- Trung cấp nghề
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.4.2. Giải pháp marketing thu hút sinh viên cho trường cao đẳng nghề
Công nghệ và Nông lâm Đông Bắc giai đoạn 2015-2020
Đề tài đã mạnh dạn đề ra các giải pháp, trong đó lấy truyền thông cổ động là giải pháp trọng yếu trước mắt và tận dụng tối đa những điểm mạnh về chương trình đào tạo. Về lâu dài, nhà trường cần giữ vững sản phẩm đào tạo của mình bằng việc tăng cường chất lượng đào tạo. Để phát triển và thu hút sinh viên vào học, nhà trường cũng cần phải quan tâm đến các giải pháp khác như: Tiến hành công tác hướng nghiệp cho học sinh, xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về tuyển sinh, đào tạo theo địa chỉ sử dụng và hỗ trợ việc làm cho người học sau khi tốt nghiệp.
4.4.2.1. Giải pháp về truyền thông cổđộng
a. Cơ sở của giải pháp
Theo kết quả khảo sát cho thấy đa số sinh viên, học sinh biết đến thông tin về trường thông qua hai nguồn chính là cuốn Tuyển sinh cao đẳng đại học chiếm 32,3% và thư mời nhập học của trường chiếm khoảng 43,8%.Tuy nhiên thông tin trên cuốn Tuyển sinh cao đẳng đại học rất hạn chế và khó có thể tạo điểm khác biệt nổi bật cho nhà trường. Đồng thời, trong thời gian qua Bộ giáo dục và đào tạo đã cấm các trường cao đẳng, đại học gửi thư mời nhập học dưới mọi hình thức. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm đầu tư các phương tiện
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 75 quảng cáo khác như: Phát triển Website của trường để cung cấp nhiều thông tin hơn cho người học, quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình.
b. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp nhằm thông tin cho học sinh và phụ huynh học sinh biết về trường, các ngành nghề đào tạo và chế độ, chính sách đối với hóc sinh, sinh viên của trường để tăng cường thu hút học sinh sinh viên về trường học tập.
Hiện nay, các nghề của trường chưa được nhiều người biết đến. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà trường cần tăng cường chiến lược về truyền thông cổ đồng nhằm khuếch trương cho các ngành nghề của trường, tạo điều kiện để nhiều người biết đến và thu hút học sinh về trường
c. Nội dung của giải pháp
- Quảng bá hình ảnh của trường, các ngành nghề đào tạo của trường trên website của trường, trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình Lạng Sơn, đài truyền thanh các huyện trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận; đăng các bài viết về trường trên các báo Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Giang…
- Tổ chức các buổi ngoại khóa, đón học sinh và phụ huynh ở các trường trung học cơ sở về trường tham quan để quảng bá và thu hút học sinh về trường.
- Thường xuyên tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ với các đơn vị trên địa bàn tỉnh như sư đoàn 627, trường THPT Hữu Lũng; tổ chức hiến máu tình nguyện; tổ chức các đợt tình nguyện giúp đỡ đồng bào vùng sâu, vùng xa..
- Đưa cán bộ tuyển sinh xuống tiếp cận địa bàn, trực tiếp tư vấn tuyển sinh.
d. Cách thức thực hiện
Nhà trường cần xây dựng hình ảnh của rộng khắp để giúp học sinh và phụ huynh học sinh biết đến các ngành nghề đào tạo và chế độ đãi ngộ đối với học sinh viên.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 76 Do Nhà trường không tổ chức thi mà chỉ xét tuyển dựa trên kết quả học tập của thí sinh nên thời gian nhận xét hồ sơ và nhập học của nhà trường thường rơi vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Vì vậy nhà trường cần tập trung quảng cáo trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 7 hàng năm vì khoảng thời gian này phù hợp với việc chọn trường, chọn ngành và có số lượng người nhận tin nhiều nhất, mang lại kết quả cao nhất.
