4. Bố cục đề tài
2.1.2. Quy định pháp luật về tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
Trước đây theo Nghị định 109/2005/NĐ-CP quy định tổ chức tham gia BHTG là “Các tổ chức tín dụng và tổ chức không phải là tổ chức tín dụng được phép thực hiện một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng có nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân phải tham gia bảo hiểm tiền gửi bắt buộc”. Như vậy, theo quy định của Luật BHTG đối chiếu với quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004, thì các tổ chức tín dụng phải tham gia BHTG gồm có: ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, tổ chức tài chính quy mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Hiện nay, Luật Bảo hiểm tiền năm 2012 quy định “Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi của cá nhân”, bên cạnh đó cũng xác định “Ngân hàng chính sách không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi”33.
Như vậy, do tính chất rủi ro ngày càng cao trong hoạt động tín dụng ngân hàng, với quy định hiện tại, ngân hàng chính sách không phải tham gia BHTG bởi chính tính đặc thù của loại ngân hàng này. Bên cạnh đó, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 thì TCTD phi ngân hàng cũng không được tham gia BHTG, vì TCTD này không được hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân.34 Như vậy, theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 thì các TCTD tham gia vào hoạt động BHTG là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
So với những quy định trước đây về BHTG, Luật BHTG năm 2012 đã có những quy định khác hơn về tổ chức tham gia BHTG. Cụ thể là việc quy định ngân hàng chính sách không phải tham gia BHTG, việc quy định này cũng phù hợp với thực tiễn và chính sách của BHTG bởi ngân hàng chính sách được Nhà nước bảo đảm khả năng thanh toán, sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động.35 Mặt khác, tại Nghị định 109/2005/NĐ-CP cũng không quy định tổ chức tham gia BHTG là
33
Khoản 2 Điều 6 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
34 Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
- Công ty tài chính
- Công ty cho thuê tài chính
- Các tổ chức tín dụng phi ngân hang khác
35 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ Về tín dụng với người nghèo và các
chi nhánh ngân hàng nước ngoài, điều này đồng nghĩa với việc số tiền của cá nhân khi gửi vào tổ chức này sẽ không được BHTG. Chính vì thế, quy định mới đã khắc phục được những thiếu sót về vấn đề này để có thể bảo vệ ngưới gửi tiền. Như vậy, với những quy định mới về chủ thể tham gia BHTG đã mang lại những giá trị tích cực, qua đó cho thấy sự bảo vệ của BHTG đối với người gửi tiền ngày càng được nâng cao và mở rộng hơn khi quy định nhiều tổ chức tham gia BHTG.
Với đặc điểm là một trong những chủ thể quan trọng của mối quan hệ BHTG, tổ chức tham gia BHTG là nơi nhận tiền gửi của người gửi tiền. Tổ chức tham gia BHTG trong mối quan hệ với tổ chức BHTG được thể hiện cụ thể qua giấy chứng nhận BHTG. Giấy chứng nhận BHTG là căn cứ để xác định TCTD đã tham gia vào hoạt động BHTG, là cam kết bảo vệ người gửi tiền của tổ chức đó. Các chủ thể khi tham gia BHTG, có quyền yêu cầu tổ chức BHTG cấp giấy chứng nhận BHTG, khi đã hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG. Đối với các TCTD được cấp giấy chứng nhận bảo hiểm cũng như là một biện pháp phòng ngừa rủi ro cho người gửi tiền tại tổ chức mình và góp phần củng cố niềm tin công chúng đối với những các tổ chức tham gia BHTG trong mạng lưới tài chính – ngân hàng.
Luật BHTG năm 2012 quy định đối với tổ chức tham gia BHTG và tổ chức mới thành lập, phải tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG. Về hồ sơ đề nghị cấp Chứng nhận tham gia BHTG các tổ chức tham gia BHTG phải chuẩn bị bao gồm: Đơn đăng ký tham gia BHTG; Bản sao giấy phép thành lập và hoạt động của TCTD hoặc giấy phép thành lập chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với các tổ chức tham gia BHTG được cấp Chứng nhận tham gia BHTG trước ngày Luật BHTG có hiệu lực thì tiếp tục có giá trị sử dụng.36 Sau khi đã nhận được hồ sơ hợp lệ của tổ chức tham gia, tổ chức BHTGVN có trách nhiệm cấp Chứng nhận tham gia BHTG trong thời hạn 05 ngày làm việc.
