d. Tác động độn sộc khoộ do tai nộn lao động
1.3.4. Một số kinh nghiệm BVMT tại Việt Nam
Kinh nghiệm của làng Vạn Phúc - thành phố Hà Nội
Vạn Phúc hiện có 785 hộ dân làm nghề dệt, chiếm gần 60% trên tổng số hộ
sinh sống tại làng nghề. Hàng năm, Vạn Phúc sản xuất từ 2,5 đến 3 triệu m2 vải, chiếm 63% doanh thu của toàn bộ làng nghề (khoảng 27 tỷ đồng). Hiện nay, Vạn Phúc có trên 1000 máy dệt và hàng ngày có khoảng 400 lao động thời vụ từ quanh vùng đến đây làm việc. Các hoạt động sản xuất của làng nghềđã thu hút được một lượng lớn lao động tham gia, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.
Tuy nhiên, để có những kết quả khả quan như hiện tại, làng nghề Vạn Phúc- Hà Nội đã có những bước chuyển quan trọng trong những thời kì và những kinh nghiệm cần phải học hỏi.
Năm 2001, Hiệp hội làng nghề được thành lập. Hiệp hội đã đề ra phương châm hoạt động đoàn kết, tụ hội, bảo tồn những tinh hoa của làng nghề nhằm tạo ra những sản phẩm tinh tế phong phú đáp ứng nhu cầu của thị trường, đồng thời phối hợp giúp nhau trong sản xuất kinh doanh, khích lệ cạnh tranh lành mạnh, hiệp hội thường xuyên tổ chức học hỏi trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Đưa ra hướng phát triển mới cho làng nghề: quảng bá thương hiệu làng nghề Vạn
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 22
Phúc gắn với du lịch.
Hai cụm liên kết xuất khẩu Lụa tại Vạn Phúc được thành lập trong tháng 10/2013, đây là một cơ hội rất lớn có thể mở rộng thị trường, quảng bá thương hiệu và góp phần mang lại lợi ích kinh tế cho các nhà sản xuất tại làng lụa Vạn Phúc nói riêng cũng như lụa Việt Nam nói chung. Thành lập cụm liên kết xuất khẩu doanh nghiệp sẽ có cơ hội tham gia vào Hội chợ Thương mại Quốc tế. Đây là một cơ hội cho các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm của mình với thị trường quốc tế, kết nối trực tiếp với các đối tác thương mại tiềm năng cũng như kêu gọi hỗ trợ từ các nhà
đầu tư nước ngoài.
Năm 2005, chính quyền địa phương triển khai thực hiện chính sách quy hoạch đất
đai thực hiện dự án thủ công nghiệp làng nghề - đưa các hộ gia đình tập trung vào một nơi
để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm tiếng ồn và mở rộng quy mô sản xuất. Sẽ có hai khu vực biệt lập là sản xuất và bán hàng. Khu vực sản xuất sẽđược chia cho người dân tự xây dựng nhà xưởng, lắp đặt máy móc. Đồng thời khu vực này sẽđược lắp
đặt hệ thống thu gom, xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Như vậy, qua quá trình phát triển của làng lụa Vạn Phúc chúng ta cần nhận thấy rằng trong mỗi giai đoạn phát triển của làng nghề cần có những chính sách hợp lý (Bộ kế hoạch và đầu tư, 2013).
Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam có 61 làng nghề đa dạng về quy mô và loại nghề truyền thống. Sau thời gian bị mai một dần do yếu tố lịch sử, ngày nay những làng nghề tại tỉnh Quảng Nam đang được quan tâm, khôi phục và phát triển bền vững. Chính quyền tỉnh Quảng Nam chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho các nghệ nhân trẻ, đây là một trong những yếu tố quyết định việc phát triển làng nghềổn định. Bên cạnh đó, với các chính sách cho vay vốn, chính sách thuế… hỗ trợ cùng người dân tìm hướng đi mới cho làng nghề.
Một số làng nghề điển hình của địa phương đã áp dụng phương pháp gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch địa phương như làng gốm Thanh Hà, làng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 23 đúc đồng Phước Kiều, làng dệt Mã Châu …
Tại làng gốm Thanh Hà nằm bên bờ sông Thu Bồn thuộc xã Cẩm Hà, cách phố cổ
Hội An khoảng 2km về hướng Tây, người dân nơi đây đã mở ra các dịch vụ như hướng dẫn du khách cách làm gốm từ khâu nhào đất sét, nắn hình thù đến cách nung sao cho có màu bóng đẹp không bị cháy, bị chai... Gốm Thanh Hà được sản xuất hoàn toàn bằng thủ
công, sản phẩm chủ yếu là đồ dùng phục vụđời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, bình hoa, chậu cảnh... Điểm đặc biệt của sản phẩm gốm Thanh Hà là nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác.
