Một số chỉ tiêu sinh hóa và điểm đánh giá cảm quan của các dòng,

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 48)

13,35 tấn. Năng suất búp chè tuổi 8 thu được cao nhất ở giống PH11 là 13,35 tấn/ha, sau đó là giống PH8 là 10,03 tấn/ha. Năng suất búp chè thấp nhất ở giống LCT1 là 8,56 tấn/ha. Giống đối chứng LDP2 có năng suất búp là 9,55 tấn/ha.

Như vậy, muốn tăng năng suất búp chè ta cần phải có các chếđộ chăm sóc hợp lý ngay từ ban đầu để cây chè có bộ khung tán tốt, mật độ búp cao. Tuy nhiên, cần phải lưu ý khi mật độ búp quá cao sẽ làm búp thường nhỏ và ngắn ảnh hưởng tới khối lượng của búp. Vì vậy, phải đảm bảo tỷ lệ hài hòa giữa mật độ búp, chiều dài búp và khối lượng búp để thu được năng suất chè cao nhất.

3.1.6. Mt s ch tiêu sinh hóa và đim đánh giá cm quan ca các dòng, ging chè thí nghim. chè thí nghim.

Chất lượng sản phẩm chè quyết định bởi thành phần, hàm lượng các chất hóa học có trong búp chè. Đểđánh giá chất lượng nguyên liệu búp chè người ta dựa vào một số chỉ tiêu như: tannin, chất hòa tan, axit amin…

Tanin trong chè tồn tại dưới dạng phức chất, gồm có các polyphenol, catechin

đơn giản và các sản phẩm oxi hóa của chúng. Chất catechin trong chè thường tồn tại

ở 2 dạng: dạng tự do (có vị chát và có hậu ngọt) và dạng este với axit galic (kèm theo vị hơi đắng). Tanin đóng góp 50% tham gia vào quá trình biến đổi sinh hóa,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 42

tạo hương thơm, màu nước và vị của sản phẩm chè trong quá trình chế biến. Những giống chè có hàm lượng pholyphenol cao, thích hợp cho chế biến chè đen.

Chất hòa tan bao gồm các chất có thể tan được trong nước khi pha trà, quyết

định đến màu sắc, hương, vị của nước trà. Các chất hòa tan trong chè gồm: protein, axit amin, gluxit, alcanoit, pectin, dầu thơm…Chè có hàm lượng chất hòa tan càng cao thì có chất lượng sản phẩm càng cao.

Axit amin có vai trò quan trọng trong việc tạo hương thơm cho sản phẩm chè. Trong quá trình chế biến, các axit amin tự do kết hợp với đường và catechin tạo thành các aldehit bay hơi tạo nên hương thơm đặc trưng cho từng loại sản phẩm chè. Những giống chè có hàm lượng axit amin cao thích hợp cho chế biến chè xanh.

Tiến hành phân tích thành phần sinh hoá một số chất trong búp chè chúng tôi có kết quảở bảng 3.6

Bảng 3.6. Thành phần sinh hoá trong búp chè Chỉ tiêu Dòng, giống Tanin (%) Chất hoà tan (%) A.amin (%) Catechin (mg/g chất khô) Đường khử (%) LDP2 (đ/c) 27,75 41,15 1,88 142,0 2,87 LCT1 29,90 42,20 1,76 149,0 3,12 PH8 28,76 42,64 2,15 169,5 3,33 PH11 31,50 45,08 1,71 177,0 2,67 Từ số liệu bảng 3.6 chúng tôi thấy:

- Hàm lượng tanin của các dòng, giống chè theo dõi dao động từ 27,75% - 31,5%. Các dòng, giống chè tham gia thí nghiệm có hàm lượng tanin cao hơn giống

đối chứng, trong đó giống PH11 có hàm lượng tanin cao nhất đạt 31,5% tiếp đến là dòng LCT1 có hàm lượng tanin đạt 29,9% và giống PH8 có hàm lượng tanin đạt 28,76%.

- Hàm lượng chất hòa tan của các dòng, giống theo dõi dao động từ

41,15% - 45,08%. Trong đó giống PH11 có hàm lượng chất hòa tan cao nhất,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 43

LDP2 chỉ đạt 41,15%.

- Hàm lượng đường khử của các dòng, giống chè theo dõi dao động từ 2,67% - 3,33%. Giống PH8 và dòng LCT1 có hàm lượng đường khử cao hơn giống đối chứng, trong đó giống PH8 đạt cao nhất (3,33%) tiếp đến là dòng LCT1 (3,12%). Giống PH11 có hàm lượng đường khử thấp nhất (2,67%) thấp hơn so với hai giống

đối chứng là 0,2%.

