Nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 60 - 62)

4. Bố cục đề tài

3.2.1.1. Nâng cao nghiệp vụ giám sát từ xa của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Quá trình hội nhập quốc tế tạo cơ hội cho hệ thống tài chính – ngân hàng phát triển mô ̣t cách ma ̣nh mẽ . Các tổ chức tài chính – ngân hàng tham gia BHTG ngày càng lớn mạnh về quy mô , hoạt động ngày càng đa dạng , phức ta ̣p và rủi ro ngày càng lớn. Từ đó, đòi hỏi hoa ̣t đô ̣ng BHTG nói chung, giám sát từ xa cần phải có những thay đổi phù hợp để thực hiện tốt chức năng , nhiê ̣m vu ̣ của mình. Hoạt động giám sát từ xa được BHTGVN thực hiện trên cơ sở giám sát việc chấp hành các quy định về BHTG và an toàn trong hoạt động ngân hàng dựa trên nguồn thông tin đầu vào từ các tổ chức tham gia BHTG và các nguồn thông tin khác theo quy định . Bên cạnh đó , BHTGVN đã chủ động tập trung nghiên cứu , ứng dụng một số mô hình giám sát tài chính hiệu quả phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Với việc thực hiện thống nhất từ trụ sở chính tới các chi nhánh BHTG khu vực , không chồng chéo và đáp ứng các yêu cầu trong quá trình quản lý , điều hành . BHTGVN thông qua các báo cáo giám sát từ xa của mình để trở thành kênh thông tin giám sát có chất lượng đối với các cơ quan quản lý tài chính.

Hoạt động giám sát từ xa theo Luật BHTG về cơ bản, mục tiêu và phương pháp sát giám vẫn trên cơ sở của các nội dung cũ như: giám sát các tổ chức tham gia BHTG theo các quy định pháp luật về BHTG và các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng nhằm phát hiện và kiến nghị NHNN xử lý kịp thời những vi phạm, rủi ro nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD. Bên cạnh đó, Luật BHTG cũng có những quy định mới đối với nghiệp vụ kiểm tra, giám sát như: đối với việc chấp hành các quy định pháp luật về

67

Phạm Quốc Trung “Cần sớm có hướng dẫn việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị lâm vào tình trạng phá sản” xem tại

BHTG nghiệp vụ kiểm tra chỉ đi sâu vào theo dõi, kiểm tra chứ không tiến hành kiểm tra các quy định về an toàn trong hoạt động như NĐ 89 và NĐ 109 nhằm tránh trùng lặp với việc thanh tra của NHNN; Nghiệp vụ giám sát trong Luật BHTG quy định cụ thể, chi tiết hơn : “tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin về tổ chức tham gia BHTG nhằm phát hiện và kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam xử lý kịp thời những vi phạm quy định về an toàn hoạt động ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hệ thống ngân hàng”.

Việc ban hành Luật BHTG nhằm nâng tầm BHTG trong hệ thống tài chính quốc gia. Tuy nhiên, bên cạnh đó có những điểm hạn chế so với quy định hiện hành về BHTG. Vì vậy, để công tác giám sát từ xa các tổ chức tham gia BHTG thực sự phát huy hơn nữa vai trò cảnh báo sớm, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các rủi ro trong hoạt động ngân hàng, góp phần vào việc đạt được mục tiêu chung của BHTGVN, cần chú ý một số vấn đề sau:

- Thứ nhất, BHTGVN cần chủ động xây dựng bộ tiêu chí giám sát phù hợp với nguồn thông tin đầu vào từ NHNN và tổ chức tham gia BHTG giúp nâng cao chất lượng hoạt động giám sát, đặc biệt bám sát đầy đủ hơn nữa các chuẩn mực quốc tế, từng bước đi sâu hơn vào giám sát trên cơ sở đánh giá rủi ro chứ không chỉ dừng lại đánh giá sự tuân thủ các quy định an toàn như hiện nay; đồng thời phối kết hợp với hoạt động kiểm tra tại chỗ để xây dựng hệ thống chỉ tiêu và mẫu biểu liên quan đến hoạt động giám sát tiền gửi tại tổ chức tham gia BHTG;

- Thứ hai, NHNN sớm ban hành văn bản hướng dẫn cơ chế chia sẻ thông tin cụ thể hơn giữa BHTGVN, NHNN và tổ chức tham gia BHTG, trong đó quy định rõ phạm vi, quyền hạn, trách nhiệm các bên trong khai thác, xử lý thông tin, loại thông tin, phương thức chia sẻ, phối hợp giữa các bên;

- Thứ ba, cần rà soát các đối tượng tham gia BHTG theo quy định của Luật BHTG và pháp luật có liên quan, đồng thời phối hợp với NHNN trong việc xử lý, cảnh báo các tổ chức tham gia BHTG có vấn đề trong hoạt động kinh doanh ngân hàng và hoạt động BHTG;

- Thứ tư, xây dựng mô hình giám sát mới phù hợp với cơ chế cung cấp thông tin đầu vào và cảnh báo sau giám sát theo quy định của pháp luật BHTG;

- Thứ năm, tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ phù hợp với Luật BHTG, trong đó có nghiệp vụ giám sát rủi ro, chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác giám sát, đặc biệt tập trung vào khả năng phân tích, đánh giá các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động ngân hàng;

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)