Hiện trạng môi trường chất thải rắn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 63)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thôn Trà Lâm

3.3.1.Hiện trạng môi trường chất thải rắn

Theo TT 46/2011 TT-BTNMT, chất thải rắn tại làng nghề gồm: chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn sản xuất. Tại làng nghề đậu Trà Lâm các hoạt động sản xuất của làng nghề gắn liền với hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi của người dân. Do vậy, khi tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại làng nghề, ngoài chất thải rắn phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất phải tính đến việc phát sinh chất thải rắn trong sinh hoạt và chăn nuôi.

3.3.1.1 Tình hình phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt

Kết quả điều tra qua phiếu điều tra cho thấy 85% số hộ dân trong thôn đã

được thu gom rác thải sinh hoạt. Lượng rác thải thu gom được là 1720 kg/ngày. Số

lượng rác thải còn lại phát thải trực tiếp ra môi trường. Vậy tổng lượng chất thải rắn trong thôn là 1978 kg/ngày. Với dân số là 2154 người, trung bình mỗi người phát sinh lượng rác thải sinh hoạt là 0,918 kg/người/ngày. Hiện nay thôn đang tích cực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50 đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường để phấn đấu đạt được một trong 19 tiêu chí của đề án xây dựng nông thôn mới cho xã Trí Quả.

Thành phần RTSH rất phức tạp nhưng chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy (chiếm 81,16%) có thể sử dụng làm phân compost, còn lại là chất thải vô cơ (chiếm 18,84%). Tuy biết được tác hại của túi nilon đối với môi trường nhưng người dân vẫn sử dụng túi nilon nhiều, đây là một vấn đềđáng quan tâm.

Bảng 3.5. Thành phần chất thải sinh hoạt

TT Thành phần (kg/ngày/hộ) Khối lượng % Khối lượng

I Rác hữu cơ 3,06 81,16 1 Rác thực phẩm (rau, củ, quả, …) 1,85 49,07 2 Cỏ, cây, lá, … 0,96 25,46 3 Gỗ 0,07 1,85 4 Giấy, bìa cát tông 0,18 4,77 II Rác vô cơ 0,71 18,83 1 Kim loại 0,15 3,97 2 Túi nilon 0,32 8,48 3 gCác thành phốm, sứ, gạch vầỡn khác: th,… ủy tinh, 0,21 5,57 III Nhựa 0,03 0,79 Tổng 3,77 100,00

( Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Trí Quả, 2014 ) 3.3.1.2 Tình hình phát sinh, khối lượng, thành phần chất thải rắn từ sản xuất đậu và chăn nuôi

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất đậu chủ yếu là bã đậu, xỉ than và vỏ hạt đỗ. Bã đậu phát sinh sau quá trình lọc đậu nành. Bã đậu thải có hàm lượng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

Hình 3.4. Bã đậu

Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất khác nhau tùy thuộc vào từng quy mô và được thể hiện như bảng dưới đây:

Bảng 3.6. Lượng chất thải phát sinh từ hoạt động sản xuất thôn Trà Lâm

Quy mô (Kg đỗ/ngày) Số hộ Khối lượng bã đậu (kg/hộ/ngày) Tổng khối lượng bã đậu (Kg/ngày) Khối lượng xỉ than (kg/hộ/ngày) Tổng khối lượng xỉ than (Kg/ngày) Nhóm 1 (5-10 kg) 25 16,5 412,5 1,6 40 Nhóm 2 (10-30 kg) 301 44 13244 2 602 Nhóm 3 (30-50 kg) 61 88 5368 2,4 146,4 Tổng 387 19024,5 788,4 (Nguồn: Kết quảđiều tra, 2014)

Dựa vào kết quả cân trực tiếp chất thải rắn phát sinh tại 3 nhóm hộ cho thấy tổng lượng bã đậu phát sinh trong thôn là 19024,5 kg/ngày. Toàn bộ lượng bã đậu này được sử dụng cho chăn nuôi lợn và gia cầm.

Lượng than sử dụng trong làm đậu ít nhiều tùy thuộc vào quy mô sản xuất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

tính bằng 20% lượng than sử dụng. Tổng lượng xỉ than phát sinh trong thôn là 788,4 kg/ngày. Xỉ than phát sinh được đổ ra ruộng, vườn, bón cho gốc cây hoặc đổ ra ria

đường và thu gom cùng rác thải sinh hoạt.