- Trong các dòng, giống chè theo dõi giống PH8 có hàm lượng axit amin cao nhất đạt 2,15%, tiếp đến là giống đối chứng LDP2 (1,88%). Giống PH11 và dòng LCT1 có hàm lượng axit amin lần lượt là 1,71% và 1,76% thấp hơn giống

đối chứng.

- Hàm lượng catechin của các dòng, giống chè theo dõi dao động từ 142,0 – 177,0 mg/g chất khô. Giống PH11 có hàm lượng catechin cao nhất (177mg/g chất khô), giống đối chứng LDP2 có hàm lượng catechin thấp nhất thí nghiệm (142,0 mg/g chất khô).

Để đánh giá về chất lượng sản phẩm chè của các dòng, giống chè thí nghiệm chúng tôi đã tiến hành chế biến chè xanh từ nguyên liệu của các dòng, giống chè và tiến hành đánh giá cảm quan thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7. Kết quảđánh giá chè xanh bằng phương pháp cảm quan Chỉ tiêu Dòng, giống Ngoại hình (điểm) Mầu nước (điểm) Hương (điểm) Vị (điểm) Tổng Điểm Xếp loại LDP2 (đ/c) 3,8 4, 1 4, 0 4, 1 16 Kh á LCT1 4,2 4, 3 4, 1 4, 4 17 Tốt PH8 4,4 4, 4 4, 3 4, 2 17, 3 Tốt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 44 PH11 3,4 3, 3 3, 8 3, 9 14, 4 Đạt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 45

Theo dõi tại bảng 3.7 cho thấy:

- Ngoại hình: Về đặc điểm ngoại hình, tất cả các dòng, giống chè theo dõi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều có ngoại hình đẹp, cánh xoăn đều, màu xanh tự nhiên, điểm dao động từ 3,4 - 4,4 điểm. Giống PH8 đạt điểm ngoại hình cao nhất (4,4 điểm), tiếp theo là dòng LCT1 (4,2 điểm) và thấp nhất thí nghiệm là giống PH11 đạt 3,4 điểm.

- Màu nước pha: Dòng LCT1 và giống PH8 phù hợp với chế biến chè xanh, có màu nước xanh vàng, sáng, sánh đó là màu nước đặc trưng của chè xanh. Trong

đó giống PH8 có số điểm cao nhất đạt 4,4 điểm, tiếp theo là dòng LCT1 đạt 4,2

điểm. Giống đối chứng LDP2 đạt 3,8 điểm, thấp nhất thí nghiệm là giống PH11, chỉ đạt 3,4 điểm, thấp hơn giống đối chứng 0,4 điểm.

- Mùi (hương): Giống PH8 là giống có hương thơm đạt điểm cao nhất thí nghiệm (4,3 điểm), tiếp đến là dòng LCT1 (4,1 điểm). Thấp nhất thí nghiệm là giống PH11. - Vị: Dòng LCT1, giống PH8 cho sản phẩm chè xanh với vị đậm dịu, dòng LCT1 thể hiện có vị đậm đà hơn cả đạt 4,4 điểm, tiếp đến là giống PH8 đạt 4,2 điểm, giống đối chứng LDP2đạt 4,1 điểm. Thấp nhất thí nghiệm là giống PH11 chỉ đạt 3,9 điểm. Xét tổng điểm sản phẩm chè xanh được chế biến giống PH8 có sốđiểm đánh giá cao nhất, đạt 17,3 điểm, tiếp đến là dòng LCT1 đạt 17,0 điểm và giống đối chứng LDP2 đạt 16,0 điểm. Giống PH11 đạt thấp nhất thí nghiệm với tổng điểm chỉ đạt 14,4 điểm. 3.1.7. Điu tra v sâu hi ca các dòng, ging chè..

Sản phẩm thu hoạch của cây chè là búp và lá non vì vậy cũng như các loại cây trồng khác trong điều kiện sản xuất kinh doanh thường cây chè có bốn đối tượng chính phá hại: Rầy xanh, bọ cánh tơ, nhện đỏ và bọ xít muỗi. Theo dõi diễn biến của các loại đối tượng này chúng tôi thu được kết quả như sau:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 46 Bảng 3.8. Diễn biến sâu bệnh hại trên các dòng, giống chè Chỉ tiêu Dòng, giống Bọ cánh tơ (con/búp) Rầy xanh (con/khay) Nhện đỏ (con/lá) Bọ xít muỗi(% búp bị hại) LDP2 (đ/c) 3,16 4,50 3,76 0,54 LCT1 3,56 5,65 2,45 0,37 PH8 3,18 4,83 3,21 0,45 PH11 2,45 3,45 2,34 0,33 Từ bảng 3.8 cho thấy:

