Đánh giá tình hình sâu hại trong vườn ươ m

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 68 - 69)

Kết quả theo dõi diễn biến sâu hại trong vườn ươm được thể hiện ở bảng 3.17:

Bảng 3.17. Tình hình sâu hại trong vườm chè ươm Dòng, giống chè Rầy xanh (con/ khay Bọ cánh tơ (con/búp) Nhện đỏ (con /lá) Bọ xít muỗi ( % búp bị hại) LDP2 (đ/c) 2,5 0,65 0,73 23,5 LCT1 2,1 0,45 0,81 28,6 PH8 2,6 0,73 0,65 35,2 PH11 3,2 0,64 0,85 54,1

Rầy xanh (Empoasca flavescens Fabr) là một loại sâu hại búp chè khá nặng trong các vườn ươm. Rầy non và rầy trưởng thành dùng vòi hút nhựa búp non theo

đường gân chính và gân phụ của lá non gây nên những chấm nhỏ như kim châm, làm cho những mầm non, lá non cong queo lại và khô đi, việc vận chuyển nước và dinh dưỡng lên búp bị ngừng trệ, lá vàng, nếu gặp thời tiết khô nóng sẽ bị khô, phần còn lại cằn cỗi, lá bị nhẹ biến thành màu hồng tím. Vì vậy, rầy xanh là một trong những đối tượng gây hại chính làm kìm hãm sự phát triển của cành chè và giảm tỷ

lệ xuất vườn của vườn ươm.

Bọ cánh tơ (Physotrips setivenetris Bagn) là loại côn trùng có miệng giũa hút (trung gian giữa miệng chọc hút và miệng nhai). Bọ thường bám ở mặt dưới lá non

để gặm hút chất dinh dưỡng, sau đó lá non xoè ra mặt dưới lá bị hại lộ ra hai đường mầu xám song song với gân chính lá chè. Khi bị hại nhẹ, búp chè có triệu chứng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 62

gần giống như bị nhện vàng (Hemitarsonemus latus Banks) gây hại. Khi bị hại nặng toàn bộ lá non trở nên sần sùi, cứng giòn hai mép lá, chóp lá cong lên, cọng búp cũng có những vết nứt ngang mầu xám chì, do vậy nông dân vùng chè Phú Thọ

thường gọi là chè bị “ghẻ”. Khi bị hại nặng, cây chè con sẽ bị rụng hết lá.

Nhện: Trên chè có 5 loại nhện gây hại, xong đáng chú ý nhất là nhện đỏ nâu

(Metatetranychus bioculatus Wood), những năm thời tiết khô hạn nhện đỏ nâu gây hại một cách đáng kể. Chúng dùng miệng hình kim cắm vào biểu bì của lá chè hút nhựa. Màu đỏ nâu, dài 0,29-0,44 mm, chiều rộng 0,11-0,24mm, nhện cái to hơn nhện đực, trứng hình cầu dẹt ở giữa có chiếc lông cong. Nhện hại chủ yếu ở mặt trên của lá bánh tẻ, lá già các lá chè bị hại thường có mầu hung đồng, khi bị hại nặng cây chè ngừng phát triển, lá bị rụng, lúc đó nhện di chuyển lên phần ngọn cây chè. Nhện sống tập trung ở chóp và dọc theo gân chính của lá chè. Nhện chăng ở

mặt trên lá một lớp tơ rất mỏng và dễ nhận biết khi mạng nhện này bịướt sương vào buổi sáng sớm khả năng sinh sản của mật độ rất cao và nếu không kiểm soát được thì chúng sẽ lây lan rất nhanh và dễ tạo thành dịch hại.

Khi theo dõi diến biến sâu hại nhận thấy, chủ yếu các giống chè đều bị rầy xanh gây hại, đặc biết là giống PH8 bị rầy xanh gây hại ở mức nặng. Còn các giống khác ở mức trung bình hoặc nhẹ. Các loại sau khác như nhện đỏ, bộ xít muỗi, cánh tơ các giống cũng bị nhiễm ở mức độ ,trung bình và ít.

Do điều kiện trong nhà lưới được che sáng và ẩm độ luôn được duy trì ở mức cao nên các giống chè bị nhiễm bệnh đốm nâu và thối búp. Vì vậy,cần chú ý kiểm tra thăm vườn thường xuyên để khi phát hiện bệnh cần xử lý kịp thời tránh để bệnh nhiễm nặng sẽ ảnh hưởng tới sinh trưởng của cây chè còn làm giẩm đáng kể tỷ lệ

xuất vườn sau này.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)