Đối với thực vật nói chung và cây chè nói riêng, bộ lá có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của cây. Đối với cây chè, lá không chỉ là cơ quan đồng hóa tổng hợp các chất hữu cơ cung cấp cho mọi hoạt động sống của cây, mà còn là đối tượng thu hoạch. Năng suất búp phụ thuộc rất nhiều và khả năng quang hợp của bộ lá. Các giống khác nhau có tiềm năng năng suất khác nhau một phần phụ thuộc vào bộ lá. Giống có tổng số lá trên cây nhiều thì có số lượng mầm nách nhiều thường cho số búp lớn (vì đa số các búp trên cây được sinh ra từ mầm ở
nách lá). Tuy nhiên, nếu số lượng lá trên cây quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng các lá che khuất lẫn nhau, làm tăng diện tích quang hợp nhưng đồng thời lại tăng hô hấp vô hiệu và tiêu hao nhiều dinh dưỡng để nuôi lá dẫn đến làm giảm năng suất. Do vậy, việc nghiên cứu kích thước lá và đặc trưng hình thái của lá chè có ý nghĩa rất lớn trong công tác chọn tạo giống. Lá chè khác với lá một số cây trồng khác, nó gồm các loại lá như sau: Lá vẩy ốc, lá cá, lá thật. Các giống chè khác nhau có hình thái lá, kích thước và màu sắc lá khác nhau. Người ta có thể dựa vào lá chè để phân biệt các giống chè. Lá chè có thể mọc theo các thế lá: Thế lá úp, thế lá nghiêng, thế
lá rủ và thế lá ngang.
Đặc điểm cấu tạo, hình thái lá của các dòng, giống chè theo dõi được trình bày ở bảng 3.2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36 Bảng 3.2. Đặc điểm hình thái lá của các dòng, giống chè thí nghiệm Dòng, giống Chỉ tiêu LDP2 (đ/c) LCT1 PH8 PH11
Thế lá Hơi xiên Ngang Hơi rủ Hơi xiên
Mặt lá Lồi lõm Lồi lõm Nhẵn Lồi lõm
Màu sắc lá Xanh nhạt Xanh đậm Xanh vàng Xanh vàng
Dài lá (cm) 10,23 11,80 12,65 15,67
Rộng lá (cm) 4,2 5,58 5,67 6,45
Diện tích lá (cm2) 33,42 39,50 47,46 56,52
Theo dõi các giống chè thí nghiệm chúng tôi thấy giống PH8 có thế lá hơi rủ, dòng LCT1 có thế lá ngang, hai giống LDP2, PH11 có thế lá mọc hơi xiên, đây là một trong những cơ sở khoa học để xác định kỹ thuật trồng hai giống chè này với mật độ lớn hơn các giống chè khác.
Quan sát bề mặt lá của các giống trong thí nghiệm chúng tôi thấy riêng giống PH8 có bề mặt lá nhẵn, ba dòng, giống còn lại đều có dạng lồi lõm, đặc điểm này giúp cho lá chè tăng bề mặt diện tích, tăng khả năng quang hợp và trên cơ sở đó tăng năng suất chè.
Màu sắc lá của các giống cũng rất khác nhau. Giống LDP2 có màu xanh nhạt, dòng LCT1 màu xanh đậm, trong khi đó giống PH8 và PH11 có màu xanh vàng.
Theo J.WerKhoven (1988) chè được chế biến từ nguyên liệu của các giống có lá màu xanh vàng sẽ có chất lượng cao hơn chè chế biến từ nguyên liệu của những giống có màu lá xanh thẫm. Các tác Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan [28], cho rằng khi chọn dạng hình mới theo hướng kinh tế có lợi (năng suất và chất lượng) cần đặc biệt quan tâm đến dạng lá có màu xanh, xanh vàng đến xanh nhạt. Như vậy trong các giống tham gia thí nghiệm các dòng, giống chè LCT1, PH8, PH11 đáp ứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37
Theo dõi đánh giá chiều dài, rộng lá của các dòng, giống chè thí nghiệm dao
động từ 10,23-15,67 cm và 4,2-6,5 cm, trong đó giống PH11 có chiều dài, rộng lá cao nhất đạt 15,67; 6,5 cm, thấp nhất là giống đối chứng LDP2đạt 10,23 cm.
Diện tích lá phụ thuộc vào chiều dài, chiều rộng lá. Giống PH11 chiều dài, rộng lá cao nhất nên diện tích lá đạt cao nhất 56,52 cm2, giống LDP2 thấp nhất là 33,42 cm2, diện tích lá cao thứ hai là giống PH8 đạt 47,46 cm2. Những nghiên cứu trước đây cho thấy: Diện tích lá có quan hệ nghịch với khả năng giâm cành của các giống. Nghiên cứu mối quan hệ này Nguyễn Văn Toàn, Trịnh Văn Loan đã kết luận kích thước lá chè quá lớn sẽảnh hưởng xấu đến tỷ lệ sống cũng như quá trình hình thành mô sẹo, sự phát triển của rễ và của cành giâm.
Hai giống PH11 và PH8 có diện tích của lá lớn, nếu áp dụng quy trình giâm cành chung, tỷ lệ xuất vườn sẽ không cao vì sẩy ra hiện tượng lá của các hom sẽ che lấp nhau, sự thoát hơi nước nhiều ảnh hưởng đến kết quả giâm cành. Do đó, một trong những biện pháp kỹ thuật để làm tăng tỷ lệ xuất vườn là giảm bớt một phần diện tích lá mẹ nhằm giảm bớt sự thoát hơi nước của hom chè khi giâm, hoặc tăng kích thước bầu giâm để tăng lượng dinh dưỡng cho hom chè, tránh các hom che lấp nhau khi giâm là biện pháp kỹ thuật cần được nghiên cứu.