4. Bố cục đề tài
3.1.3.2. Về việc thanh lý tài sản của các tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền
gửi bị lâm vào tình trạng phá sản
Trước khi Luật BHTG ra đời, tình hình thanh lý đối với các tổ chức tham gia BHTG chủ yếu dựa vào các quy định tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ (Nghị định 89) và Thông tư 03/2000/TT-NHNN ngày 16/3/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thông tư 03). Tổ chức BHTGVN cũng được tham gia vào quá trình thanh lý tài sản với vai trò là chủ nợ của tổ chức bị phá sản. Số tiền chi trả bảo hiểm và số tiền thu được từ các con nợ cũng sẽ được chia cho BHTGVN theo quy định của pháp luật. Ban đầu hoạt động thu hồi thu được những khoản tiền tương đối lớn (chiếm khoảng 40% số tiền phải thu hồi cho BHTGVN), nhưng thời gian sau đó số tiền thu được rất thấp vì các khoản nợ còn lại đều là “nợ khó đòi” do người vay gặp hoàn cảnh khó khăn, không còn khả năng trả nợ. Lúc này tỷ lệ thu hồi tiền trong thanh lý cho BHTGVN so với con số phải thu hồi thường dưới 10%.
Năm 2004, Luật các TCTD được sửa đổi, Luật Phá sản thay thế cho Luật Phá sản doanh nghiệp, nhưng các quy định về công tác thanh lý không có gì thay đổi. Năm 2005 là một mốc quan trọng hoàn thiện cơ sở pháp lý cho công tác thanh lý các TCTD. Nghị định 109/2005/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi Nghị định 89 để phù hợp hơn với hoàn cảnh mới. “BHTGVN được phân chia giá trị tài sản theo thứ tự thanh toán như đối với người gửi tiền”, tuy vậy việc gia hạn hay kết thúc thanh lý tại một TCTD hiện cũng chưa có quy định tiêu chuẩn cụ thể nào. Đến Quyết định 24/2006/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam quy định thời hạn thanh lý QTDND tối đa là 06 tháng nhưng có thể gia hạn khi cần thiết với văn bản đồng ý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Nhưng vẫn chưa đáp ứng được vấn đề thanh toán cho các chủ nợ.
Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 quy định về việc áp dụng Luật Phá sản cho các TCTD. Cùng năm đó Luật Các TCTD mới được Quốc hội ban hành thay thế cho Luật Các TCTD năm 1997. Theo đó, đối với các tổ chức tham gia BHTG nếu không có khả năng thanh toán hết các khoản nợ, việc chấm dứt hoạt động phải chuyển sang giải quyết theo thủ tục phá sản. Tuy nhiên trên thực tế, thực tế các Hội đồng thanh lý không đệ đơn ra tòa đề nghị mở thủ tục phá sản vì việc này còn mới mẻ ở nước ta và vẫn thực hiện theo Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 6/6/2006 của Thống đốc NHNN là thực hiện thanh lý theo quy định về giải thể bắt buộc chứ không phải theo thủ tục phá sản. Để đẩy nhanh tiến độ thanh lý, Thống đốc NHNN cũng đã có Chỉ thị số 01/2008/CT-NHNN ngày 29/01/2008 về tăng cường chỉ đạo thanh lý đối với các QTDND. Theo tinh thần chỉ thị này, các Chi nhánh NHNN cần tăng cường hiệu quả hoạt động giám sát thanh lý QTDND, thường xuyên nắm bắt diễn biến tiến độ thu hồi nợ, hoàn trả và những vấn đề phát sinh trong quá trình thanh lý để có biện pháp chỉ đạo kịp thời nhằm góp phần đẩy nhanh tiến độ thanh lý QTDND trên địa bàn. Mặc dù NHNN và chính quyền địa phương ở những nơi có QTDND bị giải thể, phá sản đã cố gắng tập trung chỉ đạo, đôn đốc nhưng hiệu quả thanh lý vẫn còn thấp, biểu hiện là công tác thu hồi nợ tiến triển chậm, có biểu hiện trì trệ, tình trạng thời gian thanh lý kéo dài, cơ quan quản lý có thẩm quyền phải gia hạn thanh lý nhiều lần.
Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 ra đời đã tạo tiền đề pháp lý quan trọng cho nghiệp vụ BHTGVN. Tiếp đó, Chính phủ cũng đã có Nghị định 68/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật. Nhiều quy định trong nghị định 89 và nghị định 109 trước đây bị bãi bỏ. Hiện tại vẫn chưa có hướng dẫn chi tiết của cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền về thực hiện Nghị định 68. Trong hơn 1 năm qua, BHTGVN chỉ thu lại được thêm 1,01 tỷ đồng, đưa tổng số thu hồi lên 9,19 tỷ đồng bằng 42,1% số tiền đã chi trả bảo hiểm.67 Bên cạnh những mặt đạt được, những vấn đề trong khâu thanh lý tài sản của TCTD, thu hồi tiền hoàn trả đảm bảo quyền lợi của BHTGVN vẫn còn một số bất cập cần sớm được hướng dẫn.