1. Kết luận
Thôn Trà Lâm là một thôn nằm ở phía Tây xã Trí Quả. Diện tích đất tự
nhiên là 112,5 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp là 96,5 ha. Toàn thôn có 510 hộ với 2154 nhân khẩu, địa bàn thôn được chia làm 6 xóm.
Làng nghề Đậu Trà Lâm có 387/510 hộ tham gia sản xuất đậu, trong đó có 25 hộ gia đình sản xuất với quy mô lớn (30-50 kg đỗ/ngày), 301 hộ tham gia sản xuất quy mô vừa (10-30 kg đỗ/ngày) và 61 hộ sản xuất với quy mô nhỏ (5-10 kg
đỗ/ngày). Với giá thành 15000 đồng/1 kg đậu. Số hộ gia đình còn lại không tham gia sản xuất đậu.
Tổng lượng RSH là 1978 kg/ngày, trung bình mỗi người rác thải sinh hoạt là 0,918 kg/người/ngày, thu gom được 85%. Thành phần chủ yếu là chất hữu cơ
dễ phân hủy được - 81,16%. Tổng lượng bã đậu phát sinh trong thôn là 19024 kg/ngày.đêm, xỉ than là 788,4 kg/ngày và tổng lượng phân trong chăn nuôi phát sinh là 11502 kg/ngày. Tổng lượng NTSH là 215,4 m3/ngày.đêm. Tổng NTSX phát sinh mỗi ngày là 41,075 m3/ngày.đêm. Lượng nước thải chăn nuôi phát sinh là 36,8064 m3/ngày.đêm.
Nước thải có hàm lượng COD vượt từ 1,26 đến 2,13 lần, BOD5 vượt từ
1,46 đến 3,16 lần, tổng P vượt từ 6,1 đến 19 lần, Coliform vượt từ 2,1 đến 6,7 lần, TSS cao gấp 3,8 lần so với QCVN40:2011/BTNMT Cmax (B). Nước mặt có DO thấp từ 0,02 – 3,4. COD vượt từ 1 - 6,2 lần, BOD5 vượt từ 1,06 – 7,06 lần, , tổng P vượt từ 3,28 – 20,58 lần, Amoni vượt từ 1,02 – 2,54 lần, Coliform vượt 1,126 – 47,24 lần, TSS vượt 2,4 – 28,8 lần. Nước ngầm có hàm lượng Fe vượt quy chuẩn cho phép QCVN 09:2008/BTNMT từ 1,28 đến 1,64 lần và hàm lượng NH4+ vượt từ 6,2 đến 14 lần.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 84
Trong thôn chưa có người chịu trách nhiệm chính về quản lý môi trường, mọi công việc do trưởng thôn Trà Lâm phối hợp với các đoàn thể tiến hành thực hiện. Thôn đã tiến hành phun thuốc khử trùng cống rãnh, đã thành lập tổ VSMT thu gom và vận chuyển RTSH với tần suất 1 lần/ ngày bằng 10 xe chở rác bánh sắt với dung tích 400 lít. RTSH sau thu gom được đổ vào bãi rác Cầu Chỗn, thôn Trà Lâm rộng 30 m2.
Xây dựng thêm các văn bản quy định quan lý, thành lập quỹ BVMT hỗ trợ
người dân. Nạo vét, khơi thông hệ thống cống nước thải thường xuyên, cần quy hoạch lại các đường nước thải tập trung trong thôn về cùng các khu tập trung. Áp dụng mô hình biogas cho xử lý phân chăn nuôi, sử dụng thủy sinh vật như bèo tây tây các ao để xử lý nước thải và tận dụng trong chăn nuôi.
2. Đề nghị
1. Tiến hành mở rộng công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường làng nghề, các chế tài xử phạt vi phạm môi trường.
2. Đầu tư xây dựng bổ sung hệ thống nước sạch phục vụ sinh hoạt, sản xuất của làng nghề.
3. Hỗ trợ, đầu tư xây dựng hệ thống Biogas cho các hộ có sản xuất và chăn nuôi, Khuyến khích sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi, xây dựng hầm Biogas để kết hợp xử lý chất thải chăn nuôi và nhà vệ sinh.
4. Trà Lâm cần có các biện pháp nạo vét, khơi thông hệ thống cống nước thải liên thôn, để tạo môi trường thông thoáng, an toàn vệ sinh, giảm sự tác động của nước thải, chất thải đến môi trường và sức khỏe con người. Khuyến khích, hỗ trợ áp dụng mô hình xử lý nước thải bằng thủy sinh vật như bèo tây tại các hồ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 85