Nâng cao hoạt động thanh lý tài sản các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 69 - 80)

4. Bố cục đề tài

3.2.3.2. Nâng cao hoạt động thanh lý tài sản các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền

gửi bị phá sản

Một ngân hàng hoạt động yếu kém tuyên bố phá sản có thể gây ra tâm lý hoang mang cho những người gửi tiền. Tâm lý này có thể lan rộng, dẫn đến hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt tại các ngân hàng khác. Nhưng khi một ngân hàng tuyên bố phá sản, tổ chức BHTG đứng ra bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền, thực hiện chi trả kịp thời và nhanh gọn cho người gửi tiền thì tâm lý người gửi tiền sẽ ổn định hơn. Người gửi tiền sẽ hiểu rõ quyền lợi mình được hưởng, do đó sẽ hạn chế khả năng lan truyền của sự hoang mang. Để khắc phục được những nguyên nhân cản trở thu hồi tiền cho BHTGVN đã nói trên, cũng như quá trình thu hồi, thanh lý tài sản được hiệu quả và đảm bảo người gửi tiền được nhận đủ số tiền đã gửi tại các tổ chức tham gia BHTG, luận văn có một số đề xuất sau:

- Một là, đối với NHNN sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật BHTG, trong đó hướng dẫn cụ thể các trường hợp chưa quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về thanh lý tài sản. Bởi vì công tác thu hồi, thanh lý tài sản là một thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến người gửi tiền, nên quy trình thủ tục thanh lý nhanh chóng và phù hợp thì công tác thanh lý sẽ hiệu quả hơn.

- Hai là, cần xem xét tăng thời hạn thanh lý, mỗi lần gia hạn lên 1 năm thay vì 6 tháng như hiện nay để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các đối tượng nợ và cũng tránh gia hạn thời hạn thanh lý quá nhiều lần. Đề nghị hướng dẫn phân loại nợ trong quá trình thanh lý và cho kết thúc thanh lý nếu sau 05 năm chưa thu hồi được hết tiền (khoảng thời gian đủ dài để các khoản nợ còn lại phần lớn chỉ còn là thuộc loại không thu hồi được).

- Ba là, đề nghị bổ sung quy định về thông tin, báo cáo kết quả thanh lý của các Hội đồng thanh lý cho BHTGVN để chủ động phối hợp tham gia vào hoạt động thanh lý.

Tóm lại, kể từ khi Luật BHTG ra đời đã tạo ra một bước phát triển mới cho hoạt động BHTG ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chính sách của BHTG. Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng, hạn chế sự đổ vỡ và nguy cơ rút tiền hàng loạt của người gửi tiền. Tuy nhiên, sau những năm được triển khai, Luật cũng còn một số bất cập do quy định chưa cụ thể, cũng như các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời. Cho nên gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện pháp luật. Vì vậy, trong chương này người viết

sẽ đưa ra một nhận xét khách quan về pháp luật BHTG cùng một số giải pháp để giúp cho hệ thống pháp luật về BHTG được hoàn thiện và toàn diện hơn.

KẾT LUẬN

Tóm lại, với tầm quan trọng ngày một tăng cao của chính sách BHTG đối với hệ thống tài chính quốc gia, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Bằng những phương pháp nghiên cứu người viết đã giới thiệu hệ thống pháp luật về ngành Luật Bảo hiểm tiền gửi. Để có những nghiên cứu đầy đủ nhưng có chọn lọc những vấn đề đáng chú ý về BHTG. Người viết đã nêu những vấn đề mang tính khái quát về BHTG, đến việc phân tích các quy định của pháp luật BHTG, và cuối cùng là nhận xét về pháp luật BHTG cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện. Như vậy để rõ hơn luận văn bố cục thành các phần như sau:

Trong chương 1, luận văn đã phân tích những vấn đề mang tích khái quát về BHTG như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của BHTG. Bên cạnh đó, luận văn cũng nói về các nguyên tắc cơ bản của hoạt động BHTG và giới thiệu các mô hình phổ biến của hoạt động BHTG. Đối với sự hình thành của BHTG, luận văn đã sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của BHTG trên giới, từ đó, cũng cho thấy việc hình thành và phát triển của BHTG tại Việt Nam.