Nhà trường có thể quảng cáo trên nhiều phương tiện:
-Báo chí: Đăng thông tin về trường và thông tuyển sinh của trường trên báo Lạng Sơn và các tỉnh lân cận như Báo Bắc Giang, Báo Hà Giang, Báo Lào Cai. Đây là phương thức bao quát thị trường, được chấp nhận và sử dụng rộng rãi với mức độ tin cậy cao.
-Truyền hình: Đưa các bản tin giới thiệu về trường và thông tin tuyển sinh của trường kèm theo các hình ảnh quảng bá về trường trên truyền hình tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh lân cận. Phương pháp này kết hợp tốt giữa âm thanh và màu sắc, hình ảnh giúp học sinh và phụ huynh dễ tiếp cận hơn.
-Quảng bá hình ảnh trên website của trường
- Để chuẩn bị cho năm học 2014-2015, ngoài tư vấn tuyển sinh ở các trường THPT, THCS trên địa bàn Lạng Sơn, trường cần đẩy mạnh tuyên truyền ở các trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX), các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang… để tiếp thị hình ảnh. “Các TTGDTX tại các tỉnh, thành có số lượng học sinh khá đông, phần lớn có xu hướng học nghề nhưng ít có cơ hội tiếp cận thông tin về trường nghề. Vì vậy, nhà trường tích cực mở rộng kênh tuyển sinh cho đối tượng này”.
- Tổ chức các buổi giao lưu thể thao, giao lưu văn nghệ vào các ngày lễ lớn như 26/3, 19/5; tổ chức thi nấu ăn, thi nữ sinh thanh lịch vào các dịp 8/3, 20/10…
- Tháng 6, tháng 7 hàng năm đưa cán bộ tuyển sinh xuống địa bàn các xã, huyện để tư vấn tuyển sinh trực tiếp.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 77
Bảng 4.4: Nguồn thông tin mà sinh viên biết về trường trước khi nhập học
STT Nguồn thông tin Tỷ lệ (%)
2015 2017 2020
1. Báo chí, truyền thanh, truyền hình 1,75 10,23 12,60
2. Cuốn tuyển sinh Cao đẳng-Đại học 30,00 20,00 8,00
3. Tờ rơi, hoạt động tuyển sinh của nhà trường tại trường THPT 6,00 23,00 30,00 4. Website của nhà trường 3,25 4,00 6,00 5. Bạn bè, người thân 13,00 25,00 25,00 6. Trụ sở của trường 2,30 2,30 2,30 7. Thư mời nhập học của trường 40,80 7,57 5,04 8. Hoạt động tiếp sức mùa thi 3,00 7,90 11,06 9. Nguồn khác 0,00 0,00 0,00 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 Nguồn: Tác giả dự kiến
Bảng 4.5: Dự kiến kết quả tuyển sinh qua các năm
Đơn vị tính: Người STT Trình độ nghề Kết quả tuyển sinh Tỷ lệ (%) 2015 2017 2020 2017/2015 2020/2017 1. Cao đẳng 800 1200 1900 1,50 1,58 2. Trung cấp 600 900 1450 1,50 1,61 Nguồn: Tác giả dự kiến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 78
4.4.2.2. Giải pháp liên kết đào tạo
a. Cơ sở của giải pháp
Giải pháp liên kết đào tạo nguồn nhân lực với các Trung tâm giáo dục thường xuyên và Trung tâm dạy nghề của các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các huyện thuộc tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên, Hà Giang, Lào Cai căn cứ chủ yếu vào: định hướng phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu ưu tiên của Vùng và địa phương, thế mạnh của các cơ sở đào tạo hiện có.
Việc liên kết với các doanh nghiệp đào tạo nghề theo địa chỉ, ngành nghề phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp đang là hướng đi mang tính chiến lược lâu dài của các trường đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh, góp phần nâng cao tỷ lệ lao động đã qua đào tạo.
Việc liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để đào tạo nghề mang lại hiệu quả cao, không lãng phí trong đào tạo, đồng thời người lao động an tâm khi tham gia học tập. Đây là hướng đi phù hợp trong công tác thu hút học sinh sinh viên đến với trường, giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương. Cùng với giải quyết việc làm cho lao động địa phương, các doanh nghiệp tham gia ký kết sử dụng lao động đã có nhiều hỗ trợ cho các trường nghề.
