Đánh giá và phân loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 64)

4. Bố cục đề tài

3.2.1.4. Đánh giá và phân loại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi

Trước đây khi Luật BHTG chưa có hiệu lực thì áp dụng mức phí đồng hạn là 0.15% cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG. Quy định này có điểm hạn chế là tính

chất cào bằng và không đảm bảo nguyên tắc thị trường: TCTD nào có mức độ rủi ro cao thì phải đóng phí cao và ngược lại. Khi Luật BHTG 2012 có hiệu lực đã khắc phục được hạn chế của quy định trước đó. Luật quy định Chính phủ sẽ ban hành khung phí theo đề nghị của NHNN. Căn cứ vào khung phí BHTG, NHNN sẽ quy định mức phí BHTG cụ thể đối với tổ chức tham gia BHTG. Như vậy, Luật BHTG đã quy định rõ trách nhiệm của NHNN trong việc đánh giá phân loại tổ chức tham gia BHTG để làm căn cứ áp dụng mức phí BHTG phù hợp đối với từng tổ chức tham gia BHTG. Nhưng đến thời điểm hiện tại, phía NHNN vẫn chưa có văn bản điều chỉnh về việc xếp hạng tín nhiệm cho các tổ chức tham gia BHTG để nhanh chóng thu phí theo mức độ rủi ro. Bên cạnh đó, NHNN chỉ mới tiến hành công bố phân loại cho NHTM trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các tiêu chí và phương pháp xếp hạng không được công bố minh bạch nên vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ kỳ vọng của ngân hàng được xếp hạng và đầu tư.

Như vậy, NHNN cần nhanh chóng xếp hạn tín nhiệm các TCTD. Việc xác định mức phí BHTG trên định mức tín nhiệm của các tổ chức tham gia BHTG là cần thiết nhằm đảm bảo sự công bằng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức tham gia BHTG.

Trên thế giới, để xếp hạng tín nhiệm ngân hàng, các tổ chức xếp hạng uy tín đều sử dụng hệ thống phân tích CAMELS khi chọn lựa các chỉ tiêu định lượng. Đối với tổ chức Moody’s trong phân tích tài chính, đánh giá riêng lẻ ngân hàng không xem xét đến yếu tố nhạy cảm thị trường (Sensitive to Market Risk), yếu tố này được tách riêng thành một yếu tố chính và được xem xét đánh giá cả trong phần định tính. Moody’s sử dụng tất cả 9 chỉ tiêu tài chính theo hệ thống phân tích CAMELS trong xếp hạng tín nhiệm ngân hàng.

Từ kinh nghiệm thế giới cũng như trên cơ sở lý thuyết đánh giá hiệu quả hoạt động và rủi ro ngân hàng, luận văn xin giới thiệu một số chỉ tiêu định lượng dùng để đánh giá xếp hạng tín nhiệm ngân hàng thương mại bao gồm 27 chỉ tiêu, chia làm 6 nhóm và được tổng hợp dưới bản “Hệ thống 27 chỉ tiêu tài chính trong đánh giá tình hình hoạt động, mức độ rủi ro, và triển vọng phát triển của tổ chức tham gia BHTG là NHTM” ở phụ lục I.

Các chỉ tiêu này được xem xét và đánh giá nhằm phản ánh đầy đủ nhất hiệu quả, rủi ro hoạt động và triển vọng tăng trưởng của một ngân hàng thương mại tại Việt Nam, được xây dựng từ số liệu có trong các báo cáo tài chính đã được kiểm toán của

các ngân hàng thương mại. Việc xem xét đầy đủ chỉ tiêu tài chính và tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu trong Thông tư 13/2010/TT-NHNN là cần thiết và phù hợp với thực tế ngân hàng Việt Nam hiện nay trong việc đo lường, đánh giá độ ổn định và rủi ro của các ngân hàng thương mại. Hệ thống chỉ tiêu này sẽ là yếu tố cốt lõi trong phân tích định lượng để xếp hạng các ngân hàng của Việt Nam được áp dụng trong tương lai.

