Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

d. Tác động độn sộc khoộ do tai nộn lao động

1.3.5. Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Ninh

Toàn tỉnh Bắc Ninh có 62 làng nghề thủ công, trong đó có 31 làng nghề thủ

công truyền thống. Trong sốđó, hiện có 28 làng nghề phát triển ổn định với 25 làng nghề truyền thống.

Hiện nay, việc phát triển ổn định, bền vững làng nghề là vấn đề được chính quyền tỉnh Bắc Ninh đặc biệt quan tâm. Phát triển làng nghề gắn liền với phát triển du lịch đang là một hướng đi mới trong công cuộc phát triển nông nghiệp, nông thôn. Ưu tiên cải tạo và xây dựng mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho làng nghề gắn với chương trình văn hóa nông thôn mới, tập trung vào hệ thống công trình giao thông

đi lại trong từng làng nghề... quá trình đầu tư có tính đến sự phù hợp của hệ thống

đối với cảnh quan tự nhiên của các làng nghề. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch, nâng cao tay nghề cho những nghệ nhân trẻ. Đồng thời cần đa dạng hóa sản phẩm làng nghề, tập trung sản xuất các mặt hàng có giá trị nghệ thuật vừa có nét tính truyền thống, vừa mang tính hiện đại, phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Bên cạnh đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách.

Xây dựng các dự án, quy hoạch tổng thể phát triển các làng nghề. Đầu tư, bố

trí hợp lý cơ sở hạ tầng: giao thông, cấp thoát nước... Có giải pháp về quy hoạch tạo mặt bằng cho sản xuất, thí điểm xây dựng mô hình khu công nghiệp làng nghề đạt tiêu chuẩn môi trường, kết hợp được cả hai yếu tố làng và nghề (vừa sản xuất – kinh doanh vừa có dân cư sinh sống).

Một số mô hình phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường tại Bắc Ninh * Mô hình sản xuất sạch hơn đối với làng nghề làm bún thôn Tiền Trong và thôn Tiền Ngoài, xã Khắc Niệm, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Mô hình này chú trọng vào các giải pháp công nghệ nhằm giảm thiểu lượng phát thải bằng các biện pháp cải tiến công nghệ, nhằm sử dụng tiết kiệm và hợp lý các nguồn nguyên nhiên liệu, tài nguyên, áp dụng các biện pháp quản lý và xử lý chất thải phù hợp (chú trọng tới biện pháp tái chế, tái sử dụng) nhằm bảo vệ môi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 26

trường hiệu quả. Để thực hiện tốt hướng này, các cơ quan quản lý về khoa học công nghệ, tài nguyên và môi trường các địa phương cần có kế hoạch trong việc hợp tác với các cơ quan nghiên cứu khoa học công nghệ của Trung ương để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể ở địa phương mình, trong đó chú trọng tới cải tiến công nghệ sản xuất và áp dụng các công nghệ môi trường đơn giản, rẻ tiền, phù hợp với quy mô, trình độ của các làng nghề và chú trọng tới các biện pháp tuyên truyền và quản lý chặt chẽ, nhằm khuyến khích các hộ sản xuất tự nguyện sử dụng. Bên cạnh

đó Nhà Nước cần hỗ trợ cho các làng nghề khi áp dụng các công nghệ và tạo điều kiện để người dân tiếp cận với các công nghệ này.

Làng nghề làm bún thôn Tiền Trong và thôn Tiền Ngoài là làng nghề CBTP nên lượng nước thải sản xuất và hàm lượng ô nhiễm hữu cơ cao, chất thải rắn của các làng nghề này là vấn đề cấp thiết đặt ra đối với chính quyền địa phương. Phương pháp sản xuất sạch hơn được áp dụng cho làng nghề này nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường như: áp dụng máy móc vào trong sản xuất, tận dụng bã thải rắn làm thức ăn gia súc, chất thải chăn nuôi, chất thải rắn làm chất đốt, xử lý bằng biện pháp BIOGAS, góp phần tiết kiệm nhiên liệu, thay thế nhiên liệu ít độc hại, giảm tiếng ồn, nhiệt độ và tái sử dụng nước (Phạm Tố Oanh, 2012).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 27

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)