Với mô hình này, người lao động sau khi học nghề có việc làm ngay, còn doanh nghiệp thì tuyển dụng được lao động có tay nghề. Cách làm này không chỉ nâng cao hiệu quả công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động mà còn là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Đây cũng là phương thức đổi mới hoạt động nhằm nâng cao nhận thức, thu hút lao động nông thôn tham gia học nghề và giải quyết việc làm nhằm thực hiện tốt mục tiêu trong chiến lược đào tạo nghề, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH của đất nước
b. Mục tiêu của giải pháp
- Thu hút học sinh học hết THCS, vừa học bổ túc THPT và học nghề của trường.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 79 phương, gần với người học, tạo điều kiện tốt nhất cho người học vừa có thể tham gia lao động sản xuất, giải quyết công ăn việc làm vừa có thể học tập nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, đáp ứng yêu cầu phát triển của cá nhân, gia đình, đơn vị công tác và các biến đổi của xã hội. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để thu hút học sinh sinh viên tham gia học tập tại trường.
- Có được mô hình và cơ chế đào tạo liên kết giữa trường và doanh nghiệp phù hợp với điều của trường và cơ sở doanh nghiệp.
c. Nội dung của giải pháp
- Liên kết đào tạo với các trung tâm dạy nghề của các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh lân cận
- Liên kết đào tạo với các trung tâm giáo dục thường xuyên của các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh lân cận
- Liên kết với các sở Lao động thương binh xã hội để đào tạo nghề cho lao động nông thôn
- Liên kết với các công ty để đào tạo lao động tại chỗ d. Cách thức thực hiện
Trước hết, liên kết đào tạo phải trở thành hoạt động thường xuyên trong trường, phải có định hướng rõ ràng từ ban lãnh đạo trường và được xây dựng cụ thể thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Sau đó, phải giao nhiệm vụ rõ ràng cho bộ phận tạo nguồn đào tạo.
Tiếp theo, là phải thay đổi trong hoạt động tìm kiếm nguồn đào tạo. Một mặt, phải chủ động xây dựng các chương trình giáo dục, bồi dưỡng mà Nhà trường có khả năng; chủ động chuẩn bị sẵn sàng các nguồn lực để đào tạo; chào hàng các chương trình giáo dục, bồi dưỡng đến các tổ chức sử dụng lao động, các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề các huyện trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các tỉnh lân cận như Trung tâm dạy nghề huyện Hữu Lũng, Trung tâm dạy nghề huyện Lục Ngạn, Trung tâm dạy nghề huyện Lạng Giang, Trung tâm dạy nghề huyện Simacai, Trung tâm dạy nghề huyện Hoàng Su Phì, Công ty Sahabac…
Mặt khác, quan trọng hơn là phải xây dựng được mối quan hệ gắn bó với các tổ chức sử dụng lao động. Trải qua một thời gian đào tạo, Nhà trường
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 80 đã có mối quan hệ nhất định với các tổ chức sử dụng lao động. Tuy nhiên, phải thường xuyên củng cố để mối quan hệ đó trở nên gắn bó mật thiết, quan hệ giữa tổ chức sử dụng lao động và Nhà trường thực sự trở thành quan hệ hợp tác, cùng có lợi trong quá trình phát triển. Đồng thời, phải tiếp cận và hình thành mối quan hệ với các tổ chức mới thành lập, một xu thế biến đổi tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Từ mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với tổ chức sử dụng lao động, Nhà trường cùng tổ chức sử dụng lao động phát hiện ra nhu cầu đào tạo cần thiết cho mỗi tổ chức.