Tóm lại, tiếp cận đầy đủ các chỉ tiêu tài chính mang tính định lượng, dễ dàng tìm thấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại là tiền đề quan trọng để thực hiện xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng thương mại Việt Nam. Kết quả xếp tín nhiệm có vai trò quan trọng đối với cảnh báo rủi ro trong hoạt động và triển vọng phát triển của các ngân hàng, làm nền tảng cho việc áp dụng phí theo mức độ rủi ro, khuyến khích các tổ chức tham gia BHTG cạnh tranh công bằng. Trong thời gian tới, hy vọng NHNN sẽ nhanh chóng triển khai đánh giá xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tham gia BHTG, công khai tiêu chí và phương pháp đánh giá khách quan trong phân loại ngân hàng, làm cơ sở và cùng với BHTGVN sớm triển khai thực hiện thu phí theo mức độ rủi ro, góp phần nâng cao niềm tin của người gửi tiền và thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của hệ thống tài chính – ngân hàng.

3.2.2 Về tiền gửi đƣợc bảo hiểm

Chính sách BHTG hiện hành quy định không bảo hiểm đối với tiền gửi là ngoại tệ. Điều này đồng nghĩa với việc một bộ phận không nhỏ người gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG chưa được bảo vệ lợi ích và có thể người gửi tiền sẽ mất đi số tiền ngoại tệ đã gửi khi tổ chức tham gia BHTG bị đổ vỡ. Với việc không bảo hiểm cho ngoại tệ thì hệ thống tài chính – ngân hàng cũng có những hạn chế như:

- Một là, người gửi tiền sẽ mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng, từ đó làm giảm lượng tiền gửi vào các tổ chức tham gia BHTG và dần dần không chọn gửi tiền tại các tổ chức tham gia BHTG như là một biện pháp đầu tư an toàn cho tiền nhàn rỗi của mình. Vì đối với người lao động ở nước ngoài, kiều hối phần lớn tiền gửi về Việt Nam là ngoại tệ tại các tổ chức tham gia BHTG.

- Hai là, nếu chỉ BHTG bằng đồng Việt Nam thì có thể sẽ không khuyến khích người có ngoại tệ gửi tiền vào ngân hàng, hoặc người gửi tiền sẽ phải mất thêm chênh lệch tỷ giá và phí chuyển đổi nếu chuyển đổi ngoại tệ thành tiền Việt Nam. Như vậy, để đảm bảo cho số ngoại tệ có được, người dân sẽ nắm trong tay thay vì gửi vào các tổ chức tham gia BHTG. Việc này dẫn đến hệ quả là một lượng lớn ngoại tệ sẽ nằm

ngoài sự quản lý của Nhà nước, làm thiếu hụt nguồn ngoại tệ cần thiết cho các giao dịch thương mại quốc tế, đồng thời ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ quốc gia.

Từ những hạn chế trên, để khuyến khích người dân yên tâm gửi tiền vào các tổ chức tài chính ngân hàng, giảm thiểu tối đa nguồn ngoại tệ cất trữ trong dân cư không được đưa vào đầu tư tạo ra sản phẩm cho xã hội. Mặt khác, để tiền gửi ngoại tệ cũng là một trong những đối tượng được bảo hiểm, từ đó đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền. Vì vậy, chính sách BHTG nên điều chỉnh để tiền gửi ngoại tệ cũng được bảo hiểm, để người gửi tiền không bị thiệt thòi trong việc được bảo vệ quyền lợi, mà các tổ chức nhận tiền gửi vẫn thu hút được ngoại tệ để đầu tư phát triển kinh tế đất nước. BHTG đối với cả ngoại tệ có thể sẽ tạo cơ hội cho các ngân hàng, TCTD thu hút được nguồn ngoại tệ lớn từ người dân, khuyến khích lượng kiều hối từ nước ngoài gửi về Việt Nam.

3.2.3 Về chi trả tiền gửi đƣợc bảo hiểm

3.2.3.1 Tăng hạn mức chi trả tiền bảo hiểm tiền gửi

Hạn mức trả tiền bảo hiểm là một trong những quy định quan trọng, là yếu tố cơ bản để củng cố niềm tin người gửi tiền. Việc xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm hợp lý sẽ tạo dựng niềm tin của người gửi tiền khi gửi tiền vào TCTD; mặt khác tổ chức nhận tiền gửi sẽ giảm được áp lực về thanh khoản, giảm nguy cơ đổ vỡ khi hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp. Trường hợp hạn mức trả tiền bảo hiểm quá cao hoặc chi trả toàn bộ tiền gửi cho người gửi tiền sẽ tác động gián tiếp tới sự trông chờ ỷ lại, thờ ơ với việc đánh giá mức độ tín nhiệm của TCTD. Trường hợp hạn mức trả tiền bảo hiểm thấp sẽ tạo nên sự chuyển dịch đầu tư của người gửi tiền, khách hàng rút tiền gửi tại TCTD sang đầu tư vào lĩnh vực khác có tính hiệu quả cao hơn, dẫn đến việc khó khăn thanh khoản tạm thời cho các TCTD. Với những lý do trên đòi hỏi những người nghiên cứu xây dựng chính sách cần nghiên cứu khảo sát kỹ lưỡng để xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm hợp lý cho từng thời kỳ.