- Bọ cánh tơ: Là loại sâu hại phổ biến trên chè, chúng cư trú và gây hại ở cả

2 mặt trên và dưới lá chè non, tôm, cuộng búp làm cho búp chè thô cứng và cằn lại, biến dạng, búp chè chùn lại. Bọ cánh tơ phá hại đã ảnh hưởng đến khối lượng búp chè. Bọ cánh tơ có mặt quanh năm trên nương chè, nhưng mật độ của chúng dao

động qua các thời gian trong năm. Qua điều tra cho thấy, các dòng, giống chè thí nghiệm có mật độ bọ cánh tơ gây hại từ 2,45-3,56 con/búp, dòng chè LCT1 bị

nhiễm nặng nhất với 3,56 con/búp, giống đối chứng LDP2 và giống PH8 có mật độ

bọ cánh tơ tương đương nhau. Giống PH11 có mật độ bọ cánh tơ thấp nhất là 2,45 con/búp.

- Rầy xanh: Là loại hại búp chè quan trọng nhất. Chúng thường bám ở cuộng búp, lá non dùng vòi châm hút dịch tế bào ở cuộng, gân chính, gân phụ phía dưới mặt lá non làm cản trở sự vận chuyển dinh dưỡng dẫn đến búp, lá chè bị chùn lại. Rầy xanh phá hại quanh năm, nhưng số lượng tăng giảm theo từng thời gian. Qua

điều tra cho chúng thấy, rầy xanh gây hại trên tất cả các dòng, giống chè thí nghiệm với mật độ từ 3,45-5,65 con/khay. Dòng LCT1 là dòng bị nặng nhất với 5,65 con/khay, PH11 là giống bị nhiễm nhẹ nhất với 3,45 con/khay.

- Nhện đỏ: Thường gây hại trên các lá chè già và lá bánh tẻ, làm cho lá chè có màu sẫm lại, khi bị nặng sẽ làm cho lá chè chuyển thành màu đồng hun, đồng đỏ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 47

các lá non trên búp làm cho nhiều cây chè bị rụng lá chỉ còn trơ cọng búp, gây ảnh hưởng rất lớn tới năng suất, chất lượng đồi chè. Qua nghiên cứu cho thấy trên các dòng, giống chè khác nhau thì mức độ bị nhện hại cũng khác nhau. Mật độ nhện đỏ

của các dòng, giống chè thí nghiệm dao động từ 2,34 đến 3,76 con/lá. Giống đối chứng LDP2 có mật độ nhện đỏ cao nhất là 3,76 con/lá, thấp nhất là giống PH11 (2,34 con/lá).

- Bọ xít muỗi: Tập trung chích hút búp chè vào lúc sáng sớm và chiều tối, những vết châm lúc đầu trong như giọt dầu sau đó nhanh chóng chuyển thành màu nâu. Mức độ gây hại của bọ xít muỗi phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh: nhiệt độ, số giờ nắng, mật độ cây che bóng, giống...Tại thời điểm điều tra, các dòng, giống chè tham gia thí nghiệm bị bọ xít muỗi gây hại ở mức độ rất nhẹ dao động từ

0,33-0,54%. Trong đó nhẹ nhất là giống PH11 (0,33%), tiếp đến là dòng LCT1, giống PH8, giống LDP2 có mật độ bọ xít hại cao nhất là 0,54%.

Tóm lại, qua nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và một số đặc điểm sinh trưởng của các giống chè chúng tôi thấy:

Giống chè PH8 có chiều cao phân cành loại thấp, số cành các cấp nhiều. Lá dày màu xanh đậm, thế lá nằm ngang, lá hình trứng, dài lá 8,56cm, rộng 4,0cm. Cây sinh trưởng khoẻ, bật mầm sớm, búp nhiều tuyết, khối lượng búp 1 tôm 3 lá 0,95g/búp. Nguyên liệu búp có chất lượng tốt chế biến chè xanh đạt loại khá- tốt có hương thơm đặc trưng lộ rõ vị hoàn hảo, màu nước xanh vàng sánh và bã màu xanh sáng. Có thể sử dụng chế biến chè cao cấp như chè olong. Năng suất tuổi 8 đạt 10,8 tấn/ha, chịu thâm canh. Khả năng chống chịu sâu bệnh khá (bị hại bởi rầy xanh, bọ

xít muỗi, cánh tơ ít, bị hại bởi nhện đỏở mức độ trung bình.

Giống PH8 có khả năng thích ứng trồng ở các vùng trồng chè phía Bắc nước ta, cần trồng dày có thể trồng hàng kép, mật độ 2,0-2,2 vạn/ha và tiến hành đốn tạo hình sớm, sau 1 năm tuổi nên tiến hành đốn tạo hình lần 1 và tiếp tục đốn tạo hình vào tuổi 2- 3. Cần phải hái nhẹ và tăng cường tỷ lệ lá chừa lại trên tán.

