Địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 30 - 33)

4. Bố cục đề tài

2.1.1.1. Địa vị pháp lý của tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Trước đây theo Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập BHTGVN quy định BHTGVN là tổ chức tài chính Nhà nước do Chính phủ thành lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và theo điều lệ do Chính phủ phê duyệt.

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi, xác định địa vị pháp lý của tổ chức BHTG đó là tổ chức: “có tư cách pháp nhân, có bảng cân đối riêng, được mở tài khoản tại các ngân hàng trong nước và nước ngoài, có con dấu, được Nhà nước cấp vốn điều lệ, được miễn nộp các loại thuế”, “bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí”. Cũng như theo

quyết định số 218/1999/QĐ-TTg quy định tổ chức BHTG cũng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận và được thành lập theo quyết định của Chính phủ.

Như vậy, theo hai quy định trên có thể thấy về bản chất tổ chức BHTG ở Việt Nam với vị trí là một định chế tài chính độc lập, do Chính phủ thành lập và hoạt động theo điều lệ đã được phê duyệt. Hoạt động của tổ chức BHTG vẫn cơ bản dựa theo nguyên lý của hoạt động bảo hiểm là bù đắp rủi ro theo cơ chế lấy số đông bù cho số ít, với nguồn vốn ban đầu do Nhà nước cấp, phần còn lại do chính tổ chức BHTG bổ sung từ thu phí BHTG hằng năm. Bên cạnh đó, tuy được miễn các loại thuế nhưng tổ chức BHTG phải bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí (nếu có tích lũy thì bổ sung vào vốn hoạt động, thậm chí có thể chuyển dần một số nghiệp vụ sang hoạch toán kinh doanh, tìm kiếm lợi nhuận và nộp thuế). Vì vậy, tổ chức BHTGVN vẫn là một chế định tài chính Nhà nước, một công cụ của Chính phủ có chức năng là bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền, bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.

Từ việc ban hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP về BHTG và Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg về việc thành lập BHTGVN đã làm tiền đề pháp lý cho hoạt động BHTG ở Việt Nam. Kế thừa những gì đạt được của những quy định trên Điều 29 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012, cũng xác dịnh tổ chức BHTG là: “Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tài chính do Thủ tướng Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ. Tổ chức bảo hiểm tiền gửi là pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo đảm an toàn vốn và tự bù đắp chi phí.”

Tiếp theo đó Nghị định số 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi, Quyết định số 1394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, Quyết định số 1395/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng khẳng định về tổ chức BHTG ở Việt Nam là tổ chức do Chính phủ thành lập, có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng, được trích một phần nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bù đắp chi phí. Từ những quy định trên có thể thấy địa vị pháp lý của tổ chức BHTG ở Việt Nam được hình dung như sau:

- BHTGVN là một tổ chức tài chính Nhà nước, được thành lập nhằm mục tiêu thực hiện chính sách công, hoạt động chuyên môn trong lĩnh vực tài chính –

ngân hàng – bảo hiểm, có nhiệm vụ góp phần bảo đảm sự ổn định của thị trường tài chính nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng. Tổ chức BHTG hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền trong các tổ chức nhận tiền gửi. Tổ chức BHTG không phải là một tổ chức kinh tế hay là một tổ chức xã hội, một cơ quan của Nhà nước mà tổ chức BHTG là một tổ chức tài chính Nhà nước độc lập.

- BHTGVN là tổ chức do Chính phủ thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức BHTG và chịu sự quản lý của Nhà nước. Để tổ chức BHTG có tính độc lập tương đối trong tổ chức và hoạt động, chịu sự quản lý Nhà nước của cơ quan được Chính phủ ủy quyền là Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện quản lý tổ chức BHTG thông qua việc kiểm tra, thanh tra, giám sát.20 Bên cạnh đó, để ghi nhận đầy đủ chức năng giám sát, kiểm tra và cảnh báo sớm của tổ chức BHTG thì tổ chức BHTG cũng được quyền theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về BHTG, kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý hành vi vi phạm về an toàn trong hệ thống ngân hàng, rủi ro gây mất an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng.21

Tổ chức BHTG sẽ chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Do vậy, cũng đảm bảo cho BHTGVN thực hiện tốt chức năng bảo vệ quyền lợi người gửi tiền và xác định rõ giới hạn của BHTGVN trong đảm bảo an toàn hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia.

- Tổ chức BHTG là một tổ chức có tư cách pháp nhân, bằng chứng là tổ chức do Chính phủ thành lập hợp pháp, “có con dấu riêng và được mở tài khoản tại các ngân hàng”22; có cơ cấu tổ chức chặt chẽ gồm Hội đồng quản trị, Ban điều hành, Ban kiểm soát có sự liên kết thống nhất và phối hợp một cách nhịp nhàn trong việc quản lý và vận hành bộ máy về BHTG; là tổ chức độc lập với tổ chức khác, hoạt động ban đầu dựa trên nguồn vốn do Nhà nước cấp (vốn điều lệ 5000 tỷ đồng do Ngân sách Nhà nước cấp), nguồn thu từ phí BHTG của các tổ chức tham gia, các nguồn thu từ hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi và các nguồn thu hợp pháp khác. Với việc được thành lập hợp pháp và có tư cách pháp nhân tổ chức BHTG được quyền nhân danh chính mình khi tham gia vào mối quan hệ BHTG.

20 Khoản 3 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012

21

Khoản 10 Điều 13 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012

22 Khoản 2 Điều 3 Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt

Hiện nay, theo quy định của Luật BHTG năm 2012, tổ chức BHTG vẫn hoạt động theo mô hình chi trả với quyền lợi mở rộng, vẫn duy trì đầy đủ các chức năng thanh tra, giám sát như trước đây. Theo đó, tổ chức BHTG không chỉ bảo vệ tiền của người gửi, mà còn thực hiện các nhiệm vụ như: “hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi gặp khó khăn; theo dõi và khuyến nghị sự cẩn trọng, phòng tránh rủi ro với các tổ chức tín dụng tham gia; cùng thực hiện xử lý nợ và thu hồi nợ của tổ chức bị phá sản…”23 Qua đó, cũng làm tăng thêm các mục tiêu cần đạt được của chính sách công như hạn chế rủi ro, tránh đổ vỡ hệ thống hoặc khủng hoảng tài chính, gia tăng niềm tin của công chúng được mở rộng hơn.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 30 - 33)