Sau khi thống nhất được nhu cầu cần đào tạo với tổ chức sử dụng lao động, với các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề, bộ phận tạo nguồn đào tạo sẽ chủ động trao đổi, đặt hàng với các Khoa/ Bộ môn xây dựng chương trình, lựa chọn nội dung đào tạo. Để chương trình, nội dung có tính thực tiễn cao, đào tạo được những kiến thức, tay nghề cần thiết cho người lao động thì trong quá trình xây dựng, bộ phận tạo nguồn đào tạo phải thường xuyên trao đổi với tổ chức sử dụng lao động.
Để tổ chức đào tạo có chất lượng và phù hợp với điều kiện vừa làm vừa học của người lao động thì phải bố trí lịch giảng dạy thật sự hợp lý, có tính linh hoạt, đồng thời phải biết tận dụng tối đa điều kiện máy móc thiết bị hiện có của tổ chức sử dụng lao động để người học thực hành, thí nghiệm, giải quyết được khó khăn hiện nay của Nhà trường là thiếu máy móc thiết bị thực hành.
Kết thúc mỗi khoá đào tạo, Nhà trường và tổ chức sử dụng lao động phải từng bước kiểm tra, đánh giá. Đánh giá đúng kết quả đào tạo sẽ tạo niềm tin cho tổ chức sử dụng lao động mở rộng hình thức này đồng thời giúp cho Nhà trường điều chỉnh, cải tiến nội dung, hình thức đào ngày càng hoàn thiện hơn.
Muốn thiết lập được mối quan hệ gắn bó mật thiết với tổ chức sử dụng lao động, bộ phận tạo nguồn đào tạo theo hình thức này phải bố trí đủ số lượng, có khả năng trao đổi với tổ chức sử dụng lao động về nhu cầu đào tạo; phải xây dựng kế hoạch tạo nguồn đào tạo cụ thể với các điều kiện đảm bảo, trong đó quan trọng nhất là đảm bảo về kinh phí, được nhà trường đồng ý, phê duyệt để thực hiện.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 81 đào tạo theo địa chỉ sẽ là một trong những cơ sở tin cậy để Nhà trường phát triển vững chắc, đáp ứng nhu cầu xã hội, thực hiện phương châm học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội.
e. Kết quả dự kiến
Bảng 4.6: Dự kiến kết quả tuyển sinh theo chương trình liên kết đào tạo
Đơn vị tính: Người
STT Tên cơ sở liên kết đào tạo Kết quả tuyển sinh
2015 2017 2020
1. Trung tâm dạy nghề huyện Hữu Lũng 90 120 200
2. Trung tâm dạy nghề huyện Chi Lăng 50 60 80
3. Trung tâm dạy nghề huyện Văn Quan 40 50 70
4. Trung tâm dạy nghề huyện Lộc Bình 60 70 80
5. Trung tâm dạy nghề huyện Tràng Định 60 65 70
6. Trung tâm dạy nghề huyện Tân Yên 40 60
7. Trung tâm dạy nghề huyện Simacai 80 100
8. Trung tâm dạy nghề huyện Đồng Hỷ 30 45 60
9. Trung tâm dạy nghề huyện Đại Từ 50
10. Trung tâm GDTX Cao Lộc 30 50
11. Trung tâm GDTX Lạng Giang 80 95 100
12. Trung tâm GDTX Lục Nam 50 60
13. Trung tâm GDTX Lục Ngạn 50 65
14. Trung tâm GDTX Sơn Động 80
15. Trung tâm GDTX Yên Dũng 50 70
16. Công ty Hoa Đại - Hải Phòng 20 25 30
17. Công ty Xinec - Ninh Bình 20 25 30
18. Công ty Sahabac - Bắc Cạn 20 30
19. Công ty TNHH Tài Anh - Ninh Bình 20 25 30
20. Công ty Hồng Hải - Bắc Giang 50 60 80
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 82
4.4.2.3. Giải pháp tổ chức tư vấn hướng nghiệp và việc làm
a. Cơ sở của giải pháp
Công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm cho học sinh sinh viên là hoạt động cần thiết, không thể thiếu trong quá trình đào tạo của nhà trường. Thông qua các hoạt dộng hướng nghiệp, việc làm, học sinh sinh viên được định