Khả năng sinh trưởng của cành chè giâm

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 61 - 64)

Sinh trưởng của các bộ phận trên mặt đất phản ánh rõ nét sức sinh trưởng của cây, cây sinh trưởng tốt điều kiện sinh thái phù hợp thì thân lá sinh trưởng mạnh và ngược lại cây sinh trưởng kém thì thân lá cũng sinh trưởng kém. Sinh trưởng của cành giâm chịu ảnh hưởng tổng hòa bởi nhiều yếu tố khí hậu, trong đó yếu tố nhiệt

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 55

nhiệt độ cho sinh trưởng của cây chè là 100C, khi nhiệt độ trên 130C rễ và mầm chè bắt đầu sinh trưởng, tốc độ tăng dần đến 300C, khi nhiệt độ trên 30oC, cây chè sinh trưởng chậm dần và ngừng sinh trưởng ở nhiệt độ trên 35oC. Chiều cao cây phụ

thuộc vào thời vụ, điều kiện chăm sóc, điều kiện ngoại cảnh và điều kiện nội tại của mỗi giống.

3.2.5.1. Số lá của cành giâm các dòng, giống chè.

Lá là bộ phận chủ yếu của cây, số lá là một trong những chỉ tiêu quyết định

đến tiêu chuẩn xuất vườn của cây chè giâm. Tốc độ ra lá liên quan chặt chẽ với tốc

độ sinh trưởng của cây. Theo quy trình kỹ thuật khi cây chè cành có đủ từ 6 lá thật trở lên mới đủ tiêu chuẩn để xuất vườn.

Theo dõi chỉ tiêu này chúng tôi thu được kết quảở bảng 3.13.

Bảng 3.13. Động thái tăng số lá của cành giâm các dòng, giống chè.

Đơn vị: lá

Dòng, giống chè

Thời gian sau cắm hom (tháng)

2 3 4 5 6 7 8 LDP2 (đ/c) 2,80 3,63 4,86 5,15 6,12 7,20 8,15 LCT1 1,47 2,67 3,34 4,10 5,57 6,07 7,50 PH8 2,15 3,63 4,87 5,53 6,63 6,85 8,60 PH11 1,80 2,20 3,36 4,80 5,20 6,43 7,68 CV(%) 3,7 LSD(0,05) 0,59

Theo dõi, đánh giá tốc độ ra lá của các dòng, giống chúng tôi nhận thấy: sau 2 tháng cắm hom các dòng, giống cơ bản đã ra được 2 lá mới. Trong đó giống sử

dụng làm đối chứng LDP2 có số lá ra được khá nhanh, sau 2 tháng số lá đạt được là 2,8 lá, sau đó là giống PH8 đạt 2,15 lá. Dòng LCT1 và PH11 có số lá ra được giai

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 56

của các dòng, giống tăng dần ở các tháng sau. Và sau cắm hom được 7 tháng tất cả

các giống đều đã đạt được trên 6 lá theo yêu cầu của tiêu chuẩn xuất vườn.

Sau 8 tháng, số lá trên cây của các dòng, giống chè tham gia thí nghiệm dao

động từ 7,50-8,6 lá. Tốc độ ra lá của giống chè PH8 vẫn cao nhất qua các tháng theo dõi, đạt 8,6 lá, cao hơn giống đối chứng LDP2 là 0,45 lá. Số lá đạt được sau 8 tháng cắm hom thấp nhất ở dòng LCT1 chỉđạt 7,5 lá (thấp hơn đối chứng 0,65 lá), sau đó là giống PH11 đạt 7,68 lá (thấp hơn giống đối chứng là 0,47 lá). Khi phân tích LSD0,05 cho thấy số lá đạt được của dòng LCT1 có sự sai khác ý nghĩa so với giống

đối chứng và giống PH8. Số lá đạt được của giống PH11 tuy không có sự sai khác với giống đối chứng LDP2 nhưng lại có sự sai khác ý nghĩa với giống PH8.

3.2.5.2. Chiều cao cành giâm của các dòng, giống chè.

Sau quá trình khởi động và bật mầm, là quá trình vươn dài của lóng, tức là quá trình sinh trưởng và phát triển của thân. Chiều cao của cành giâm là một trong những chỉ tiêu phản ánh tiêu chuẩn xuất vườn của cây chè. Cây chè đủ tiêu chuẩn xuất vườn về chiều cao phải đạt từ 20 cm trở lên. Chiều cao của cành giâm là một trong những chỉ tiêu đểđánh giá khả năng sinh trưởng của cây chè.

Theo dõi tình hình sinh trưởng của cây chè con sau cắm hom ở các giai đoạn trong vườn ươm chúng tôi thu được kết quả sau:

Sau khi cắm hom 2 tháng, các mầm chè mới đã vươn khá tốt đạt 4,89 cm ở

giống PH11 ( cao hơn giống đối chứng 0,84cm), sau đó là giống PH8 đạt trung bình 4,5 cm (cao hơn đối chứng 0,45 cm). Giai đoạn này chiều cao cây thấp nhất ở dòng LCT1 đạt 3,07 cm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 57

Bảng 3.14. Chiều cao cành giâm trong vườn ươm

Đơn vị: cm

Dòng, giống chè

Thời gian sau cắm hom (tháng)

2 3 4 5 6 7 8 LDP2 (đ/c) 4,05 7,20 11,90 13,40 15,18 18,76 26,36 LCT1 3,07 6,90 9,54 11,80 14,02 17,76 25,23 PH8 4,50 7,38 11,83 13,19 16,67 19,90 28,53 PH11 4,89 5,44 6,60 8,30 10,50 16,26 29,37 CV(%) 4,2 LSD(0,05) 2,28

Các giai đoạn sau cây chè con tiếp tục phát triển và vườn dài lóng đốt và đạt chiều cao suất vườn ở tháng thứ 8. Cụ thể giai đoạn 8 tháng sau cắm hom giống PH11 có chiều cao cây cao nhất đạt 29,37cm, cao hơn giống LDP2 (đối chứng) là 3,01 cm, đây là sự sai khác có ý nghĩa trong nghiên cứu. Giống PH8 có chiều cao cây con đạt được cũng khá tốt là 28,53 cm (cao hơn giống đối chứng là 2,17 cm), tuy nhiên sự sai khác này không có ý nghĩa. Chiều cao cây của dòng LCT1 là thấp nhất chỉđạt 25,23 cm, Khi phân tích LSD0,05 chúng tôi nhận thấy chiều cao cây của dòng LCT1 không có sự sai khác so với giống đối chứng, nhưng lại sai khác với các giống khác trong thí nghiệm.

Như vậy, sau 8 tháng theo dõi sinh trưởng phát triển của cây chè giâm cho thấy, giống PH8 có khả năng vươn mầm tốt, đạt chiều cao mầm cao nhất trong tất cả các giai đoạn, trong khi đó các chỉ tiêu khác như sự hình thành mô sẹo, ra rễ hay số lá đạt được của giống này đều thấp hơn so với đối chứng là các giống cùng thí nghiệm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và khả năng giâm cành của các dòng, giống chè ldp2, lct1, ph8, ph11 tại phú hộ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)