Bên cạnh việc phát triển làng nghề, việc BVMT cũng là một nhiệm vụ quan trọng. Một kinh nghiệm đáng chú ý được rút ra trong công tác bảo vệ môi trường của Quảng Nam đó là việc đầu tư ngân sách cho phát triển và giải quyết những vấn
đề môi trường bức xúc trong các làng nghề, đồng thời xây dựng mô hình làng nghề
gắn với phát triển khu du lịch và dịch vụ.
Tổng vốn đầu tư hiện nay đã lên tới trên 20 tỷđồng. Nguồn vốn này được hỗ
trợ trong các làng nghề mở rộng phát triển sản xuất và áp dụng các biện pháp cải thiện môi trường. Nhờđó mà nhiều cơ sở sản xuất ở các làng nghềđã chủđộng đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm và hạn chế
phát thải vào môi trường. Hiện nay toàn tỉnh có 19/51 làng nghề được công nhận
đạt tiêu chuẩn về môi trường, trong đó có 3 làng nghề mộc Kim Bồng (Hội An),
ươm tơ dệt lụa Mỹ Châu (Duy Xuyên) và đúc đồng Phước Kiều (Điện Bàn) được chọn làm thí điểm xây dựng mô hình làng nghề gắn với phát triển du lịch và dịch vụ
với tổng nguồn vốn đầu tư trên 5 tỷ đồng (Cồng thông tin Sổ tay du lịch và khám phá Quảng Nam, 2011).
Qua việc tìm hiểu quá trình phát triển làng nghề và công tác BVMT của một số tỉnh, ta rút ra bài học sau :
+ Bước đầu đã lập quy hoạch và giải quyết mặt bằng cho sản xuất cho các làng nghề như quy hoạch khu, cụm, điểm tách ra khỏi khu dân cưđể có điều kiện xử lý ô nhiễm môi trường đảm bảo cho làng nghề phát triển bền vững.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 24
kiện cho các doanh nghiệp áp dụng các thành tựu khoa học.
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật về BVMT, đặc biệt là việc cụ thể hóa các văn bản về BVMT các làng nghề. Cho đến nay, trong hệ thống luật pháp của nước ta chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về việc BVMT làng nghề, điều này gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường các làng nghề.
+ Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý vấn đề chống ô nhiễm môi trường. Tuy đã được hình thành, song các công cụ kinh tếđược áp dụng chưa phát huy được tác dụng trong việc hạn chế và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nguyên nhân là việc áp dụng chưa cứng rắn, một số công cụ còn quá chung chung, biểu thuế chưa thật sự phù hợp với đặc điểm tình hình nền kinh tế nước ta. Việc hoàn thiện và tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế là cần thiết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong kiểm soát và xử lý ô nhiễm môi trường.
+ BVMT là nhiệm vụ của toàn xã hội do đó cần phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục để nâng cao ý thức BVMT của người dân, có các biện pháp cần thiết nhằm lôi kéo sự tham gia của cộng đồng vào việc giải quyết các vấn đề BVMT.
Mô hình tái sử dụng chất thải chăn nuôi trong BVMT làng nghề và phát triển kinh tế - xã hội
Làng nghề chăn nuôi bò sữa, bò thịt Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội có quy mô chăn nuôi khoảng 3000 con bò/năm. Trung bình, mỗi con thải khoảng 20-25 kg phân/ngày. Trong nhiều năm qua, lượng phân thải ra là vấn đề bức xúc đặt ra với chính quyền địa phương. Liên minh HTX Việt Nam phối hợp với HTX nông nghiệp Phù Đổng thành lập tổ hợp tác thu gom xử lý chất thải chăn nuôi (phân bò) để nuôi giun. Giun thành phẩm được sử dụng trong mô hình nuôi ba ba, cá quả, lươn, gà, vịt… và bán cho các địa phương. Phân giun được sử dụng để trồng cây cảnh, trồng rau sạch trong và ngoài địa bàn. Hiện nay, mô hình này đang
được hoàn thiện và tuyên truyền nhân rộng với mục tiêu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho các hộ xã viên, đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề(Phạm Tố Oanh, 2012).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 25