Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 48)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thôn Trà Lâm

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý:

Xã Trí Quả, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh có diện tích đất tự nhiên là 554,87 ha, bao gồm 5 thôn là: thôn Tư Thế, thôn Trà Lâm, thôn Xuân Quan, thôn Phương Quan và thôn Văn Quan.

Thôn Trà Lâm nằm ở tọa độ 21°2′45″B 106°1′44″Đ, là một thôn nằm ở phía Tây xã Trí Quả. Diện tích đất tự nhiên là 112,5 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 96,5 ha (diện tích đất chuyên mầu là 12 ha, diện tích một lúa một màu là 11 ha, diện tích chuyên lúa 73,5 ha). Toàn thôn có 510 hộ với 2154 nhân khẩu, địa bàn thôn được chia làm 6 xóm (từ xóm 1 đến xóm 6), ranh giới hành chính của thôn tiếp giáp như sau:

Phía Bắc giáp Cánh đồng cầu Chỗn, xã Đình Tổ

Phía Nam giáp thôn Tư Thế. Phía Đông giáp thôn Xuân Quan.

Phía Tây giáp xã Xuân Lâm, TP Hà Nội,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 34

Hình 3.1. Vị trí địa lý thôn Trà Lâm, Trí Quả, Thuận Thành, Bắc Ninh

Với vị trí địa lý như trên, thôn Trà Lâm có những thuận lợi, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội, giao lưu văn hoá trao đổi khoa học kỹ thuật với các địa phương trong và ngoài thôn.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Nằm chung trong vùng đồng bằng sông Hồng nên địa hình thôn Trà Lâm tương đối bằng phẳng, hầu hết các diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 3o có xu hướng dốc từ Bắc xuống Nam.

Nhìn chung địa hình thôn Trà Lâm thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống thuỷ lợi đáp ứng cho việc tưới tiêu, chủ động cho các khu đồng ruộng, tạo ra những chuyên canh lúa chất lượng cao và phát triển các cây rau màu và cây công nghiệp, góp phần tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.

3.1.1.3. Khí hậu

Trà Lâm nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, do vậy khí hậu được chia thành 2 mùa rõ rệt.

Mùa khô lạnh: bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 04 năm sau, với lượng mưa/tháng biến động từ 2,5 đến 32,9mm. Nhiệt độ trung bình tháng từ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 35

170C -240C.

Mùa mưa: nắng nóng bắt đầu từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ từ 26,2o - 30,7oC, lượng mưa/tháng từ 106mm (tháng 10) đến 614,4mm (tháng 6) lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm 93,18% tổng lượng mưa cả năm.

Độẩm không khí trung bình năm là 78%, trong đó tháng có độ ẩm không khí lớn nhất 86% (tháng 3), tháng có độẩm không khí thấp nhất 70% (tháng 12).

Nhìn chung thôn Trà Lâm nằm trong vùng khí hậu thuận lợi cho phát triển nền nông nghiệp đa dạng phong phú. Tuy nhiên vào các tháng mùa hạ đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây ra tình trạng ngập úng cục bộ cho một số khu vực trũng của xã, gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp (Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, 2013).

3.1.1.4. Thuỷ văn

Thôn Trà Lâm có 1 sông nhỏ Ngũ Huyện Khê chảy qua, dòng chảy phụ

thuộc vào chếđộ thủy văn của sông Đuống. Chếđộ thủy văn của làng Trà Lâm hoàn toàn phụ thuộc vào chếđộ mưa đồng bằng và khả năng tiêu thoát nước của các công trình thủy lợi. Trong thôn có 3 ao chính có diện tích tương đối lớn và kéo dài bao quanh diện tích đất thổ cư của thôn, ngoài ra còn có các hồ ao nhỏ, dày đặc.

Việc mở rộng các KCN tập trung Hà Mã và các CCN làng nghề trên địa bàn huyện làm thu hẹp diện tích ao hồ. Nước thải sản xuất và sinh hoạt tập trung chủ yếu

đổ vào dòng sông Ngũ Huyện Khê, con sông chảy qua địa bàn xã và thôn Trà Lâm làm cho chất lượng nước sông ngày càng giảm, do đó sẽảnh hưởng đến môi trường nước thôn Trà Lâm (Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thuận Thành, 2014).

Hệ thống cấp nước: Có 2 trạm cấp nước sạch, trạm cấp nước sạch số 01 đưa vào sử dụng năm 2012, trạm cấp nước sạch số 02 được khởi công xây dựng vào ngày 13/12/2013 với sựđầu tư kinh phí của nhà nước, tổng kinh phí là 3 tỷđồng và

đưa vào sử dụng năm 2014.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 36

hộở xa đường ống cấp nước do không có kinh phí nên không thực hiện đấu nối. Do số lượng nước cấp có giới hạn nên người dân nơi đây vẫn sử dụng cả giếng khoan. Giếng khoan sử dụng cho việc sinh hoạt giặt, rửa của nhân dân trong vùng còn nước sạch được sử dụng cho mục đích ăn uống, làm đậu. Theo tài liệu khảo sát địa chất thì

địa điểm này nằm trên vùng có lưu lượng và chất lượng nước ngầm không tốt, nhiễm sắt nên không đảm bảo nhu cầu cung cấp nước cho ăn uống và sản xuất.

