợi người gửi tiền, hệ thống ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng trước mặt trái của cơ chế thị trường đầy biến động. Nhận thức được vấn đề này, Nhà nước

18 Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi quốc tế xem tại

đã có những nổ lực và động thái tích cực. Ban đầu là biện pháp “bảo vệ ngầm” thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại quốc doanh. Tuy biện pháp bảo vệ này đã đạt được một số kết hoạch ban đầu như củng cố niềm tin công chúng, xử lý đổ vỡ có trật tự hơn, nhưng cũng nảy sinh nhiều mâu thuẫn về pháp lý. Bởi vậy, Nhà nước đã ban hành cơ chế mới về “bảo hiểm tiền gửi” để bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức được phép nhận tiền gửi của cá nhân theo quy định của pháp luật. Vào những năm 90 của thế kỷ XX, trước tình hình hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam vừa thoát khỏi khủng hoảng, đang trong giai đoạn hồi phục và lấy lại niềm tin của dân chúng, đồng thời nhu cầu huy động vốn nội lực để phát triển kinh tế cao. Chính phủ đã cho phép Bộ tài chính ban hành “Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm quỹ tín dụng đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn”19

và giao cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) vận hành cơ chế này. Bảo Việt đã thực hiện bảo hiểm tại các quỹ tín dụng, hợp tác xã nhân dân với mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, trước tình trạng hệ thống quỹ tín dụng đang hoạt động tiềm ẩn rủi ro, quy mô và năng lực tài chính còn nhỏ bé, dễ bị đổ vỡ; trong khi năng lực tài chính của Bảo việt còn hạn chế, lạm phát của nền kinh tế còn ở mức cao nên ngày càng nảy sinh nhiều mâu thuẫn, vướng mắc trong việc bảo vệ tiền gửi. Để giải quyết mâu thuẫn trên đòi hỏi phải có một chính sách bảo hiểm đồng bộ, tương quan về địa vị pháp lý với các chính sách khác. Xuất phát nhu cầu đó, chính sách BHTG Việt Nam đã ra đời.

Như vậy, với sự xuất hiện của chính sách BHTG tại Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng được thành lập. Bảo Hiểm tiền gửi Việt Nam (Deposit Inusurance of Vietnam – DIV) là tổ chức tài chính Nhà nước được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ và chính thức hoạt động từ ngày 07/7/2000. Vốn điều lệ của DIV do ngân sách Nhà nước cấp và DIV chịu sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Hoạt động của BHTG Việt Nam không vì mục tiêu lợi nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì ổn định của các tổ chức tham gia BHTG và sự phát triển an toàn lành mạnh của hệ thống tài chính. BHTG Việt Nam có trụ sở chính tại Thủ đô Hà Nội và 6 chi nhánh tại các khu vực.

Tiếp theo ngày 28/11/2002, văn phòng Chính phủ đã ban hành công văn số 6634/VPCP-QHQT thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép BHTG Việt Nam tham gia làm thành viên của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI). BHTG Việt Nam

19

Quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy chế bảo hiểm trách nhiệm đối với quỹ tín dụng

đã giữ vị trí Phó chủ tịch Khu vực Châu Á nhiệm kỳ 2006 – 2007, BHTG Việt Nam cũng là thành viên Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam. Tháng 3/2007 BHTG Việt Nam lần đầu tiên đăng cai và tham gia tổ chức thành công Hội nghị thường niên Ủy ban BHTG khu vực Châu Á lần thứ 5 (ARC5) và Hội thảo quốc tế về BHTG.

Ngày 03/03//2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg thành lập Ủy ban giám sát tài chính quốc gia với chức năng điều phối hoạt động giám sát thị trường tài chính quốc gia (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm). Ngày 18/06/2012 Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13, có hiệu lực ngày 01/01/2013, tiếp theo đó là văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động BHTG cũng ra đời. Đây được xem là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về hoạt động của BHTG. Như vậy, việc ban hành Luật Bảo hiểm tiền gửi là cần thiết để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật bảo hiểm tiền gửi hiện hành và nâng cao giá trị pháp lý của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi, giúp cho hoạt động bảo hiểm tiền gửi hoạt động hiệu quả hơn, nhằm bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền và góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Tóm lại, chính sách BHTG ngày càng có vai trò quan trọng đối với sự ổn định của hệ thống tài chính và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. BHTG ra đời và phát triển ngày càng mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Với việc phân tích những cơ sở lý luận để có cái nhìn khái quát về BHTG, trong chương này người viết tập trung phân tích những khía cạnh cơ bản của BHTG như: khái niệm, vai trò, đặc điểm của BHTG. Bên cạnh đó, người viết cũng giới thiệu những nguyên tắc cơ bản của hoạt động BHTG cũng như giới thiệu những mô hình BHTG phổ biến được áp dụng trên thế giới. Đối với sự hình thành của BHTG, luận văn cũng đề cập đến sự hình thành và phát triển của BHTG trên thế giới, qua đó cũng cho thấy vấn đề tất yếu của việc thành lập và phát triển của BHTG tại Việt Nam cho đến khi Luật BHTG ra đời. Từ đó, làm cơ sở cho những phân tích pháp lý bên dưới được rõ ràng và cụ thể hơn, góp phần củng cố niềm tin công chúng đối với hệ thống tài chính – ngân hàng.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 27 - 30)