Bên cạnh quy định tham gia BHTG bắt buộc đối với các TCTD, các tổ chức tham gia BHTG cũng có nghĩa vụ là đóng phí BHTG đầy đủ và đúng hạn để đảm bảo sự công bằng giữa các tổ chức tham gia. Mặt khác, tổ chức tham gia BHTG còn có nghĩa vụ cung cấp thông tin cho tổ chức BHTG định kỳ hoặc theo yêu cầu để tổ chức BHTG báo cáo và đánh giá tình hình hoạt động BHTG. Ngoài ra, tổ chức tham gia BHTG có quyền yêu cầu tổ chức BHTG chi trả tiền bảo hiểm cho người được BHTG tại tổ chức tham gia khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, nhằm thanh toán tiền bảo
36 Điều 37 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
hiểm được kịp thời và nhanh chóng. Được quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHTG theo quy định của pháp luật để cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm được thời và khắc phục được những sai lầm trong hoạt động của BHTG.
Như vậy, song song với vai trò quan trọng của tổ chức BHTGVN, các tổ chức tham gia BHTG cũng là một trong những nguồn kênh chủ yếu tạo nên một hệ thống toàn diện của BHTGVN. Các tổ chức tham gia BHTG có sự phát triển ổn định và lành mạnh thì hệ thống BHTG cũng vững chắc hơn. Quy định bắt buộc tham gia BHTG đối với các TCTD (quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi 2012), đã giữ vai trò quan trọng trong việc củng cố niềm tin công chúng đối với hệ thống ngân hàng. Bởi vì, với việc tham gia vào mối quan hệ BHTG người gửi tiền luôn thấy an tâm bởi tiền gửi của họ sẽ được bảo hiểm, và luôn có một tổ chức đứng ra thanh toán tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm đó là tổ chức BHTGVN (DIV).
2.1.3 Quy định pháp luật về chủ thể đƣợc bảo hiểm tiền gửi
Trước đây theo quy định đầu tiên tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì chỉ bảo hiểm cho tiền gửi của cá nhân tại tổ chức tham gia BHTG.37
Như vậy, do tổ chức BHTG mới thành lập nên quá trình quản lý và tổ chức còn yếu kém nên tổ chức BHTG ở giai đoạn này chỉ bảo hiểm cho tiền gửi của cá nhân. Đều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình hoạt động, năng lực của tổ chức BHTGVN, cũng như đảm bảo tính khả thi trong việc thanh toán. Đến khi Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 89/1999/NĐ-CP được ban hành thì quy định người gửi tiền là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi tại các tổ chức tham gia BHTG.38
Quy định này đã mở rộng phạm vi về chủ thể được BHTG so với quy định trước đó tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP. Việc sửa đổi này thực chất là một giải pháp tình thế trong bối cảnh pháp luật dân sự tiếp tục sử dụng cập phạm trù cá nhân – pháp nhân khi mô tả các chủ thể của pháp luật dân sự.39 Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là đã tạo nên sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể còn lại khi các cơ quan Nhà nước ban hành quy định này.
37 Điều 3 Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi
38 Khoản 2 Điều 1 Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 89/199/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi
39 GS.TSKH. Đào Trí Úc “Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp luật về BHTG tại Việt Nam – thực
Hiện nay, theo Luật BHTG năm 2012 đã có những điều chỉnh về chủ thể được BHTG với quy định như sau: “Người được bảo hiểm tiền gửi là cá nhân có tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”40
. Như vậy, luật mới quy định chỉ BHTG cho người gửi tiền là cá nhân mà không bảo hiểm cho tiền gửi của hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh gửi vào tổ chức tham gia BHTG. Vì mục tiêu lớn nhất của BHTG là bảo vệ số đông người gửi tiền nhỏ lẻ, không có điều kiện tham gia sản xuất - kinh doanh, không có điều kiện tiếp cận thông tin tham gia gửi tiền tại các TCTD. Mặt khác, việc không bảo hiểm cho các chủ thể trên là vì đối với tiền gửi của doanh nghiệp tại các TCTD, một phần trong hoạt động luân chuyển vốn thường xuyên và được quản lý chặt chẽ bởi chế độ quản trị của doanh nghiệp nên không có việc thiếu thông tin về TCTD mà doanh nghiệp gửi tiền vào. Thêm vào đó, Nhà nước cũng không khuyến khích doanh nghiệp gửi tiền tiết kiệm để hưởng lãi mà số tiền vốn ấy phải được luân chuyển bơm vào nền kinh tế. Còn đối với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức khác cũng có một bộ máy quản lý tài chính chuyên trách để thu thập thông tin của các TCTD. Và hầu hết nguồn vốn có được từ huy động nhằm thực hiện mục tiêu nhất định, chỉ tạm thời nhàn rỗi nên thường không kết dư với số lượng lớn, sau mỗi đợt huy động phải công khai việc huy động, quản lý và sử dụng để tạo lòng tin, sự đồng thuận và ủng hộ cao của các thành viên tham gia đóng góp.41
Với quy định chỉ BHTG cho cá nhân nhằm mục tiêu bảo vệ người gửi tiền nhỏ lẻ và thiếu thông tin. Như vậy, đối với những cá nhân nước ngoài có tiền gửi tại các tổ chức tham gia BHTGVN cũng thuộc đối tượng được BHTG với điều kiện tiền gửi là đồng Việt Nam.