Nước cấp cho sản xuất nông nghiệp chủ yếu lấy từ hệ thống các trạm bơm, các khu ao hồ và các hệ thống kênh mương thuỷ lợi chung của xã, huyện.

Hệ thống thoát nước: hệ thống thoát nước của Trà Lâm tương đối thô sơ, hệ

thống tiêu nước trên địa bàn toàn thôn chủ yếu là từ tự nhiên. Đường thoát nước mưa, nước sinh hoạt, nước thải của nhân dân được thu gom chung và tiêu thoát tạm thời bằng hệ thống các ao, hồ(Báo cáo UBND xã Trí Quả, 2013).

3.1.1.5. Giao thông

90% các con đường trong liên thôn đều được bê tông hóa chỉ còn một số con

đường giáp đất nông nghiệp chưa được hoàn thiện bằng bê tông. 70% các ngõ xóm

được bê tông hóa và lát gạch, các ngõ xóm sâu bên trong và giáp cánh đồng chưa

được đầu tư và nâng cấp.

3.1.1.6. Các nguồn tài nguyên

Tài nguyên đất.

Theo kết quảđiều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng huyện Thuận Thành tỷ lệ

1/10.000, trong thôn Trà Lâm có 2 nhóm đất và 4 đơn vịđất cấp III (Soil sub units). * Nhóm đất phù sa (Fluvisols – FL)

Căn cứ vào chỉ tiêu phân loại đất cấp II và III, nhóm đất phù sa được phân thành đơn vịđất cấp II (Soil units) và đơn vịđất cấp III (Soil sub units).

Phân loại đất cấp II phù sa được vận dụng tiêu chuẩn V% và pHKCl. Khi V% cao hơn 50% và pHKCl> 5 thì được xếp vào đất phù sa trung tính ít chua, khi V% dưới 50% vào pHKCl< 5 thì xếp vào đất phù sa chua.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 37

hòa bazơđạt 87,96%. Hàm lượng chất hữu cơ trung bình (0,96 – 1,48%) và đạm tổng số tầng mặt trung bình (0,106%) giảm theo độ sâu. Lân tổng số, lân dễ tiêu ở mức nghèo (0,024 – 0,05% và < 3 mg/100 g đất). Kali tổng số từ bình bình đến khá (0,84 – 1,84%), kali dễ tiêu trung bình đến nghèo (10 – 7 mg/100 g đất). Dung tích hấp thụ

(CEC) trung bình.

- Đất phù sa chua: Đất chua (pHKCl< 5), độ bão hòa bazơ thấp (21,8 – 37,8%). Hàm lượng chất hữu cơ trung bình. Đạm tổng số ở tầng mặt trung bình (0,25%) và giảm theo độ sâu. Lân tổng số khá (0,05 – 0,25%), kali tổng số

trung bình (0,43 – 0,73%), lân dễ tiêu ở tầng mặt khá (16,32 mg/100g đất) và giảm mạnh theo độ sâu, kali dễ tiêu ở các tầng đều nghèo (<10mg/100g đất). Cation trao đổi và CEC trung bình khá.

* Nhóm đất Glây (Gleysols – GL).

Đất có thành phần cơ giới trung bình, phản ứng chua (pHKCl = 3,52 – 4,08), giàu mùn tầng mặt (2,49%) và nghèo ở các tầng sâu. Đạm tổng số tầng mặt trung bình (0,173%). Hàm lượng lân tổng số, kali tổng sốở tầng mặt trung bình (0,041 và 0,94%), ở các tầng dưới lân dễ tiêu và kali dễ tiêu thấp. Dung tích hấp thu CEC đều

ở mức trung bình và thấp. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Do hệ thống các sông, mương máng và nguồn nước mưa cung cấp.

+ Nguồn nước sông: Thôn có sông nhỏ Ngũ Huyện Khê chạy qua ngoài ra còn có các hồ ao trong xã và hệ thống kênh mương thủy lợi có khả năng cung cấp

đủ nước tới cho phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.

+ Nước mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1400 -1500 mm, nhưng phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm. Do vậy mùa mưa thường gây ngập úng, còn mùa khô thiếu nước cho cây trồng và sinh hoạt.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 38 điều kiện thăm dò, khảo sát đầy đủ. Qua thực tế sử dụng của các hộ cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 3 – 6 m, chất lượng nước không được tốt, có thể

khai thác phục vụ sinh hoạt giặt, rửa, tưới tiêu cho cây trồng tại các hộ gia đình, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho người nông dân.

3.1.1.7. Môi trường sinh thái

Trà Lâm những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến, đổi mới tích cực do nền kinh tế thị trường phát triển, vì thế hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng kiên cố. Hệ thống giao thông nông thôn đã cơ bản hoàn thành “bê tông hoá đường làng > 70%”, cơ bản kiên cố Điện - Đường - Trường - Trạm. Song tình hình ô nhiễm môi trường có xu hướng gia tăng nhất là ô nhiễm đất, ô nhiễm nước bởi nước thải do chăn nuôi, nước thải sinh hoạt, sản xuất đậu phụ, sử dụng quá mức phân hoá học, thuốc trừ sâu…đã và đang làm ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Do đó cần

đánh giá hiện trạng môi trường để biết tình hình và có các phương án bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước cho các khu dân cư trong thôn (Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh, 2013)

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)