Theo Hiệp hội BHTG quốc tế (IADI), hạn mức trả tiền bảo hiểm nên bảo vệ toàn bộ từ 90% đến 95% số người gửi tiền. Tỷ lệ hạn mức GDP bình quân đầu người tối thiểu bằng 2 lần thu nhập bình quân đầu người và tương đương với mức trung bình của các quốc gia có cùng mức độ phát triển. Nếu như, hạn mức trả tiền bảo hiểm 50 triệu đồng được áp dụng từ năm 2005 đến nay vẫn chưa được điều chỉnh. Giả định theo tính toán tại thời điểm 31/12/2013, hạn mức trả tiền bảo hiểm tăng lên dưới mức 200 triệu đồng sẽ không đạt được theo thông lệ quốc tế do không đạt ngưỡng về tỷ lệ

bảo vệ toàn bộ người gửi tiền (90%) và nhỏ hơn 2 lần thu nhập bình quân đầu người.69

Nếu cuối năm 2014 hoặc sang năm 2015, hạn mức trả tiền bảo hiểm ở mức 200 triệu đồng sẽ không đạt mức tối thiểu theo thông lệ quốc tế. Như vậy ngay sau khi điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm đã không còn phù hợp với thực tế và không theo kịp sự biến động của nền kinh tế. Nhằm khắc phục những tồn tại trên, luận văn đưa ra số đề xuất sau:

- Thứ nhất, khi xây dựng chính sách BHTG, cần có những nghiên cứu kỹ lưỡng về các tiêu chí tăng trưởng kinh tế vĩ mô; thu nhập bình quân đầu người, khảo sát người gửi tiền nhằm đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, cụ thể là khuyến nghị của Hiệp hội BHTG quốc tế “bảo vệ toàn bộ từ 90% đến 95% số người gửi tiền”; đồng thời hạn mức BHTG bằng từ 2 đến 5 lần/ thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm tăng hạn mức trả tiền bảo hiểm, coi đây là thời điểm gốc làm căn cứ cho lần điều chỉnh tiếp theo.

- Thứ hai, trên cơ sở hạn mức trả tiền BHTG gốc, hàng năm căn cứ vào tốc độ tăng trưởng GDP và các chỉ số lạm phát, trượt giá... để tính mức tăng thêm cộng vào tiền gốc và lần điều chỉnh tiếp theo lại tiếp tục lấy mức tăng hoặc giảm để cộng hoặc trừ số chi trả liền kề trước thời điểm điều chỉnh. Có như vậy mới đảm bảo được tính linh hoạt, kịp thời trong việc điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm theo quy luật thị trường. Tốt nhất, việc điều chỉnh được thực hiện hàng năm hoặc tối thiểu từ 2 đến 3 năm một lần.

- Thứ ba, trong những thời điểm nhạy cảm, cần có sự tham mưu giữa các quan có thẩm quyền về BHTG, đặc biệt là BHTGVN và NHNN, để NHNN trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp, đảm bảo tính an toàn, ổn định cho các TCTD cũng như củng cố niềm tin công chúng.

Như vậy, việc xác định hạn mức trả tiền bảo hiểm hợp lý, linh hoạt và kịp thời sẽ đảm bảo an toàn, ổn định cho các tổ chức tín dụng, đảm bảo được quyền lợi hợp pháp của người gửi tiền. Hạn mức trả tiền bảo hiểm phù hợp sẽ làm tăng sức hấp dẫn của đồng tiền Việt Nam đối với người gửi tiền và cải thiện niềm tin của người gửi tiền đối với hệ thống ngân hàng.