Với đặc điểm là làng nghề chế biến thực phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất hầu như được tận dụng chăn nuôi. Nuôi lợn là một cách vừa để cải thiện thu nhập vừa tận dụng nguồn thải trong quá trình sản xuất có chứa nhiều tinh bột. Mỗi hộ

gia đình lựa chọn giống lợn phù hợp để phát triển kinh tế. Tùy theo trọng lượng của lợn sẽ phát thải với lượng phân và nước tiểu khác nhau, cụ thể như bảng sau:

Bảng 3.7. Hệ số phát thải của lợn trong chăn nuôi

STT Trọng lượng (kg/con/ngày) Lượng phân Lượ(lit/con/ngày) ng nước tiểu

1 20 – 50 kg 1 – 2 1 – 1,5

2 50 – 90 kg 5 – 8 2 – 4

3 > 90 kg 10 – 12 5 – 6

(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang, 2013). Tại thôn Trà Lâm, hầu hết các hộ gia đình chọn nuôi lợn thịt từ 20-50 kg, thời gian nuôi khoảng từ 3-4 tháng. Do vậy mỗi ngày lợn phát thải trung bình 1,5 kg phân lợn và khoảng 1,3 lít/ngày (nước tiểu). Ngoài ra còn sự phát sinh nước rửa chuồng trại, tắm và vệ sinh cho lợn.

Kết quả điều tra cho thấy số hộ tham gia chăn nuôi lợn có quy mô lớn nhỏ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khác nhau, được thể hiện trong bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.8. Lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động chăn nuôi thôn Trà Lâm

Quy mô chăn nuôi (Con) Nhóm 1 (5-10 con) Nhóm 2 (10-30 con) Nhóm 3 (30-50 con) Tổng Số hộ (hộ) 143 272 30 445 Tổng số lợn trong 1 lứa (con) 1027,5 5440 1200 7668 Phân lợn (kg/ngày) K=1,5 kg/ngày 7668*1,5 = 11.502 (Với hệ số phát thải K=1,5 kg/con/ngày) (Nguồn: Kết quảđiều tra, 2014) Ghi chú: Tổng số lợn trong 1 nhóm = T ổng số hộ dân nhóm nhân với số lợn trung bình.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53

Phân gia súc, gia cầm là những dưỡng chất không tiêu hóa được hoặc những dưỡng chất thoát ra khỏi sự tiêu hóa vi sinh hay men tiêu hóa (chất sơ, protein không tiêu hóa được, axit amin thoát khỏi sự hấp thụ....). Một số chất được thải qua nước tiểu: axit uric (ở gia cầm), ure (ở gia súc). Các khoáng chất dư thừa mà cơ thể

không thể sử dụng như P2O5, K2O, CaO, MgO... phần lớn xuất hiện trong phân

(Nguồn: Tài nguyên và môi trường tỉnh Bắc Giang, 2013).

Ngoài ra còn có các chất cặn bã của dịch tiêu hóa (trypsin, pepsin...), các mô tróc ra từ niêm mạc của ống tiêu hóa và chất nhờn theo phân ra ngoài, các vật chất dinh dưỡng dính vào thức ăn (tro, bụi)... các vi sinh vật bị nhiễm trong thức ăn, hay trong ruột bị tống ra ngoài....

Tổng số hộ chăn nuôi lợn trong thôn là 445 hộ (chiếm 87,25%) với quy mô trung bình từ 10-30 con, số hộ không tham gia chăn nuôi là 65 hộ (chiếm 12,75%). Như vậy, hầu hết các hộ tham gia sản xuất đậu đều sử dụng bã đậu để chăn nuôi lợn và gia cầm. Một số hộ dân không tham gia sản xuất đậu nhưng mua bã đậu từ các hộ sản xuất để chăn nuôi hoặc chăn nuôi bằng cám, thức ăn thừa và rau để tăng thêm thu nhập. Mỗi năm các hộ dân nuôi lợn 2 lứa/năm. Tổng số lợn trong thôn tại thời điểm nghiên cứu là 7668 con. Vậy tổng lượng phân ước tính phát sinh là 11.502 kg/ngày.

Hiện tại có hơn 100/445 hộ chăn nuôi lợn đã xây dựng hệ thống Biogas. Số hộ

chăn nuôi còn lại một phần phân chuồng được sử dụng để bón cho cây trồng, phần còn lại phân chuồng và nước thải chăn nuôi được thải trực tiếp ra ngoài môi trường.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 63)