Bên cạnh đó, để cá nhân nhận được tiền BHTG tại các tổ chức BHTG cũng phải đáp ứng những điều kiện42:
- Có sự kiện bảo hiểm xảy ra (tổ chức tham gia BHTG lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền)43;
- Có tên trong danh sách được DIV phê duyệt;
40 Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012
41 Nguyễn Đức Kiên "Sẽ chỉ bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân có VND" xem tại
http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=116
42 Cầm nang cho người gửi tiền xem tại http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=137&pmType=Detail&ItemID=49
- Có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi của mình tại tổ chức tham gia BHTG và giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực, kèm đầy đủ thủ tục theo hướng dẫn của DIV;
- Trường hợp chi trả tiền bảo hiểm cho người đại diện (người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền), người thừa kế của người gửi tiền, người thất lạc phải có các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp của mình đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm; người nhận tiền bảo hiểm phải xuất trình đầy đủ các giấy tờ chứng minh quyền nhận tiền bảo hiểm, quyền sở hữu hợp pháp đối với số tiền gửi được bảo hiểm, phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu… khi nhận tiền.
Như vậy, đối với người gửi tiền là cá nhân, khi gửi tiền vào các tổ chức tham gia BHTG thì mặc nhiên số tiền của họ được bảo hiểm và được nhận đủ tiền bảo hiểm đó là quyền lợi mà họ nhận được. Bên cạnh đó, họ còn có quyền yêu cầu tổ chức BHTG, tổ chức tham gia BHTG cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin và chế độ BHTG. Bởi vì, người dân rất quan tâm họ sẽ được bảo vệ ra sau khi tổ chức tín dụng – nơi họ gửi gắm những đồng tiền dành dụm bị đổ vỡ.
Bên cạnh quyền lợi được hưởng người gửi tiền cũng có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin về tiền gửi theo yêu cầu của tổ chức tham gia BHTG, tổ chức BHTG khi thực hiện thủ tục trả tiền bảo hiểm. Với việc cung cấp trung thực những thông tin của mình sẽ giúp cho tổ chức BHTG và tổ chức tham gia BHTG nắm vững được thông tin. Từ đó, sẽ tránh được những phiền hà trong thủ tục trả tiền gửi, tiền bảo hiểm và tránh những khó khăn phát sinh đối với số tiền gửi khi có tranh chấp. Như vậy, có thể thấy, trong những cơ sở pháp lý trước đây quyền và nghĩa vụ của người được bảo hiểm chưa được quy định một cách trực tiếp thì Luật BHTG năm 2012, quyền và nghĩa vụ của người gửi tiền đã được quy định rõ thành một điều riêng. Đây là một điểm mới của Luật BHTG năm 2012 so với cơ sở pháp lý trước đây.
2.2 QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TIỀN GỬI ĐƢỢC BẢO HIỂM
Trước đây, theo quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì tiền gửi được bảo hiểm là Đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG. Sau này Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 89/1999NĐ-CP tuy có một vài quy định khác biệt về chủ thể được BHTG, nhưng vẫn tiếp tục bảo hiểm cho đối tượng là “Đồng Việt Nam”. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định tiền gửi của một số chủ thể không được bảo hiểm đó là: Tiền gửi của cổ đông sở hữu trên
10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó; tiền gửi của của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của tổ chức tham gia BHTG đó; Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền; và tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 thì
“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”. Như vậy, so với những quy định trước đây tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì tiền gửi được bảo hiểm vẫn là đồng nội tệ, các loại tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc vàng, kim cương tại các tổ chức tham gia BHTG sẽ không được bảo hiểm. Điều này đồng nghĩa với việc khi cá nhân có ngoại tệ hoặc vàng được gửi tại các tổ chức tham gia BHTG, thì họ không được bảo hiểm cho các tài sản đó.
Luật BHTG năm 2012 bên cạnh quy định chỉ BHTG cho tiền gửi của cá nhân là đồng Việt Nam và làm rõ khái niệm về tiền gửi được bảo hiểm. Luật cũng quy định