Đối với chương 2, về những vấn đề quan trọng của pháp luật về BHTG, luận văn đã phân tích có chọn lọc các quy định về pháp luật BHTG. Trong đó, bao gồm các nội dung sau: về quy định đối với chủ thể tham gia BHTG (Tổ chức BHTG, Tổ chức tham gia BHTG, Người được BHTG), quy định về tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi như thế nào, quy định về phí BHTG hiện nay có những điều chỉnh ra sao, về các quy định chi trả tiền BHTG (trong đó gồm thời hạn chi trả, hạn mức chi trả và các vấn đề về thủ tục chi trả).

Về chương 3, bên cạnh những mặt tích cực của chính sách BHTG, nhưng vẫn còn nhiều tồn tại trong những quy định của pháp luật BHTG chủ yếu do chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể. Như vậy, trong chương này, luận văn cũng đã có những nhận xét về pháp luật BHTG hiện nay, cũng như nêu một số giải pháp giúp hệ thống pháp luật BHTG được hoàn thiện hơn. Luận văn đã đưa các vấn đề về nghiệp vụ giám sát từ xa của BHTG, thực trạng về vấn đề đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi của tổ chức BHTGVN, vấn đề tiền gửi là ngoại tệ tại các tổ chức tham gia BHTG, hạn mức chi trả BHTG, thực trạng về thanh lý các tổ chức tham gia lâm vào tình trạng phá sản, nhận xét đối tượng được đề nghị trả tiền BHTG, cũng như đưa ra một số giải pháp cho các vấn đề còn hạn chế.

Như vậy, BHTG đi vào trong cuộc sống và trở thành một nghiệp vụ không thể thiếu đối với sự phát triển của nền kinh tế. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu hàng ngày của đời sống kinh tế - xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong thời gian tới BHTGVN không ngừng tăng cường nghiệp vụ và đẩy mạnh phát triển, rà soát các tính năng phù hợp với chính sách BHTG tại Việt Nam. Vì vậy, việc ban hành kịp thời những văn bản hướng dẫn cụ thể cho Luật BHTG về các vấn đề trọng điểm là một yêu cầu cấp thiết đối với NHNN, tổ chức BHTGVN và các cơ quan chuyên môn. Bởi vì mục tiêu của chính sách BHTG là là bảo vệ người gửi tiền, góp phần ổn định hệ thống ngân hàng cũng như hệ thống tài chính quốc gia.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Văn bản pháp luật

1. Hiến pháp năm 2013 2. Bộ luật Dân sự 2005

3. Luật các tổ chức tín dụng năm 1997

4. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng năm 2004 5. Luật các tổ chức tín dụng 2010

6. Luật phá sản năm 2004 7. Luật phá sản năm 2014

8. Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012

9. Nghị định 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về Bảo hiểm tiền gửi

10.Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ Về tín dụng với người nghèo và các đối tượng chính sách khác

11.Nghị định 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ Về Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi

12.Nghị định số 05/2010/NĐ-CP ngày 18/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định việc áp dụng Luật phá sản đối với các TCTD

13.Nghị định số 68/2013/NĐ-CP ngày 28/6/2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Bảo hiểm tiền gửi

14.Thông tư số 03/2000/TT-NHNN5 ngày 16/03/2000 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 15.Thông tư số 03/2006/TT-NHNN ngày 25/04/2006 Về việc hướng dẫn một số

nội dung tại Nghị định số 89/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999 của Chính phủ về bảo hiểm tiền gửi và Nghị định số 109/2005/NĐ-CP ngày 24/8/2005 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 89/1999/NĐ-CP 16.Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 của NHNN Quy định về các tỷ

lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng

17.Thông tư 34/2013/TT-NHNN ngày 31/12/2013 của NHNN Quy định về phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

18.Thông tư số 41/2014/TT-BTC ngày 08/04/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ tài chính đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

19.Thông tư 24/2014/TT – NHNN ngày 06/9/2014 của NHNN Hướng dẫn một số nội dung về hoạt động Bảo hiểm tiền gửi

20.Quyết định số 101/TCQĐ-BH ngày 01/02/1994 của Bộ trưởng Bộ tài chính Về việc ban hành quy chế bảo hiểm trách nhiệm đối với quỹ tín dụng

