Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi thí nghiệm 1

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 34 - 38)

Các chỉ tiêu và phương pháp theo nghiên cứu theo QCVN01-124:2013/ BNNPTNT và tài liệu hướng dẫn của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 28

Chọn mỗi công thức 30 cây theo phương pháp đường chéo, cố định để theo dõi.

Chỉ tiêu sinh trưởng:

- Thời gian bắt đầu sinh trưởng của cành chè: Từ khi có 10% cành nảy mầm sau đốn.

- Thời gian kết thúc sinh trưởng: Khi cành ngừng sinh trưởng. * Các chỉ tiêu về hình thái của các dòng, giống chè.

- Chiều cao cây (cm): Đo từ bề mặt đất sát cổ rễ đến bề mặt một khung vuông

đặt nằm ngang trên mặt tán và song song với bề mặt đất. - Đường kính gốc (cm): Đo bằng thước panme cách mặt đất 5cm.

- Độ rộng tán (cm): Chọn cây chè có độ rộng tán trung bình, đo vị trí rộng nhất của tán cây ở phần giữa tán theo hàng chè, dùng hai thước dựng đứng song song hai bên mép tán đo độ rộng giữa hai thước.

- Độ cao phân cành: Đo từ cổ rễ đến vị trí phân cành đầu tiên bằng thước mét - Góc độ phân cành: Đo góc tạo thành giữa thân và cành cấp 1, đo bằng thước

đo độ.

- Đường kính gốc: Đo cách cổ rễ 5cm bằng thước kẹp palme.

- Số cành cấp 1: Đếm số cành cấp 1 từ vết đốn lần thứ nhất trở xuống.

- Chiều dài lá (d): Đo phần phiến lá từ sát cuống lá đến đầu lá bằng thước mét - Chiều rộng lá (r): Đo ở chỗ rộng nhất của phiến lá bằng thước mét.

- Diện tích lá: được tính theo công thức: D x R x 0,7 dm2

- Thế lá: quan sát và phân loại lá theo chỉ tiêu: Thế lá xiên, thế ngang và thế lá rủ. - Mặt lá: quan sát và phân loại theo các dạng: nhẵn, lồi, lõm.

- Mầu sắc lá: phân loại theo mức độ xanh, xanh nhạt, xanh đậm. - Ngày xuất hiện hoa: Khi có 10% số cây theo dõi có hoa.

- Số hoa/cây: Đếm số hoa trên các cây theo dõi, chia trung bình ra số hoa/cây. - Số quả/cây: Đếm số quả trên các cây theo dõi, chia trung bình ra số quả/cây.

* Các chỉ tiêu về các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất búp chè.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 29

- Mật độ búp/m2/lứa: Trước mỗi lứa hái dùng khung vuông 1m2được chia đều thành 16 ô, đặt trên tán chè đại diện cho ô thí nghiệm, trên mỗi khung vuông đếm số

búp ở 5 ô vuông nhỏ theo đường chéo, đếm tất cả những búp đủ tiêu chuẩn hái (kể

cả búp mù xoè), lấy trị số trung bình nhân với 16, quy ra mật độ búp/m2/lứa.

- Khối lượng búp 1 tôm 3 lá: Trước mỗi lứa hái tại mỗi điểm lấy mẫu trên ô thí nghiệm hái ngẫu nhiên 100 búp 1tôm 3 lá, tiến hành cân quy ra khối lượng 1 búp, theo dõi vào lứa hái chính, 1 tháng 1 lần.

P 100 búp

Công thức tính khối lượng1 búp: P 1 búp = (gr) 100

Khối lượng búp trung bình là khối lượng bình quân tại 5 điểm lấy mẫu của mỗi dòng, giống

- Chiều dài búp (cm): Đo từ nách lá thứ 3 (đối với tôm 3 lá) đến đỉnh sinh trưởng búp.

Mỗi công thức thí nghiệm lấy 150 g mẫu ở cả 05 điểm theo đường chéo sau

đó trộn đều. Đo chiều dài 15 búp được lấy ngẫu nhiên, thực hiện 03 lần. Chiều dài búp trung bình là bình quân chiều dài một búp của 03 lần đo.

- Năng suất (kg búp tươi/ha): Theo dõi năng suất thực tế trên ô thí nghiệm,

theo các lứa hái.

* Chỉ tiêu về chất lượng nguyên liệu.

- Phân tích thành phần sinh hoá cuả búp chè 1 tôm 2 lá vụ xuân năm 2013. - Hàm tanin theo phương pháp Lewelthal với K= 0,582.

- Hàm lượng chất hoà tan theo phương pháp Voronxop. V.E (1964). - Hàm lượng đường khử theo phương pháp Betrand.

- Hàm lượng axit amin theo phương pháp V.R.Papova (1966). - Hàm lượng đạm tổng số theo phương pháp Kjeldal với k= 1,42. - Hàm lượng cathechin theo phương pháp sắc kí bản mỏng.

* Chất lượng chè thành phẩm: Chế biến chè xanh ở vụ xuân năm 2013, thử

nếm bằng phương pháp cảm quan với 4 chỉ tiêu ( ngoại hình - màu nước -hương - vị) theo TCVN 3218 - 1993 do hội đồng thử nếm Viện KHKT Nông lâm nghiệp

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 30

miền núi phía Bắc đánh giá. * Điều tra sâu bệnh hại:

- Điều tra mật độ rầy xanh: Dùng khay kim loại có kích thước 25 x 20 x 5 cm, dưới đáy tráng một lớp mỏng dầu mazut ( hoặc dầu luyn) đặt khay dưới gầm, rìa tán chè nghiêng 450 so với thân cây, dùng tay đập mạnh trên tán chè 3 đập thẳng góc với khay, sau đó đếm số rầy trên khay, tiến hành làm trên 5 điểm chéo góc đối với mỗi dòng, giống chè thí nghiệm.

∑ số con đếm được

Mật độ rầy xanh = ( con/khay) ∑ số khay điều tra

- Điều tra mật độ bọ cánh tơ: Điều tra định kỳ 10 ngày 1 lần, vào buổi sáng, Hái 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 búp cho vào túi PE đem về phòng đếm số bọ trĩ

trên từng búp và phân cấp bị hại, tính theo công thức: ∑ số bọ cánh tơđếm được

Mật độ bọ cánh tơ = (con/búp)

∑ số búp điều tra

- Điều tra mật độ nhện đỏ: Hái 5 điểm chéo góc, mỗi điểm 20 lá bánh tẻ, lá già, cho vào túi PE về phòng đếm số nhện và phân cấp độ hại, tính:

∑ số nhện đỏ

Mật độ nhện đỏ = (con/lá) ∑ số lá điều tra

- Điều tra bọ xít muỗi: Điều tra theo 5 điểm đường chéo, mỗi điểm hái ngẫu nhiên bất kì 20 búp, cho vào túi PE về phòng đếm số búp có vết do bọ xít muỗi hại, tính tỉ lệ % búp bị hại theo công thức:

∑ số búp bị hại

Búp bị hại (%) = X 100

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 31

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)