69 Hoạt động BHTG trong nước “một số ý kiến xung quanh hạn mức trả tiền bảo hiểm” xem tại http://div.gov.vn/Default.aspx?tabid=120&CategoryID=3&News=4896

3.2.3.2 Nâng cao hoạt động thanh lý tài sản các tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi bị phá sản gửi bị phá sản

Một ngân hàng hoạt động yếu kém tuyên bố phá sản có thể gây ra tâm lý hoang mang cho những người gửi tiền. Tâm lý này có thể lan rộng, dẫn đến hiện tượng rút tiền gửi ồ ạt tại các ngân hàng khác. Nhưng khi một ngân hàng tuyên bố phá sản, tổ chức BHTG đứng ra bảo đảm quyền lợi cho người gửi tiền, thực hiện chi trả kịp thời và nhanh gọn cho người gửi tiền thì tâm lý người gửi tiền sẽ ổn định hơn. Người gửi tiền sẽ hiểu rõ quyền lợi mình được hưởng, do đó sẽ hạn chế khả năng lan truyền của sự hoang mang. Để khắc phục được những nguyên nhân cản trở thu hồi tiền cho BHTGVN đã nói trên, cũng như quá trình thu hồi, thanh lý tài sản được hiệu quả và đảm bảo người gửi tiền được nhận đủ số tiền đã gửi tại các tổ chức tham gia BHTG, luận văn có một số đề xuất sau:

- Một là, đối với NHNN sớm ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành Luật BHTG, trong đó hướng dẫn cụ thể các trường hợp chưa quy định, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng về thanh lý tài sản. Bởi vì công tác thu hồi, thanh lý tài sản là một thủ tục phức tạp, ảnh hưởng đến người gửi tiền, nên quy trình thủ tục thanh lý nhanh chóng và phù hợp thì công tác thanh lý sẽ hiệu quả hơn.

- Hai là, cần xem xét tăng thời hạn thanh lý, mỗi lần gia hạn lên 1 năm thay vì 6 tháng như hiện nay để phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của các đối tượng nợ và cũng tránh gia hạn thời hạn thanh lý quá nhiều lần. Đề nghị hướng dẫn phân loại nợ trong quá trình thanh lý và cho kết thúc thanh lý nếu sau 05 năm chưa thu hồi được hết tiền (khoảng thời gian đủ dài để các khoản nợ còn lại phần lớn chỉ còn là thuộc loại không thu hồi được).

- Ba là, đề nghị bổ sung quy định về thông tin, báo cáo kết quả thanh lý của các Hội đồng thanh lý cho BHTGVN để chủ động phối hợp tham gia vào hoạt động thanh lý.

Tóm lại, kể từ khi Luật BHTG ra đời đã tạo ra một bước phát triển mới cho hoạt động BHTG ở Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các chính sách của BHTG. Từ đó, góp phần củng cố niềm tin của công chúng với hệ thống ngân hàng, hạn chế sự đổ vỡ và nguy cơ rút tiền hàng loạt của người gửi tiền. Tuy nhiên, sau những năm được triển khai, Luật cũng còn một số bất cập do quy định chưa cụ thể, cũng như các văn bản hướng dẫn chưa được ban hành kịp thời. Cho nên gây nhiều khó khăn trong việc áp dụng và thực hiện pháp luật. Vì vậy, trong chương này người viết

sẽ đưa ra một nhận xét khách quan về pháp luật BHTG cùng một số giải pháp để giúp cho hệ thống pháp luật về BHTG được hoàn thiện và toàn diện hơn.

KẾT LUẬN

Tóm lại, với tầm quan trọng ngày một tăng cao của chính sách BHTG đối với hệ thống tài chính quốc gia, cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Bằng những phương pháp nghiên cứu người viết đã giới thiệu hệ thống pháp luật về ngành Luật Bảo hiểm tiền gửi. Để có những nghiên cứu đầy đủ nhưng có chọn lọc những vấn đề đáng chú ý về BHTG. Người viết đã nêu những vấn đề mang tính khái quát về BHTG, đến việc phân tích các quy định của pháp luật BHTG, và cuối cùng là nhận xét về pháp luật BHTG cũng như đưa ra một số giải pháp hoàn thiện. Như vậy để rõ hơn luận văn bố cục thành các phần như sau:

Trong chương 1, luận văn đã phân tích những vấn đề mang tích khái quát về BHTG như: khái niệm, đặc điểm, vai trò của BHTG. Bên cạnh đó, luận văn cũng nói về các nguyên tắc cơ bản của hoạt động BHTG và giới thiệu các mô hình phổ biến của hoạt động BHTG. Đối với sự hình thành của BHTG, luận văn đã sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của BHTG trên giới, từ đó, cũng cho thấy việc hình thành và phát triển của BHTG tại Việt Nam.

Đối với chương 2, về những vấn đề quan trọng của pháp luật về BHTG, luận

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 64)