Về nghiệp vụ giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 53 - 54)

4. Bố cục đề tài

3.1.1.1. Về nghiệp vụ giám sát từ xa của tổ chức bảo hiểm tiền gửi

Công tác giám sát từ xa các tổ chức tham gia BHTG của BHTGVN là nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của người gửi tiền, duy trì sự ổn định của hệ thống các TCTD, góp phần duy trì sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng và then chốt của BHTGVN kể từ khi thành lập cho đến nay.

Từ khi Luật BHTG có hiệu ngày 01/01/2013 đã tạo một hành lang pháp lý cao nhất giúp cho các hoạt động BHTG hiệu quả, chất lượng hơn, trong đó có hoạt động giám sát từ xa được quy định tại Khoản 10 Điều 13 “Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo hiểm tiền gửi; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”. Tuy nhiên, kể từ khi Luật BHTG có hiệu lực cho đến nay, các văn bản hướng dẫn chi tiết về nghiệp vụ giám sát vẫn chưa được ban hành, chưa có quy định cụ thể về cơ chế cung cấp, trao đổi thông tin với NHNN. Do đó, hoạt động giám sát từ xa của

BHTGVN vẫn tiến hành như trước đây, cách thức thực hiện cũng như các chỉ tiêu giám sát tiếp tục thực hiện theo cơ chế cũ. Bên cạnh đó, chưa có quy định cụ thể BHTGVN kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về BHTG đối với tổ chức tham gia BHTG, do đó chưa phát huy hết tính chủ động, vai trò của BHTGVN trong việc phát hiện các sai sót tại tổ chức tham gia.

Từ thực tiễn trên cho thấy, công tác giám sát từ xa của BHTGVN vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, cụ thể như:

- Thứ nhất, phương pháp giám sát mặc dù đã và đang từng bước tiến dần theo các chuẩn mực quốc tế, song chủ yếu vẫn là giám sát tính tuân thủ của các tổ chức tham gia BHTG đối với các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, chưa thực sự đánh giá được hết rủi ro thị trường, cảnh báo sớm các rủi ro tiềm ẩn của các đơn vị;

- Thứ hai, khả năng đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ công tác giám sát còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin, quy trình tiếp nhận thông tin từ kho dữ liệu của NHNN chưa được quy định cụ thể, chi tiết. Nguồn thông tin đầu vào chủ yếu là Bảng cân đối tài khoản, chất lượng thông tin còn phụ thuộc vào đơn vị, đặc biệt đối với hệ thống QTDND cơ sở. Các loại báo cáo thống kê không đầy đủ, phần nào hạn chế kết quả giám sát an toàn hoạt động ngân hàng;

- Thứ ba, chưa xây dựng được phần mềm giám sát các TCTD một cách khoa học, hiện đại và thống nhất chung cho toàn hệ thống BHTGVN, dẫn đến hiệu quả công tác giám sát chưa cao.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 53 - 54)