a) Môi trường tự nhiên
Môi trường không khí: Trong quá trình sản xuất đậu có phát sinh khí thải vào môi trường từ các hoạt động đun nấu như CO và CO2 sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí. Diện tích dành cho khu vực đun nấu tại các làng nghề tương đối nhỏ, không gian sống của người dân tương đối chật hẹp do vậy mà khả năng phân tán khí chậm. Như vậy khí thải sẽ lưu lại với thời gian lâu rất dễ gây ngộ độc khí hoặc về lâu dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính. Ngoài ra một lượng khí thải được
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 17
phát sinh gián tiếp từ quá trình chăn nuôi như: mùi hôi thối, H2S, NH3…Phần lớn chất thải chăn nuôi tại các làng nghề còn chưa được xử lý triệt để từ các hộ gia
đình nên gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
Môi trường đất: Nước thải phát sinh từ các làng nghề hầu hết chưa được xử
lý mà chảy trực tiếp vào kênh mương, ao, hồ, sông… làm ô nhiễm môi trường nước tiếp nhận. Nguồn nước ô nhiễm này chảy qua các vùng đất, ngấm xuống và lưu giữ
lại trong đất.
b. Tác động tới môi trường sinh thái-cảnh quan
Các hoạt động sản xuất của làng nghềđã làm ô nhiễm và thay đổi môi trường sinh thái cảnh quan khu vực. Vật tư, sản phẩm và các loại chất thải đổ xung quanh nơi sản xuất và cả trên đường giao thông. Bụi, mùi hôi thối từ các cống rãnh, mức
ồn cao và liên tục... đã tạo nên một khung cảnh hỗn loạn và ô nhiễm .
Trong các thủy vực, hàm lượng các chất hữu cơ cao trong điều kiện thiếu oxy, trong nước xảy ra các quá trình phân hủy yếm khí tạo ra các sản phẩm độc hại như: H2S làm suy thoái hệ sinh vật dưới nước như tôm, cá cùng hệ thực vật nước. Đồng thời đây là nguồn gốc lây lan dịch bệnh theo môi trường nước (Đặng Kim Chi và cộng sự, 2005).