Quy định pháp luật về tiền gửi đƣợc bảo hiểm

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 42 - 44)

4. Bố cục đề tài

2.2. Quy định pháp luật về tiền gửi đƣợc bảo hiểm

Trước đây, theo quy định tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì tiền gửi được bảo hiểm là Đồng Việt Nam của các cá nhân gửi tại tổ chức tham gia BHTG. Sau này Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 89/1999NĐ-CP tuy có một vài quy định khác biệt về chủ thể được BHTG, nhưng vẫn tiếp tục bảo hiểm cho đối tượng là “Đồng Việt Nam”. Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định tiền gửi của một số chủ thể không được bảo hiểm đó là: Tiền gửi của cổ đông sở hữu trên

10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần có quyền bỏ phiếu của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi đó; tiền gửi của của người gửi tiền là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của tổ chức tham gia BHTG đó; Tiền gửi dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của người gửi tiền; và tiền mua các giấy tờ có giá, trừ một số giấy tờ có giá theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Hiện nay, theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 thì

“Tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng Việt Nam của cá nhân gửi tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi”. Như vậy, so với những quy định trước đây tại Nghị định 89/1999/NĐ-CP và Nghị định 109/2005/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 89/1999/NĐ-CP thì tiền gửi được bảo hiểm vẫn là đồng nội tệ, các loại tiền gửi bằng ngoại tệ hoặc vàng, kim cương tại các tổ chức tham gia BHTG sẽ không được bảo hiểm. Điều này đồng nghĩa với việc khi cá nhân có ngoại tệ hoặc vàng được gửi tại các tổ chức tham gia BHTG, thì họ không được bảo hiểm cho các tài sản đó.

Luật BHTG năm 2012 bên cạnh quy định chỉ BHTG cho tiền gửi của cá nhân là đồng Việt Nam và làm rõ khái niệm về tiền gửi được bảo hiểm. Luật cũng quy định tiền gửi được gửi dưới hình thức nào thì sẽ được bảo hiểm. Theo quy định tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi của cá nhân bằng đồng Việt Nam dưới hình thức: tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu.44 Như vậy, để tạo điều kiện cho người gửi tiền và tổ chức tham gia BHTG có thể xác định được giới hạn của BHTG, luật đã cụ thể hóa những quy định về hình thức tiền gửi vào trong quy định của luật. Với mục đích là tạo sự thuận tiện trong việc áp dụng các quy định pháp luật về BHTG và hiểu rõ hơn chính sách của BHTG trong nhận thức của người dân.

Bên cạnh những quy định hiện tại về loại tiền được bảo hiểm, cũng có những trường hợp tiền gửi của những cá nhân sau đây không được bảo hiểm45:

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là người sở hữu trên 5% vốn điều lệ của chính tổ chức tín dụng đó. Với quy mô vốn ngày càng mở rộng của các TCTD, việc quy định người sở hữu trên 5% vốn điều lệ mới thuộc đối tượng không được bảo hiểm, so với trước đây quy định này theo chiều đi xuống. Trước đây chỉ có những cổ đông sở hữu trên 10% vốn điều lệ hoặc nắm giữ trên 10% vốn cổ phần mới thuộc đối

44 Điều 18 Luật Bảo hiềm tiền gửi năm 2012

không được bảo hiểm. Bởi vì, với quy mô và tổ chức của các TCTD trong giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế so với hiện tại.

- Tiền gửi tại tổ chức tín dụng của cá nhân là thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của chính tổ chức tín dụng đó; tiền gửi tại chi nhánh ngân hàng nước ngoài của cá nhân là Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc của chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó. Đây là những người có mối quan hệ mật thiết đối với tình hình hoạt động cũng như tổ chức và điều hành tổ chức tham gia BHTG, vì các tổ chức này điều là tổ chức tham gia BHTG theo quy định. Họ là những người không phải trực tiếp thì cũng gián tiếp ảnh hưởng đến tổ chức tham gia BHTG. Với địa vị của mình tại các tổ chức tham gia BHTG, việc cập nhật nắm bắt thông tin về BHTG đối với họ là một việc vô cùng dễ dàng. Hơn nữa, so với những người gửi tiền là cá nhân, những người này thường am hiểu về chính sách BHTG hơn. Mặt khác, chính vì được quyền quyết định về vấn đề liên quan tới sự tồn tại và phát triển của tổ chức tham gia BHTG. Nên nếu luật quy định BHTG cho những cá nhân này sẽ dẫn đến việc lợi dụng quyền hạn trong việc gửi tiền, thiếu trách nhiệm đối với sự an toàn trong hoạt động của chính tổ chức tham gia, làm gia tăng hành vi thiếu đạo đức. Hệ lụy là dẫn đến có những quyết định làm cho tổ chức lâm vào tình trạng phá sản hoặc mất khả năng thanh toán và ảnh hưởng đến quyền lợi của người gửi tiền tại các tổ chức nhận tiền gửi. Vì vậy, để xác định rõ biểu hiện rủi ro để có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu đến mức thấp nhất rủi ro đạo đức trong việc xây dựng chính sách và hoạt động BHTG. Luật BHTG năm 2012 quy định hạn chế các cá nhân này, để hoạt động BHTG thực sự phát huy tối đa mục tiêu chính sách công.

- Tiền mua các giấy tờ có giá vô danh do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành. Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá phát hành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu. Giấy tờ có giá vô danh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá.46 Với đặc điểm là không ghi tên người sở hữu và do tổ chức tham gia BHTG phát hành nên dễ dàng mua bán, lưu thông và khó quản lý nên bắt cứ ai cũng có thể là chủ sở hữu. Từ đó, luật quy định không bảo hiểm đối với tiền mua các giấy tờ này nhằm mục đích đảm bảo sự quản lý đối với người sở hữu giấy tờ này.

Một phần của tài liệu pháp luật về bảo hiểm tiền gửi (Trang 42 - 44)