Kinh nghiệm của một sốn ước về phát triển làng nghề và BVMT

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 31)

d. Tác động độn sộc khoộ do tai nộn lao động

1.3.3. Kinh nghiệm của một sốn ước về phát triển làng nghề và BVMT

Đối với các làng nghề CBTP, ở các nước châu Á như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc…đã đặc biệt chú trọng tới các nghề chế biến tinh bột. Theo tác giả

Jesuitas của Thái Lan (1996), việc sử dụng phương pháp xử lý hiếu khí bằng bể

Aerotank đối với nước thải chứa nhiều tinh bột thì lượng hữu cơ theo COD có thể

giảm tới 70%.

Một số nước đã sử dụng bể Biogas, tận dụng bã thải trong sản xuất tinh bột

để sản xuất khí sinh học, phục vụ cho các hoạt động khác như chạy động cơ diezel. Theo các tác giả Thery và Dang (1979) sau này là Chen và Lee (1980), Trung Quốc

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 19 đã sử dụng hơn 7 triệu bể lên men CH4, trong đó có khoảng 20.000 bể lớn tạo khí chạy động cơ diezel khí sinh học với khoảng 4.000.106 m3khí/năm (Nguyễn Thị Kim Thái, 2004).

Đặc biệt, “việc sử dụng cộng đồng như những nhà quản lý môi trường không chính thức và tính cộng đồng là công cụ bảo vệ môi trường đã được thực hiện thành công ở một số nước trong khu vực và thế giới bằng các hình thức khác nhau”

(Đặng Đình Long, 2005). Cũng theo Đặng Đình Long, các nghiên cứu của World Bank đã chứng minh rằng, “dựa trên sức ép của cộng đồng, cộng với việc tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý môi trường có thể cải thiện được lượng phát thải tại các cơ sở gây ô nhiễm”.

Một số quốc gia đã thực hiện thành công cách quản lý này như: Côlômbia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippin, Băng-la-đét, Malaysia, In-đô-nê-xia… với phương pháp cho điểm đơn giản để dân chúng nhận rõ cơ sở nào tuân thủ các tiêu chuẩn chống ô nhiễm của quốc gia và địa phương; cơ sở nào không tuân thủ. Trung Quốc đã cho phép tính các loại phí ô nhiễm dựa trên sự thảo luận của cộng đồng. Mức định giá phí ô nhiễm dựa trên mức độ ô nhiễm, mức dân cư phải hứng chịu hậu quả của ô nhiễm, mức thu nhập bình quân… Cùng với đó, chính phủ nước này cũng thường xuyên nâng cao năng lực của cộng đồng trong nhận thức và hành động giải quyết các vấn đề môi trường địa phương.

Tại Hà Lan, nước thải được xử lý bằng công nghệ SBR qua 2 giai đoạn: giai

đoạn hiếu khí chuyển hóa thành phần hữu cơ thành CO2, nhiệt năng và nước, amoni

được nitrat hóa thành nitrit và/hoặc khí nitơ; giai đoạn kỵ khí xảy ra quá trình đề nitrat thành khí nitơ. Phốtphat được loại bỏ từ pha lỏng bằng định lượng vôi vào bể sục khí.

Tại Tây Ban Nha, nước thải được xử lý bằng quy trình VALPUREN (được cấp bằng sáng chế Tây Ban Nha số P9900761). Đây là quy trình xử lý kết hợp phân hủy kỵ khí tạo hơi nước và làm khô bùn bằng nhiệt năng được cấp bởi hỗ hợp khí sinh học và khí tự nhiên.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 20

các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm, qua đó chính phủ và các cơ quan kiểm soát ô nhiễm làm trung gian đứng ra giải quyết, buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải đền bù cho cộng

đồng và có những giải pháp giảm thiểu ô nhiễm (Đặng Đình Long, 2005).

Như vậy, cần thiết có sự phối hợp giữa Nhà nước, xã hội dân sự và cộng

đồng trong quản lý môi trường cũng như giải quyết xung đột môi trường. Đây là giải pháp mang tính bền vững cho sự phát triển của xã hội.

Thái Lan có khoảng 70.000 làng nghề thủ công. Việc tổ chức lại các làng nghề truyền thống ở Thái Lan đã tạo ra giá trị nhiều mặt: bảo tồn và nâng cao kỹ

năng tay nghề nghệ nhân, gìn giữ văn hóa truyền thống, tạo công ăn việc làm ở

nông thôn ngăn chặn làn sóng di cư vào đô thị, tạo ra sản phẩm xuất khẩu, sản phẩm du lịch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Tại Thái Lan, công trình xử lý nước thải sau Biogas là UASB. Đây là công trình xử lý sinh học kỵ khí ngược dòng. Nước thải được đưa vào từ dưới lên, xuyên qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng ở dạng các bông bùn mịn. Quá trình khoáng hóa các chất hữu cơ diễn ra khi nước thải tiếp xúc với các bông bùn này. Một phần khí sinh ra trong quá trình phân hủy kỵ khí (CH4, CO2 và một số khí khác) sẽ kết dính với các bông bùn và kéo các bông bùn lên lơ lửng trong bùn, tạo sự khuấy trộn đều giữa bùn và nước. Khi lên đến đỉnh bể, các bọt khí được giải phóng với khí tự do và bùn sẽ rơi xuống. Để tăng tiếp xúc giữa nước thải với các bông bùn, lượng khí tự do sau khi thoát ra khỏi bểđược tuần hoàn trở lại hệ thống.

Qua việc nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm các nước trên thế giới trong việc phát triển làng nghề truyền thống, kinh nghiệm và công tác BVMT ta có thể rút ra bài học sau:

-Phát triển làng nghề, ngành nghề truyền thống gắn với quá trình công nghiệp hoá nông thôn.

-Cần chú trọng đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực ở nông thôn.

-Đề cao vai trò của Nhà nước trong việc giúp đỡ, hỗ trợ về tài chính cho làng nghề truyền thống ở nông thôn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 21

-Nhà nước cần có chính sách thuế và thị trường phù hợp để thúc đẩy làng nghề truyền thống phát triển.

-Khuyến khích sự kết hợp giữa đại công nghiệp với tiểu thủ công nghiệp và trung tâm công nghiệp với làng nghề truyền thống.

-Cần áp dụng các công cụ quản lý kinh tế trong công tác BVMT.

-Hoàn thiện hệ thống pháp luật với những chế tài xử lý mạnh, nghiêm minh trong việc xử lý các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu đánh giá hiện trạng môi trường làng nghề đậu trà lâm, xã trí quả, huyện thuận thành,tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)