21.Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

22.Quyết định số 24/2006/QĐ-NHNN ngày 6/6/2006 của Thống đốc NHNN Ban hành Quy chế cấp, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động Quỹ tín dụng nhân dân; mở, chấm dứt hoạt động sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện và phòng giao dịch, điểm giao dịch của Quỹ tín dụng nhân dân; chia, tách, hợp nhất, sáp nhập Quỹ tín dụng nhân dân; thanh lý Quỹ tín dụng nhân dân dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước

23.Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của Thống đốc NHNN Ban hành Quy chế nghiê ̣p vu ̣ thi ̣ trường mở

24.Quyết định số 34/2008/QĐ-TTg ngày 03/03/2008 của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia

25.Quyết định số 1394/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Về việc thành lập Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam và quy định chức năng, nhiệm vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

26.Quyết định số 1395/QĐ-TTg ngày 13 tháng 8 năm 2013 của Thủ tướng Chính Phủ Phê duyệt Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

27.Quyết định số 26/VBHN-NHNN ngày 11/6/2014 của Thống đốc NHNN Về việc Ban hành Quy chế nghiệp vụ thị trường mở

28.Chỉ thị số 01/2008/CT-NHNN ngày 29/01/2008 về tăng cường chỉ đạo thanh lý đối với các QTDND

Sách, báo, tạp chí

29. Lê Thị Anh Thư, “Pháp luật về bảo hiểm tiền gửi”, Trường Đại học Cần Thơ năm 2013, tr 7

30.GS.TSKH. Đào Trí Úc “Bảo vệ quyền lợi của người gửi tiền theo pháp luật về BHTG tại Việt Nam – thực trạng và phương hướng hoàn thiện” Thông tin Bảo hiểm tiền gửi số 3 tháng 3 năm 2007 tr 20

31.TS. Võ Trí Thành “Các mô hình BHTG và việc xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả tại Việt Nam” Thông tin Bảo hiểm tiền gửi số 18/tháng 10 năm 2011, tr 8- 9

32.TS. Võ Trí Thành “Các mô hình BHTG và việc xây dựng hệ thống BHTG hiệu quả tại Việt Nam” Thông tin BHTG số 18/tháng 10 năm 2011, tr 8-9

33.TS. Trần Du Lịch “Những vấn đề cần quan tâm khi triển khai Luật Bảo hiểm tiền gửi” Thông tin Bảo hiểm tiền gửi số 24 tháng 07-2013, tr 4

34.Cổng thông tin điện tử Viện nghiên cứu lập pháp, “Vai trò của Bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam đối với nền kinh tế”

35.Bộ nguyên tắc phát triển hệ thống BHTG hiệu quả, Nguyên tắc 17 36.Thông tin Bảo hiểm tiền số 26 tháng 6 năm 2014 trang 16

37.Thông tin Bảo hiểm tiền gửi số 25 tháng 1 năm 2014 38.Thông tin Bảo hiểm tiền gửi số 26 tháng 6 năm 2014

Trang thông tin điện tử

39.TS. Nguyễn Thị Kim Oanh “Định hướng về phí BHTG tại Việt Nam” xem tại

http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&News=3380&CategoryID=3 [Truy cập ngày 01/9/2014]

40.Nguyễn Đức Kiên "Sẽ chỉ bảo hiểm tiền gửi cho cá nhân có VND" xem tại

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail. aspx?ItemID=116 [Truy cập ngày 01/9/2014]

41.Mạnh Buôn “Nên bảo hiểm tiền gửi đối với ngoại tệ” xem tại

http://www.shbs.com.vn/News/2012323/176915/nen-bao-hiem-tien-gui-doi- voi-ngoai-te.aspx [Truy cập ngày 01/9/2014]

42.Phạm Quốc Trung “Cần sớm có hướng dẫn việc thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG bị lâm vào tình trạng phá sản” xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=4918

[Truy cập ngày 20/9/2014]

43.Ths. Ngô Thị Chi “Xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tham gia BHTG Sự cần thiết và cách tiếp cận từ các chỉ tiêu tài chính” xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=5047

[Truy cập ngày 20/9/2014]

44.Võ Hồng Đức và Nguyễn Đình Thiên, “Cách tiếp cận mới về xếp hạng tín nhiệm Ngân hàng thương mại Việt Nam” xem tại www.ou.edu.vn/ [Truy cập ngày 20/9/2014]

