Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 80)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thôn Trà Lâm

3.4.2.Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn

UBND thôn Trà Lâm đã chỉ đạo thành lập một tổ VSMT dưới sự vận động của đoàn thể như hội phụ nữ, hội lao động tập thể....để thực hiện thu gom, vận chuyển RTSH tại các xóm trong thôn. Tổ VSMT 2 người (nữ giới), một người thu gom từ xóm 1 đến xóm 4, một người thu gom xóm 5 và xóm 6. Mỗi ngày đi thu gom một lần vào buổi sáng hoặc buổi chiều do người thu gom chủ động sắp lịch. Các thành viên trong tổ VSMT không được thanh toán lương theo tháng, không

được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước như bảo hiểm,trợ cấp độc hại.... Lương của các thành viên tổ VSMT được chi trả dựa vào số tiền lệ phí môi trường do người dân đóng góp với mức phí vệ sinh môi trường là 25000 đồng/ hộ gia đình.

Đa số người dân đã ý thức được việc bảo vệ môi trường nên đã duy trì hoạt động của tổ VSMT với kinh phí đóng góp có sự bàn bạc và thống nhất trong nhân dân. Mức phí môi trường ở đây là sự thỏa thuận giữa người dân với tổ VSMT nên nó phần nào phản ánh được mức sống và khối lượng rác thải phát sinh của từng hộ dân. Về trang thiết bị thu gom: Theo điều tra cho thấy trang thiết bị phục vụ công tác thu gom tại thôn còn thiếu, tổ VSMT chỉ được trang bị ủng, chổi quét, xẻng còn khẩu trang, quần áo bảo hộ công nhân phải tự trang bị. Hiện thôn Trà Lâm có 10 xe

đẩy bánh sắt để thu gom và vận chuyển RTSH, mỗi xe đẩy có thể tích là 400 lít với kích thước thùng thu gom là 90x65x70cm. Tuy nhiên do hệ thống đường giao thông

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70

ra bãi rác phải đi qua đường mương, các ngõ xóm chưa được bê tông hóa nên vấn

đề di chuyển gặp nhiều khó khăn. Rác sau khi thu gom sẽ được vận chuyển ra bãi rác chung của thôn Trà Lâm. Bãi rác rộng 30m2, nằm trên cánh đồng Cầu Chỗn cách khu dân cư thôn Trà Lâm 700m và được xây tường gạch bao quanh, nằm cạnh kênh mương dẫn nước tưới tiêu chính của cánh đồng. Kết quả khảo sát cho thấy, người thu gom thường không đổ rác vào trong bãi rác theo thứ tự từ trong ra ngoài mà đổ tràn lan lấn dọc theo bờ mương khoảng 5m. Ngoài ra, một số hộ dân sống quanh các ao hồ xả thẳng rác thải sinh hoạt ra các kênh, ao hồ mà không thu gom tập trung bởi đội vệ sinh thôn Trà Lâm.

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy 85% các hộ gia đình trong thôn đã được thu gom rác bởi tổ VSMT, RTSH tại các hộ gia đình còn lại được đốt cùng lá cây tại vườn, vứt ra ao tù, lề đường, bờ ruộng gây ô nhiễm và khó khăn cho người thu gom do vậy tỷ lệ thu gom còn thấp.

Theo điều tra, một phần không nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của công nhân thu gom còn chưa tốt; chỉ thu gom rác của các hộ gia đình đểở túi nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi, không thu gom rác thường xuyên theo đúng thời gian quy định gây mùi hôi thối…

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 79 - 80)