Đặc điểm thân cành của các dòng, giống chè

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 40 - 42)

Các giống chè khác nhau có những đặc trưng về hình thái khác nhau, do đó căn cứ vào đặc điểm của từng bộ phận người ta có thể phân biệt được các giống khác nhau và đánh giá được khả năng sinh trưởng cũng như tiềm năng cho năng suất của giống. Đặc điểm thân, cành của cây chè là một chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng tới khả năng cho năng suất của giống. Nói chung những giống có góc độ

phân cành lớn, sẽ có bộ khung tán to và khả năng cho năng suất cao.

Đánh giá một sốđặc điểm thân, cành của 4 dòng, giống chè LDP2, LTC1, PH8 và PH11 thấy: Bảng 3.1. Đặc điểm thân cành của các dòng, giống chè (chè tuổi 8) Dòng, giống Chỉ tiêu LDP2 (đ/c) LCT1 PH8 PH11 Đường kính thân (cm) 4,2 3,6 4,4 4,8 Độ cao phân cành (cm) 4,8 4,2 5,1 6,2 Góc độ phân cành (độ) 48,2 53,7 55,3 43,3 Số cành cấp 1 (cành) 5,2 4,4 6,5 6,2 Chiều rộng tán (cm) 135,6 123,0 138,0 156,5

Đường kính thân lớn nhất là giống chè PH11 là 4,8 cm cao hơn giống LDP2 (giống đối chứng) 0,4 cm. Sau đó là giống PH8 có đường kính thân là 4,4 cm, thấp nhất là giống LCT1 đướng kính thân chỉđạt 3,6 cm (thấp hơn giống đối chứng 0,6 cm). Theo dõi độ cao phân cành của các giống chúng tôi thấy các giống chè đều có

độ cao phân cành thấp. Thấp nhất ở giống LCT1 là 4,2 cm, sau đó là giống LDP2 (giống đối chứng), có chiều cao phân cành là 4,8 cm. Chiều cao phân cành cao nhất

ở giống PH11 là 6,2cm, giống PH8 có độ cao phân cành là 5,1 cm. Nhìn chung các giống chè nghiên cứu đều có độ cao phân cành thấp, cách mặt đất từ 4,2 đến 6,2 cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Đây là đặc điểm của giống; Ngoài ra do các giống này được nhân bằng phương pháp giâm cành dẫn đến khả năng phân cành của chúng ở vị trí thấp hơn.

Góc phân cành là một tính trạng liên quan đến thế cây và khả năng quang hợp của cây chè, góc phân cành lớn có thế cây ngang, góc phân cành từ 40-500 có thế cây xiên và dưới 400 thế cây đứng. Trong thực tế, cây chè có góc phân cành 45 - 500 thì cây chè có khả năng quang hợp tốt nhất, tán chè rộng và là tiềm năng cho năng suất cao nhất.

Trong các giống thí nghiệm chúng tôi thấy góc độ phân cành của các giống dao động từ 43,3- 55,3 độ. Trong đó giống chè PH11 có thế xiên với góc độ phân cành 43,30, sau đó là giống đối chứng LDP2 có góc độ phân cành là 48,2 0, giống LCT1 có gốc độ phân cành cũng tương đối lớn đạt 53,70. Giống chè PH8 có góc độ

phân cành lớn nhất đạt 55,30 tạo thế ngang cho cây chè, đây là một đặc điểm có lợi vì trong sản xuất nếu chăm sóc tốt sẽ tạo bộ tán rộng, thể hiện đây là những giống có tiềm năng cho năng suất cao so với các giống tham gia thí nghiệm.

Số cành các cấp: Khi cây chè còn nhỏ, đặc tính phân cành là theo kiểu phân cành đơn trục có thân chính tương đối rõ rệt, khi cây lớn lên, phân cành theo kiểu đa trục, thân chính không rõ rệt. Cành chè mọc ra từ thân chính gọi là cành cấp 1, từ

cành cấp 1 mọc ra cành cấp 2...cây chè có số cành cấp 1, cấp 2 càng nhiều sẽ tạo ra bộ khung tán to khoẻ, số búp nhiều, năng suất cao

Số cành cấp 1 là cơ sở tạo khung tán chè, các dòng, giống chè có số cành cấp 1 càng nhiều sẽ tạo ra bộ khung tán lớn sẽ nhanh cho năng suất, số búp nhiều, năng suất cao. Trong các dòng, giống chè thí nghiệm dòng PH8 có số cành cấp 1 nhiều nhất là 6,5 cành cao hơn giống đối chứng LDP2 là 1,3 cành. Sau đó là giống PH11 có số cành cấp 1 là 6,2 cành. Dòng LCT1 có số cành cấp 1 thấp nhất là 4,4 cành (thấp hơn giống đối chứng 0,8 cành).

Chiều rộng tán là một chỉ tiêu có tương quan thuận và chặt với năng suất chè búp. Theo dõi thí nghiệm chúng tôi thấy chiều rộng tán của các dòng, giống thí nghiệm dao động từ 123,0-156,5 cm. Giống chè PH11 có độ cao phân cành thấp, số

cành cấp 1 nhiều nên chiều rộng tán đạt cao nhất là 156,5 cm, tiếp đến là giống PH8, đạt 138,0 cm, thấp nhất là dòng LTC1 chỉ đạt 123,0 cm. Qua bảng 3.1 cũng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

cho thấy LCT1 và PH11 là những dòng, giống chè có chiều cao lớn, thấp nhất. Giống PH11 đạt 125,3cm, dòng LCT1 là 90,2cm.

Nhìn chung do các giống có độ cao phân cành thấp, số cành cấp 1 nhiều và

đặc biệt góc độ phân cành của các giống lớn nên đã có chiều rộng tán phát triển tốt.

Đây là một đặc điểm và là một chỉ tiêu có tương quan thuận và chặt với năng suất chè búp. Vì vậy cần có các biện pháp kỹ thuật tác động ngay từ thời gian mới trồng

để cây sinh trưởng khoẻ có kích thước tán rộng, trên cơ sở đó sớm cho năng suất búp cao rất cần được quan tâm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 40 - 42)