Giống PH11 và giống LDP2 là những giống có khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Các kết quả nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chè cho kết luận giống PH11, LDP2 có nguyên liệu búp chế biến chè đen chất lượng khá, thích

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 48

hợp chế biến theo công nghệ CTC. Qua thời gian theo dõi, nghiên cứu đề tài chúng tôi cũng có kết luận tương tự về giống chè PH11 và LDP2.

DòngLCT1 là dòng có nguyên liệu búp chề biến chè xanh chất lượng tốt khả năng chống chịu sâu bệnh khá. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Duy Phượng (2013) [18] vềđặc điểm nông sinh học của dòng chè LCT1 cũng cho kết luận tương tự

3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng giâm cành của các dòng, giống chè thí nghiệm.

Nhân giống chè bằng phương pháp giâm cành là một tiến bộ kỹ thuật sử (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dụng cả 3 bộ phận: lá, một đoạn cành đính trực tiếp với lá và một mầm nách được sinh ra từ lá và cành tương ứng. Từ vết cắt hom chè sau khi giâm cành xuống đất, nó sẽ hình thành màng mộc thiêm để chống sự xâm nhập của vi sinh vật, dần dần tạo thành mô sẹo và từ đó mọc ra những chiếc rễ đầu tiên. Mầm nách của hom chè cũng được phát triển từng bước cùng với sự phát triển của bộ rễ. Sự hình thành mầm và rễ của hom giâm có liên hệ mật thiết với nhau. Rễ được hình thành từ đó hút nước và chất dinh dưỡng cung cấp cho bộ phận trên mặt đất mầm nách hình thành nên những lá mới từđó có khả năng quang hợp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Vì vậy cần cân đối phát triển giữa rễ và lá chè, nếu để mầm phát triển mạnh hơn phát triển rễ ban đầu thì không có lợi cho cây chè giâm.

3.2.1. T l ra mô so ca cành giâm các dòng, ging chè.

Sự hình thành và hoạt động của mô sẹo trong cành giâm là giai đoạn tái sinh

đầu tiên của cây, nó có vai trò quyết định tới sự sinh trưởng, phát triển của cành giâm. Sau khi hom chè được giâm vào môi trường nuôi dưỡng (đất + giá thể) các quá trình trao đổi chất xảy ra mạnh hơn: Sức hút nước, sự thoát hơi nước diễn ra mạnh, đặc biệt là các tế bào tại vết cắt của hom phân chia mạnh mẽ phình to ra tạo thành vòng tròn mô gọi là mô sẹo. Tổ chức mô sẹo là phần dưới mặt đất được hình thành đầu tiên đảm bảo cho quá trình hút thẩm thấu nước và dinh dưỡng. Cũng chính từđây rễđược hình thành cho nên mô sẹo hình thành càng sớm thì cành giâm càng sớm có khả năng hình thành rễ. Do vậy sự phát triển của mô sẹo không những

ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành rễ mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ sống cũng như

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

mô sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng cành giâm, giống, điều kiện môi trường, các biện pháp kỹ thuật tác động…

Nghiên cứu về tỷ lệ ra mô sẹo chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.9:

Bảng 3.9. Tỷ lệ ra mô sẹo của cành giâm các dòng, giống chè.

Đơn vị: %

Dòng, giống chè

Thời gian sau cắm hom (ngày)

15 30 45 60 75 LDP2 (đ/c) 6,30 38,60 65,35 90,34 96,7 LCT1 3,45 26,7 52,24 80,65 92,2 PH8 5,67 36,60 64,30 85,60 98,9 PH11 1,20 20,15 43,56 76,56 91,1 CV(%) 2,8 LSD(0,05) 5,29

Kết quả theo dõi cho thấy sau 15 ngày giâm cành mô sẹo đã bắt đầu hình thành nhưng với tỷ lệ thấp từ 1,2 -6,3%. Mô sẹo hình thành mạnh vào giai đoạn sau giâm 30 - 60 ngày. Ở giai đoạn này các công thức đều có số lượng mô sẹo nhiều. Giống LDP2 sử dụng làm đối chứng có tỷ lệ hình thành mô sẹo cao nhất là 90,34%, sau đó là giống PH8 đạt 80,65%, thấp hơn giống đối chứng là 4,74%, giống PH11 và LCT1 có tỷ lệ hình thành mô sẹo là thấp nhất.

Sau khi cắm hom 75 ngày, tỷ lệ hình thành mô sẹo của các giống tham gia thí nghiệm tương đối cao từ 91,1-98,9%. Giống PH8 có tỷ lệ mô sẹo cao nhất đạt 98,9%, cao hơn giống đối chứng (LDP2) 2,2 %, tiếp đến là giống LCT1 có tỷ lệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 48)