45.Bảo hiểm tiền gửi “Cái nhìn từ Mỹ tới Việt Nam” xem tại

http://webbaohiem.net/tin-t%E1%BB%A9c-li/955-bo-him-tin-gi-cai-nhin-t-m- ti-vit-nam.html [Truy cập ngày 10/08/2014]

46.Các mô hình bảo hiểm tiền gửi và việc xây dựng hệ thống bảo hiểm tiền gửi tại Việt Nam xem tại http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Xay-dung-phap-

luat/3795/Cac-mo-hinh-bao-hiem-tien-gui-va-viec-xay-dung-he-thong-bao- hiem-tien-gui-tai-Viet-Nam [Truy câp ngày 10/08/2014]

47.Cẩm nang cho người gửi tiền xem tại

http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=137&pmType=Detail&ItemID=49 [Truy cập ngày 01/9/2014]

48.Cơ cấu tổ chức của BHTGVN xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=72 [Truy cập ngày 22/8/2014] 49.Lịch sử phát triển bảo hiểm, xem tại http://webbaohiem.net/ki%E1%BA%BFn-

th%E1%BB%A9c-chung/1239-lch-s-phat-trin.html [Truy cập ngày 07/8/2014] 50.Lịch sử phát triển của Bảo hiểm xem tại

http://webbaohiem.net/ki%E1%BA%BFn-th%E1%BB%A9c-chung/1238-cac- khai-nim-va-nguyen-tc-c-bn-trong-bo-him.html [Truy cập ngày 07/8/2014] 51.Dự thảo Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động bảo hiểm tiền gửi

xem tại

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15 659:d-tho-thong-t-hng-dn-mt-s-ni-dung-v-hot-ng-bo-him-tin-

gi&catid=39:chinh-sach-phap-lut&Itemid=69 [Truy cập ngày 27/8/2014] 52.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi quốc tế xem tại

http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=121&News=2565&CategoryID=2 [Truy cập ngày 28/8/2014]

53.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi trong nước “Hoạt động đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi” xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=5101

[Truy cập ngày 01/9/2014]

54.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi trong nước “BHTGVN: Đầu tư nguồn vốn an toàn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước” xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=4865

[Truy cập ngày 01/9/2014]

55.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi trong nước “Hoạt động đầu tư vốn của BHTGVN: Kiến nghị và đề xuất” xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=4717

[Truy cập ngày 03/9/2014]

56.Hoạt động BHTG trong nước “một số ý kiến xung quanh hạn mức trả tiền bảo hiểm” xem tại

http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=4896 [Truy cập ngày 03/9/2014]

57.Hoạt động Bảo hiểm tiền gửi trong nước xem tại

http://www.div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=5047

[Truy cập ngày 07/9/2014]

58.“Hướng dẫn chung xây dựng mô hình bảo hiểm tiền gửi hiệu quả” xem tại

http://www.vibonline.com.vn/Baiviet/1853/Huong-dan-chung-xay-dung-mo- hinh-bao-hiem-tien-gui-hieu-qua.aspx [Truy cập ngày 10/8/2014]

59.Lựa chọn mô hình cho bảo hiểm tiền gửi xem tại

http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vilinks/videtail/vicm255/vict255;jsessio nid=MSnpJ4jB4GJcytTcrJXHXGJrWHJn5YDQGK3Y9LlThMQpB8WwT7m c!829601845!889478223?dDocName=CNTHWEBAP0116211750036&_afrLo op=6210167329816800&_afrWindowMode=0&_afrWindowId=null#%40%3F _afrWindowId%3Dnull%26_afrLoop%3D6210167329816800%26dDocName %3DCNTHWEBAP0116211750036%26_afrWindowMode%3D0%26_adf.ctrl -state%3D3hn4nsork_4 [Truy cập ngày 10/8/2014]

60.“Vai trò nguồn kiều hối trong phát triển kinh tế - xã hội” xem tại

http://www.baomoi.com/Vai-tro-nguon-kieu-hoi-trong-phat-trien-kinh-te--xa- hoi/126/14086364.epi [Truy cập ngày 03/9/2014]

Danh mục tài liệu khác

61.Công văn số 6634/VPCP-QHQT ngày 28/11/2002 thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ cho phép BHTG Việt Nam tham gia làm thành viện của Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI)

PHỤ LỤC I

(Hệ thống 27 chỉ tiêu tài chính trong đánh giá tình hình hoạt động, mức độ rủi ro, và

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)